Văn hóa “Suisen” của người Nhật

Văn hóa “Suisen” của người Nhật

Tại Nhật tồn tại khá nhiều tập quán “khác thường” so với các nước khác. Một trong số đó có thể nói đến “văn hóa giới thiệu”. Xin giới thiệu đôi nét về nét văn hóa(1) này với tư cách là một người đã không ít lần được hưởng “ân huệ” từ tập quán này.


Trong tiếng Nhật 推薦(Suisen)có thể hiểu nôm na là “giới thiệu”, “tiến cử”, “đề cử”. Thử tra từ điển online của Yahoo Japan thì có kết quả như sau:

1. すい‐せん【推薦】
[名](スル)1 人をその地位・名誉に適している者として他人にすすめること。推挙。「委員長に―する」「―状」2 よいものとして人にすすめること。「―図書」
Có thể tạm hiểu nôm na là “ Giới thiệu ai đó cho người thứ 3”.
2. すいせん‐にゅうがく【推薦入学】
学校が学生・生徒を募集する際、出身学校の推薦によって入学を許可すること。→推薦入試
Nhà trường tuyển học sinh, sinh viên dựa vào giới thiệu, đề cử của trường mà sinh viên đó đã học.
3. すいせん‐にゅうし【推薦入試】
出身校の学校長などの推薦に基づいて実施される入学試験。基本的にすべての学校を対象とする公募制と、特定の学校に推薦枠を割り当てる指定校制がある。また、学校長などの推薦が不要な自己推薦制や、出身地を限定し ...
Phần này ai quan tâm xin tự dịch nhé.

Tra từ điển Nhật- Anh thì ra kết quả là:

すいせん【推薦】= recommendation

Nếu ai đã học tiếng Anh khi đọc đến đây sẽ suy nhớ đến cụm từ “Recommendation Letter”.

Tra ở Wikipedia có định nghĩa như sau:
推薦(すいせん)とは、ある人物や団体、物などを優れていると認め、他人に薦めること。団体によっては、入会に構成員(会員・党員など)の推薦を義務づけている場合がある。

Giới thiệu, tiến cử người hay tổ chức nào đó cho bên thứ ba. Cũng có trường hợp đây là điều kiện bắt buộc để gia nhập hội đoàn.



Nếu chỉ dừng ở mức độ ngữ nghĩa như trên đây thì không có gì để bàn. Tuy thế tại Nhật 推薦 đã được xã hội chấp nhận là một tập quán. Điển hình của tập quán này là 推薦 trong bầu cử và thi cử.

+Về bầu cử Wikipedia có đề cập như sau:


公職選挙法では、推薦は個人、団体いずれも可能である。個人による推薦は、有権者に限られ、推薦の対象は個人の立候補者に限られる(政党などの公認候補でもよいが、政党への推薦は規定がない)。推薦者は候補者の承諾を得た上で、公示または告示日に届け出ることができる(第八十六条3項、および第八十六条の四の2項)
Tại các cuộc bầu cử dân biểu, cả cá nhân lẫn tập thể đều có thể đề cử(giới thiệu)… (Mục 2 khỏan 4 điều 86..).

Không cần phải đi vào nội dung chi tiết nhưng chúng ta cũng dễ dàng nhận ra một điều rằng 推薦 đã được công nhận bởi luật (bầu cử).

+Về thi cử xin tham khảo tại (推薦入学):

Có thể nói nôm na là tại Nhật Việc giáo viên hay nhà trường giới thiệu cho một hay một nhóm sinh viên nào đó vào học ở trường khác hay cấp cao hơn được công khai chấp nhận. Ngoài ra, việc một vị giáo sư có uy tín nào đó đứng ra bảo lãnh cho một hay một nhóm sinh viên n hập học (sẽ được miễn một phần hay tòan bộ các môn thi ) cũng là chuyện bình thường.

-推薦 trong công việc:
Có thể nói lời giới thiệu trong các giao dịch làm ăn tại Nhật là rất quan trọng. Không có thống kê cụ thể nhưng có thể nói rằng phân nửa các giao dịch làm ăn đều thông qua một sự giới thiệu nào đó. Tất nhiên, trách nhiệm và tiếng nói của người/ tổ chức giới thiệu cũng không phải là nhỏ. Nếu như người hay bên được giới thiệu gây ra vấn đề gì đó thì người giới thiệu cũng sẽ phải cùng gánh trách nhiệm. Không có luật quy định vế vấn đề này nhưng người Nhật sẽ cảm thấy rất có lỗi khi người được giới thiệu không làm tròn trách nhiệm. Ngược lại người được giới thiệu cũng sẽ cảm thấy có lỗi với bên đã giới thiệu cho mình trong trường hợp này.

-Bàn thêm:
Đa số người nước ngòai không hiểu về văn hóa 推薦 của người Nhật nên một là chuốc lấy thất bại. Hai là gây ra nhiều phiền toái cho các bên liên quan.
Xin nêu ra một vài ví dụ người Việt đã “dính “ phải như sau:
+Thất bại trong thi cử:
Rất nhiều người Việt Nam than rằng “em học rất khá! Làm bài cũng tốt. Nhưng thi cao học mấy lần cũng đều không đậu”! Khi hỏi ra thì đa số các trường hợp này đã không biết tạo dựng mối quan hệ hay nói cách khác là làm” thủ tục hành lang”. Nói cụ thể hơn thì tại Nhật trước khi thi cao học đa số sinh viên đã chọn thầy giáo hướng dẫn. Và trước khi thi thì trong nội bộ nhà trường đã biết sinh viên nào sẽ học với giáo sư nào. Việc này cũng đồng nghĩa với chuyện giáo sư đó đã trực tiếp hay gián tiếp 推薦 sinh viên đó với nội bộ nhà trường. Do đó nếu ai nằm ngòai các đối tượng này thì buộc phải bị lọai dù có làm bài tốt như thếb nào đi nữa.
Đáng buồn là nhiều sinh viên Việt Nam đã không hiểu vấn đề này và để tuột mất cơ hội học lên. Và cũng buồn cười hơn nữa là cũng có trường hợp đã hiểu chuyện giới thiệu bảo đảm của giáo sư như việc “đi cửa sau” ở Việt Nam. Xin nhắc lại là văn hóa Suisen của người Nhật khác với tập quán “đi cửa sau” của Việt Nam. Trong khi người Nhật giới thiệu người dựa vào khả năng thực lực của người đó thì ở Việt Nam lại là yếu tố khác quyết định(!).

+Rắc rối trong công việc:
Như đã nói ở trên, trách nhiệm của người giới thiệu và của người được giới thiệu tại Nhật là khá lớn. Do đó khi được giới thiệu một mặt là được “bảo đảm” nhưng mặt khác là bị “ràng buộc”. Do đó người được giới thiệu khi muốn làm gì đó đều phải biết “vuốt mặt thì phải nể mũi”. Tuy thế, khá nhiều người Việt Nam đã phớt lờ chuyện này và gây ra không ít rắc rối. Bản thân người Viết cũng không ít lần bị dính rắc rối vì đã mềm lòng trước các câu năn nỉ của vài người bị mất việc mà giới thiệu vào chỗ nào đó. Và cũng sau những rắc rối như thế này thì những người giới thiệu đã rút ra kinh nghiệm và tất nhiên cơ hội “được giới thiệu dễ dàng” đã không còn nhiều cho người Việt Nam.

+Nguời viết cũng đã nhận được khá nhiều ân huệ thừ Suisen:
Không phải nói thì ngay cái ngày làm thủ tục xin học bổng sang Nhật cũng đã bị yêu cầu đến mấy cái 推薦状. Sau này khi học lên cũng nhờ một lời bảo đảm từ thầy mà không phải thi nhập học. Rồi khi ra trường đi xin việc lại phải 推薦状. Và ngay ngày hôm qua cũng lại đi gặp nói chuyện về công việc thông qua một lời giới thiệu.

Ghi chú:
1. Mặc dù 推薦có thể dịch là”giới thiệu” “tiến cử”. Tuy thế có lẽ để “Suisen” sẽ biểu hiện được nghĩa nhiều hơn nên người viết đã giữ lại Suisen. Và đề mục “văn hóa suisen” cũng do người viết tự đặt.

2. Để tránh việc copy sử dụng lại bài tràn lan có một số chi tiết đã bị cố tình diễn dãi “hơi khó hiểu” hay” chưa đủ ý” . Một số phần bị lẫn lộn giữa tiếng Nhật và tiếng Việt.

(ttnb.net- kamikaze)
 
Bình luận (1)

Qualhasif

New Member
Từ ”推薦“ là mượn từ Trung Quốc cả nghĩa lẫn âm đọc, âm Hán Việt của nó là "thôi tiến". Từ điển Hán ngữ của Trung Quốc giải thích ”推薦“ có nghĩa là giới thiệu người hoặc sự vật tốt hi vọng được bổ nhiệm hoặc tiếp nhận. Theo đó thì có thể dịch là giới thiệu, tiến cử, đề cử.
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐỜI SỐNG TẠI NHẬT 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top