-nbca-
dreamin' of ..
Nhu cầu cấp thiết nhất là đầu tư hiện đại hóa ngành đường sắt, mở rộng từ khổ 1 m lên thành khổ 1435 mm, phục vụ cả vận tải khách và hàng hóa.
Liên quan đến thông tin về tái khởi động dự án đường sắt cao tốc Hà Nội-TP.HCM (ĐSCT Bắc-Nam) mà cụ thể là nghiên cứu báo cáo khả thi hai đoạn tuyến Hà Nội-Vinh và TP.HCM-Nha Trang, nhiều ý kiến cho rằng thời điểm này chưa nên nghiên cứu nhưng ngược lại cũng có ý kiến đồng ý với việc nghiên cứu để làm rõ tính hiệu quả, nhu cầu cũng như nguồn vốn của dự án trên.
Không phải lúc này
Ngày 30-8, trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, chuyên gia kinh tế cao cấp Lê Đăng Doanh cho rằng đây là vấn đề công luận rất quan tâm. Do đó, việc nghiên cứu dự án là một chuyện khác nhưng nếu muốn làm thì sẽ phải trình Quốc hội cho ý kiến. “Nếu Quốc hội thấy đề án tốt hơn thì chúng ta làm. Tuy nhiên, đây là một vấn đề lớn nên phải bàn một cách cụ thể và kỹ lưỡng” - TS Lê Đăng Doanh nhấn mạnh.
Ở góc độ là người hoạt động trong ngành đường sắt, ông Vương Đình Khánh, nguyên Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty (TCT) Đường sắt VN, cho rằng ĐSCT là cần thiết nhưng không phải là lúc này. Khi nào chúng ta có điều kiện kinh tế hãy nghiên cứu làm. “Còn bây giờ, nhu cầu cấp thiết nhất là tập trung nghiên cứu, đầu tư hiện đại hóa ngành đường sắt, mở rộng khổ từ khổ 1 m lên thành khổ 1435 mm, phục vụ cả vận tải khách và hàng hóa. Đồng thời, thiết lập hệ thống hành lang an toàn, ngăn chặn tai nạn giao thông đường sắt. Thời gian qua xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông đường sắt nghiêm trọng khiến tôi rất lo lắng” - ông Khánh nói.
Thủ tướng đã đồng ý về nguyên tắc việc tiếp nhận vốn ODA không hoàn lại của chính phủ Nhật Bản để lập báo cáo nghiên cứu khả thi đoạn Hà Nội-Vinh, TP.HCM-Nha Trang thuộc dự án ĐSCT Hà Nội-TP.HCM.
Ông Khánh cho biết trước đây Hàn Quốc cũng đã từng tài trợ nghiên cứu, lập báo cáo về dự án đầu tư ĐSCT đoạn Hà Nội-Vinh và TP.HCM-Nha Trang. Do đó, việc Nhật có phối hợp lập dự án ĐSCT cũng là chuyện bình thường. Còn có xây, có triển khai hay không thì vẫn phải đưa ra Quốc hội quyết.
Chính phủ sẽ tiếp tục trình
Trước đó, ngày 2-7, tại cuộc họp báo thường kỳ tháng 6, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho rằng dự án ĐSCT là dự án lớn, cần được xem xét kỹ càng. Do đó việc thông tin rằng Quốc hội bác dự án của Chính phủ hoặc Quốc hội không thông qua dự án là chưa chính xác. Vấn đề này còn được bàn bạc, thảo luận tại kỳ họp Quốc hội sau. Tiếp đó, tại kỳ họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (20-7), Bộ trưởng Phúc cũng nhấn mạnh Quốc hội không bác bỏ dự án mà chỉ là chưa thông qua để nghiên cứu kỹ vấn đề nguồn vốn. “Chính phủ sẽ tiếp tục hoàn chỉnh để trình vào thời gian thích hợp” - ông Phúc nói.
Gần đây nhất, ngày 26-8, trả lời TTXVN, ông Nguyễn Hữu Bằng, Tổng Giám đốc TCT Đường sắt VN, cho biết nhằm thực hiện mục tiêu “đổi mới, an toàn và phát triển bền vững”, từ nay đến cuối năm, TCT tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm của ngành. Theo đó, TCT chủ động phối hợp với đối tác Nhật Bản để lập dự án đầu tư xây dựng hai đoạn tuyến Hà Nội-Vinh, TP.HCM-Nha Trang thuộc dự án ĐSCT Hà Nội-TP.HCM và dự án Đường sắt Ngọc Hồi-Nội Bài. Theo kế hoạch của Nhật Bản, các dự án này sẽ bắt đầu được nghiên cứu khả thi vào tháng 11-2010 và kết thúc vào quý I-2012.
Thủ tướng đồng ý về nguyên tắc
Ngày 23-7, Văn phòng Chính phủ đã có công văn truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ gửi các bộ Giao thông Vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, TCT Đường sắt VN về lập dự án đầu tư một số đoạn tuyến ĐSCT. Văn bản ghi rõ xét đề nghị của TCT Đường sắt VN và ý kiến của các cơ quan có liên quan về việc lập dự án đầu tư xây dựng công trình (báo cáo nghiên cứu khả thi) một số đoạn tuyến ĐSCT, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có ý kiến như sau:
- Để tiếp tục nghiên cứu sâu sắc và toàn diện hơn dự án ĐSCT Hà Nội-TP.HCM báo cáo Quốc hội, đồng ý về nguyên tắc việc tiếp nhận kỹ thuật (vốn ODA không hoàn lại) của Chính phủ Nhật Bản để lập dự án đầu tư xây dựng công trình đoạn Hà Nội-Vinh, TP.HCM-Nha Trang thuộc dự án ĐSCT Hà Nội-TP.HCM và dự án nâng cấp tuyến đường sắt Hà Nội-Nội Bài.
- Bộ Giao thông Vận tải trên cơ sở những ý kiến góp ý của Quốc hội, tổng hợp đưa vào nội dung nghiên cứu, đánh giá. Các bộ Giao thông Vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính và TCT Đường sắt VN làm việc với JICA để đàm phán, thống nhất nội dung, tiến độ và cách thức tiến hành lập các dự án đầu tư xây dựng công trình nêu trên theo quy định.
(Trích Công văn số 5143/VPCP- KTN ngày 23-7-2010 của Văn phòng Chính phủ)
(Theo phapluattp.vn)
Liên quan đến thông tin về tái khởi động dự án đường sắt cao tốc Hà Nội-TP.HCM (ĐSCT Bắc-Nam) mà cụ thể là nghiên cứu báo cáo khả thi hai đoạn tuyến Hà Nội-Vinh và TP.HCM-Nha Trang, nhiều ý kiến cho rằng thời điểm này chưa nên nghiên cứu nhưng ngược lại cũng có ý kiến đồng ý với việc nghiên cứu để làm rõ tính hiệu quả, nhu cầu cũng như nguồn vốn của dự án trên.
Không phải lúc này
Ngày 30-8, trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, chuyên gia kinh tế cao cấp Lê Đăng Doanh cho rằng đây là vấn đề công luận rất quan tâm. Do đó, việc nghiên cứu dự án là một chuyện khác nhưng nếu muốn làm thì sẽ phải trình Quốc hội cho ý kiến. “Nếu Quốc hội thấy đề án tốt hơn thì chúng ta làm. Tuy nhiên, đây là một vấn đề lớn nên phải bàn một cách cụ thể và kỹ lưỡng” - TS Lê Đăng Doanh nhấn mạnh.
Ở góc độ là người hoạt động trong ngành đường sắt, ông Vương Đình Khánh, nguyên Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty (TCT) Đường sắt VN, cho rằng ĐSCT là cần thiết nhưng không phải là lúc này. Khi nào chúng ta có điều kiện kinh tế hãy nghiên cứu làm. “Còn bây giờ, nhu cầu cấp thiết nhất là tập trung nghiên cứu, đầu tư hiện đại hóa ngành đường sắt, mở rộng khổ từ khổ 1 m lên thành khổ 1435 mm, phục vụ cả vận tải khách và hàng hóa. Đồng thời, thiết lập hệ thống hành lang an toàn, ngăn chặn tai nạn giao thông đường sắt. Thời gian qua xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông đường sắt nghiêm trọng khiến tôi rất lo lắng” - ông Khánh nói.

Thủ tướng đã đồng ý về nguyên tắc việc tiếp nhận vốn ODA không hoàn lại của chính phủ Nhật Bản để lập báo cáo nghiên cứu khả thi đoạn Hà Nội-Vinh, TP.HCM-Nha Trang thuộc dự án ĐSCT Hà Nội-TP.HCM.
Ông Khánh cho biết trước đây Hàn Quốc cũng đã từng tài trợ nghiên cứu, lập báo cáo về dự án đầu tư ĐSCT đoạn Hà Nội-Vinh và TP.HCM-Nha Trang. Do đó, việc Nhật có phối hợp lập dự án ĐSCT cũng là chuyện bình thường. Còn có xây, có triển khai hay không thì vẫn phải đưa ra Quốc hội quyết.
Chính phủ sẽ tiếp tục trình
Trước đó, ngày 2-7, tại cuộc họp báo thường kỳ tháng 6, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho rằng dự án ĐSCT là dự án lớn, cần được xem xét kỹ càng. Do đó việc thông tin rằng Quốc hội bác dự án của Chính phủ hoặc Quốc hội không thông qua dự án là chưa chính xác. Vấn đề này còn được bàn bạc, thảo luận tại kỳ họp Quốc hội sau. Tiếp đó, tại kỳ họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (20-7), Bộ trưởng Phúc cũng nhấn mạnh Quốc hội không bác bỏ dự án mà chỉ là chưa thông qua để nghiên cứu kỹ vấn đề nguồn vốn. “Chính phủ sẽ tiếp tục hoàn chỉnh để trình vào thời gian thích hợp” - ông Phúc nói.
Gần đây nhất, ngày 26-8, trả lời TTXVN, ông Nguyễn Hữu Bằng, Tổng Giám đốc TCT Đường sắt VN, cho biết nhằm thực hiện mục tiêu “đổi mới, an toàn và phát triển bền vững”, từ nay đến cuối năm, TCT tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm của ngành. Theo đó, TCT chủ động phối hợp với đối tác Nhật Bản để lập dự án đầu tư xây dựng hai đoạn tuyến Hà Nội-Vinh, TP.HCM-Nha Trang thuộc dự án ĐSCT Hà Nội-TP.HCM và dự án Đường sắt Ngọc Hồi-Nội Bài. Theo kế hoạch của Nhật Bản, các dự án này sẽ bắt đầu được nghiên cứu khả thi vào tháng 11-2010 và kết thúc vào quý I-2012.
Thủ tướng đồng ý về nguyên tắc
Ngày 23-7, Văn phòng Chính phủ đã có công văn truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ gửi các bộ Giao thông Vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, TCT Đường sắt VN về lập dự án đầu tư một số đoạn tuyến ĐSCT. Văn bản ghi rõ xét đề nghị của TCT Đường sắt VN và ý kiến của các cơ quan có liên quan về việc lập dự án đầu tư xây dựng công trình (báo cáo nghiên cứu khả thi) một số đoạn tuyến ĐSCT, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có ý kiến như sau:
- Để tiếp tục nghiên cứu sâu sắc và toàn diện hơn dự án ĐSCT Hà Nội-TP.HCM báo cáo Quốc hội, đồng ý về nguyên tắc việc tiếp nhận kỹ thuật (vốn ODA không hoàn lại) của Chính phủ Nhật Bản để lập dự án đầu tư xây dựng công trình đoạn Hà Nội-Vinh, TP.HCM-Nha Trang thuộc dự án ĐSCT Hà Nội-TP.HCM và dự án nâng cấp tuyến đường sắt Hà Nội-Nội Bài.

- Bộ Giao thông Vận tải trên cơ sở những ý kiến góp ý của Quốc hội, tổng hợp đưa vào nội dung nghiên cứu, đánh giá. Các bộ Giao thông Vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính và TCT Đường sắt VN làm việc với JICA để đàm phán, thống nhất nội dung, tiến độ và cách thức tiến hành lập các dự án đầu tư xây dựng công trình nêu trên theo quy định.
(Trích Công văn số 5143/VPCP- KTN ngày 23-7-2010 của Văn phòng Chính phủ)
(Theo phapluattp.vn)
Bài viết liên quan
Được quan tâm
Bài viết mới