Du nhập từ Ấn Độ, hóa thân ở Trung Hoa, thâm nhập vào Nhật Bản, Zen đã có một ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống tinh thần ở miền cực đông, đặc biệt là ở Nhật Bản.
Trước khi được dẫn nhập vào thế giới nghệ thuật Zen, cần phải lý hội thế nào là đời sống theo quan niệm Nho, Lão và Thiền tức Zen.
Quan niệm này cho rằng con người là một phần tử của vũ trụ. Tri thức của nhân loại không phải lệ thuộc vào một thế giới cao xa nào, mà là một phần trong cái toàn thể phối hợp và quân bình của thế giới thiên nhiên, mà những nguyên lý được Dịch Kinh phát hiện trước tiên. Trời đất cũng vậy, theo Đạo giáo, là một phần của cái toàn thể đó và thiên nhiên là MẸ của chúng ta (vạn vật chi mẫu), vì Đạo, lẽ vận hành của thiên nhiên, được biểu hiệu sơ khởi bằng nguyên lý âm dương, với một quân bình sống động đã duy trì trật tự của vũ trụ.
Theo nguyên lý làm nền tảng cho văn hóa cực đông này, những sự vật đối lập đều có một tương quan đối xứng và hòa hợp chứ không phải hoàn toàn tương khắc. Nền văn hóa đó không có quan niệm về sự khác biệt giữa tinh thần và vật chất, sự việc và vật loại, thiện và ác, nghệ sĩ và hoàn cảnh v.v...
Trong một vũ trụ mà nguyên lý căn bản là lẽ tương đối, chứ không phải là lẽ tranh chấp thì đời sống không có cứu cánh (finality), bởi lẽ không có chiến để thắng, không có đích để đạt. Bởi vì tất cả mọi cứu cánh như danh từ đã chỉ thị là một cực đoan, một đối điểm, chỉ hiện hữu với một cứu cánh, đối lập tương quan. Một vũ trụ vô cùng, không cứu cánh, thung dung, xoay vần tự nhiên theo chiết tự Trung Hoa "dịch" vừa có nghĩa chuyển biến (dịch), vừa có nghĩa dễ dàng (dị) Đó là nguyên tắc căn bản của Zen và cũng của bất cứ ngành nghệ thuật cực đông nào . Một đời sống theo đuổi một cứu cánh là một đời sống hư vô từ nội tại, đó là một sự theo đuổi không ngừng và không bao giờ thành đạt. Trái lại, cuộc sống không có cứu cánh thì không theo đuổi cái gì cả, không thiếu thốn gì, bởi sống không mục đích, thung dung tự tại, nên tất cả cảm quan đều chẳng bận bịu, dễ dàng cảm ứng với vũ trụ bên ngoài .
Ý nghĩa của Zen là nghệ thuật sống một đời sống tự nhiên không ràng buộc. Ngược dòng lịch sử Trung Hoa, sau vụ ngược đãi Phật Giáo năm 845, ảnh hưởng Thiền rất lớn đối với văn hóa xứ này, nhất là dưới triều Tống, các thiền viện được xem như là những trung tâm văn hóa nổi danh. Các sinh đồ (Khổng Giáo, Lão Giáo) thường đến học hỏi ở các thiền viện và các thiền sư cũng gia tâm nghiên cứu các kinh sách cổ điển Trung Hoa . Sự kiện này tạo nên một tình trạng đặc biệt là sự giao liên giữa các sinh hoạt tư tưởng, văn học, thi ca và nghệ thuật. Trong thời kỳ đó, hai nhà thiền sư Vinh Tây và Đạo Nguyên trở về đất Nhật, tiếp theo là những đoàn cao tăng Nhật, du nhập vào xứ sở này ngành Thiền Học và cả kho tàng phong phú của văn hóa Trung Quốc. Không những họ chuyên chở các kinh điển mà còn có: trà Tàu, lụa, đồ sành, hương, tranh vẽ, dược phẩm, nhạc khí và luôn cả những tinh hoa của lục địa, nghệ sĩ và những nhà tiểu công nghệ.
Ngành Thiền Học phát triển từ đó và người Nhật gọi là Zen. Đất Nhật chính là nơi nghệ thuật Zen được xiển dương đến cao độ và thể nhập vào văn hóa xứ nầy nên có thể nói Zen là văn hóa Nhật và văn hóa Nhật là Zen.
Điều đáng chú ý khi nói đến nghệ Zen là phải nghĩ đến tính chất tự nhiên, nó là cái xương sống của nghệ thuật nàỵ
Trước khi được dẫn nhập vào thế giới nghệ thuật Zen, cần phải lý hội thế nào là đời sống theo quan niệm Nho, Lão và Thiền tức Zen.
Quan niệm này cho rằng con người là một phần tử của vũ trụ. Tri thức của nhân loại không phải lệ thuộc vào một thế giới cao xa nào, mà là một phần trong cái toàn thể phối hợp và quân bình của thế giới thiên nhiên, mà những nguyên lý được Dịch Kinh phát hiện trước tiên. Trời đất cũng vậy, theo Đạo giáo, là một phần của cái toàn thể đó và thiên nhiên là MẸ của chúng ta (vạn vật chi mẫu), vì Đạo, lẽ vận hành của thiên nhiên, được biểu hiệu sơ khởi bằng nguyên lý âm dương, với một quân bình sống động đã duy trì trật tự của vũ trụ.
Theo nguyên lý làm nền tảng cho văn hóa cực đông này, những sự vật đối lập đều có một tương quan đối xứng và hòa hợp chứ không phải hoàn toàn tương khắc. Nền văn hóa đó không có quan niệm về sự khác biệt giữa tinh thần và vật chất, sự việc và vật loại, thiện và ác, nghệ sĩ và hoàn cảnh v.v...
Trong một vũ trụ mà nguyên lý căn bản là lẽ tương đối, chứ không phải là lẽ tranh chấp thì đời sống không có cứu cánh (finality), bởi lẽ không có chiến để thắng, không có đích để đạt. Bởi vì tất cả mọi cứu cánh như danh từ đã chỉ thị là một cực đoan, một đối điểm, chỉ hiện hữu với một cứu cánh, đối lập tương quan. Một vũ trụ vô cùng, không cứu cánh, thung dung, xoay vần tự nhiên theo chiết tự Trung Hoa "dịch" vừa có nghĩa chuyển biến (dịch), vừa có nghĩa dễ dàng (dị) Đó là nguyên tắc căn bản của Zen và cũng của bất cứ ngành nghệ thuật cực đông nào . Một đời sống theo đuổi một cứu cánh là một đời sống hư vô từ nội tại, đó là một sự theo đuổi không ngừng và không bao giờ thành đạt. Trái lại, cuộc sống không có cứu cánh thì không theo đuổi cái gì cả, không thiếu thốn gì, bởi sống không mục đích, thung dung tự tại, nên tất cả cảm quan đều chẳng bận bịu, dễ dàng cảm ứng với vũ trụ bên ngoài .
Ý nghĩa của Zen là nghệ thuật sống một đời sống tự nhiên không ràng buộc. Ngược dòng lịch sử Trung Hoa, sau vụ ngược đãi Phật Giáo năm 845, ảnh hưởng Thiền rất lớn đối với văn hóa xứ này, nhất là dưới triều Tống, các thiền viện được xem như là những trung tâm văn hóa nổi danh. Các sinh đồ (Khổng Giáo, Lão Giáo) thường đến học hỏi ở các thiền viện và các thiền sư cũng gia tâm nghiên cứu các kinh sách cổ điển Trung Hoa . Sự kiện này tạo nên một tình trạng đặc biệt là sự giao liên giữa các sinh hoạt tư tưởng, văn học, thi ca và nghệ thuật. Trong thời kỳ đó, hai nhà thiền sư Vinh Tây và Đạo Nguyên trở về đất Nhật, tiếp theo là những đoàn cao tăng Nhật, du nhập vào xứ sở này ngành Thiền Học và cả kho tàng phong phú của văn hóa Trung Quốc. Không những họ chuyên chở các kinh điển mà còn có: trà Tàu, lụa, đồ sành, hương, tranh vẽ, dược phẩm, nhạc khí và luôn cả những tinh hoa của lục địa, nghệ sĩ và những nhà tiểu công nghệ.
Ngành Thiền Học phát triển từ đó và người Nhật gọi là Zen. Đất Nhật chính là nơi nghệ thuật Zen được xiển dương đến cao độ và thể nhập vào văn hóa xứ nầy nên có thể nói Zen là văn hóa Nhật và văn hóa Nhật là Zen.
Điều đáng chú ý khi nói đến nghệ Zen là phải nghĩ đến tính chất tự nhiên, nó là cái xương sống của nghệ thuật nàỵ
Có thể bạn sẽ thích