Việt Nam - triển vọng đầu tư thứ 4 của DN Nhật

Việt Nam - triển vọng đầu tư thứ 4 của DN Nhật

Kết quả điều tra của Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) về triển vọng đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản cho thấy, Việt Nam đứng thứ 4 trong số các nước được đánh giá cao nhất với 27% doanh nghiệp được hỏi chọn Việt Nam. Đứng đầu bảng xếp hạng này là Trung Quốc, tiếp đến là Ấn Độ và Thái Lan.

Nếu xếp hạng theo đánh giá triển vọng đầu tư đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong trung hạn thì Việt Nam xếp thứ 2 chỉ sau Trung Quốc; vị trí này đã tăng một bậc so với năm 2004 và đã vượt qua Thái Lan. Xét về triển vọng đầu tư dài hạn, các doanh nghiệp Nhật Bản cũng đánh giá cao Việt Nam với vị trí thứ 3, tăng 1 bậc so với năm 2004.

Lý do để các doanh nghiệp Nhật Bản chọn Việt Nam là một trong những điểm đầu tư là: nhân công rẻ, phân tán rủi ro và nguồn lực chất lượng cao. Trong đó, yếu tố phân tán rủi ro được nhắc đến như là lý do quan trọng thứ 4 trong các điều tra trước đây nay đã được nâng lên vị trí thứ 2. Theo các chuyên gia, điều này có thể là do có nhiều công ty quan tâm đến Việt Nam do muốn tìm kiếm cơ hội phân tán rủi ro (tránh tình trạng tập trung đầu tư quá cao vào Trung Quốc) theo mô hình Trung Quốc + 1.

Qua điều tra, các chuyên gia cũng chỉ rõ, năm nay, các công ty thuộc ngành nghề đầu tư sang Việt Nam nhiều nhất là các nhà đầu tư sản xuất linh kiện cung cấp cho các công ty sản xuất lớn về ôtô, xe máy, thiết bị văn phòng. Bên cạnh đó, các công ty Nhật Bản cũng rất kỳ vọng vào thị trường tiêu dùng trong nước khi tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức cao trong các năm qua.

Các công ty cũng chỉ ra rằng, những hạn chế lớn nhất trong việc đầu tư tại Việt Nam là cơ sở hạ tầng kém phát triển. Tình trạng thiếu điện được nhiều công ty lo ngại sẽ tiếp tục diễn ra trong năm tới, hệ thống khu công nghiệp, lưu thông hàng hoá như đường, bến cảng, sân bay còn yếu kém.

Để tiếp tục tăng sức cạnh tranh thu hút đầu tư, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực để thực hiện sáng kiến chung Việt - Nhật. Trong kế hoạch hành động của sáng kiến chung có 44 mục gồm 125 chi tiết thì 85% các mục đã được hoàn thành xong hoặc đang tiến triển theo kế hoạch. Sáng kiến chung Việt Nhật đã gần đạt được mục tiêu và có thể sẽ hoàn thành vào cuối năm 2005. Từ năm sau, một kế hoạch Nhật - Việt tiếp theo để hoàn thiện môi trường đầu tư sẽ được khởi động.

(Theo VNN)
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top