VietNamNet) - Có lẽ ít ai đến Hội An mà không ghé qua một cây cầu rất nổi tiếng mang tên cầu Nhật Bản. Đó là chứng tích gợi nhớ đến sự hiện diện của những thương gia Nhật Bản tại Hội An từ cách đây hơn 300 năm.
Cùng với các thương gia Trung Quốc, họ là những người nước ngoài đầu tiên có mặt tại đô thị cổ ấy của Việt Nam để làm ăn, buôn bán, và dựng nên cả một khu phố của người Nhật tại nơi này. Nó cũng là bằng chứng cho thấy rằng người Nhật đã tham gia vào quá trình hội nhập khu vực từ rất sớm. Và từ cái thời mà trên thế giới chưa ai nhắc tới từ "toàn cầu hoá", hay "hội nhập", giữa Việt Nam và Nhật Bản đã có sự "hội nhập".
Nhưng trải qua quá trình lịch sử hơn 300 năm, mối quan hệ ấy đã gặp không ít thăng trầm. Thậm chí, đã có những lúc, hai nước ở hai bên chiến tuyến. Sau Thế chiến II, với sự giúp đỡ của Mỹ, Nhật đã bắt đầu công cuộc vực dậy nền kinh tế trong khi Việt Nam còn đang tiến hành cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp giành độc lập.
Bước sang thập kỷ 60, 70 của thế kỷ 20, trong lúc thế giới chứng kiến sự phát triển thần kỳ của Nhật Bản, Việt Nam vẫn trường kỳ với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và sau đó là một thời kỳ khó khăn hàn gắn vết thương chiến tranh. Nửa sau thập niên 80, khi Nhật bước vào giai đoạn phát triển của nền kinh tế bong bóng, thì Việt Nam bắt đầu thực hiện chính sách mở cửa.
Hiện, Nhật Bản đã trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, còn Việt Nam là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực. Quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản đã và đang phát triển nhanh chóng trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dục, y tế... đồng thời đã bước sang giai đoạn chuyển đổi về chất.
Năm 2002, lãnh đạo cấp cao hai nước thống nhất xây dựng quan hệ Việt Nam-Nhật Bản theo phương châm "đối tác tin cậy, ổn định lâu dài". Trong chuyến thăm Việt Nam 7/2004 của Ngoại trưởng Nhật Bản, hai bên đã ký Tuyên bố chung "Vươn tới tầm cao mới của đối tác bền vững".
Điểm nổi bật trong mối quan hệ song phương ấy chính là viện trợ ODA. Liên tục nhiều năm liền, Nhật đứng đầu danh sách các nhà tài trợ ODA cho Việt Nam. Tại Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG) mới đây, một lần nữa, Nhật lại khẳng định vị trí đứng đầu của mình với cam kết tài trợ ODA trong năm 2006 trị giá 835,6 triệu USD. Nhờ nguồn vốn ODA này, nhiều công trình trọng điểm góp phần phát triển kinh tế xã hội của VN đã và đang được tiến hành, tiêu biểu như dự án Quốc lộ 1A, Nhà máy điện Phú Mỹ 2-1, Đại lộ Đông - Tây (Tp HCM), cầu Bãi Cháy, cầu Thanh Trì, đường hầm xuyên đèo Hải Vân...
Bước sang năm 2006, một năm được đánh giá là năm tăng tốc của Việt Nam trong quá trình hội nhập khu vực và hội nhập quốc tế, chúng ta hy vọng, quy mô quan hệ kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản sẽ được mở rộng hơn nữa, để Nhật có thể trở thành một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam.
Nhằm giúp độc giả có hình dung rõ nét hơn về mối quan hệ này cũng như những chiều hướng hợp tác giữa hai bên, VietNamNet tổ chức buổi bàn tròn trực tuyến với Ngài Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Norio Hattori, người đã ở Việt Nam nhiều năm và cũng rất am hiểu môi trường kinh tế, thương mại của Việt Nam. Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn, Tổng biên tập VietNamNet dẫn chương trình.
Cuộc bàn tròn với Ngài Đại sứ Nhật Bản tại VN Norio Hattori đã kết thúc tốt đẹp. VietNamNet sẽ đưa toàn bộ nội dung lên trong vài giờ nữa.
Cùng với các thương gia Trung Quốc, họ là những người nước ngoài đầu tiên có mặt tại đô thị cổ ấy của Việt Nam để làm ăn, buôn bán, và dựng nên cả một khu phố của người Nhật tại nơi này. Nó cũng là bằng chứng cho thấy rằng người Nhật đã tham gia vào quá trình hội nhập khu vực từ rất sớm. Và từ cái thời mà trên thế giới chưa ai nhắc tới từ "toàn cầu hoá", hay "hội nhập", giữa Việt Nam và Nhật Bản đã có sự "hội nhập".
Nhưng trải qua quá trình lịch sử hơn 300 năm, mối quan hệ ấy đã gặp không ít thăng trầm. Thậm chí, đã có những lúc, hai nước ở hai bên chiến tuyến. Sau Thế chiến II, với sự giúp đỡ của Mỹ, Nhật đã bắt đầu công cuộc vực dậy nền kinh tế trong khi Việt Nam còn đang tiến hành cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp giành độc lập.
Bước sang thập kỷ 60, 70 của thế kỷ 20, trong lúc thế giới chứng kiến sự phát triển thần kỳ của Nhật Bản, Việt Nam vẫn trường kỳ với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và sau đó là một thời kỳ khó khăn hàn gắn vết thương chiến tranh. Nửa sau thập niên 80, khi Nhật bước vào giai đoạn phát triển của nền kinh tế bong bóng, thì Việt Nam bắt đầu thực hiện chính sách mở cửa.
Hiện, Nhật Bản đã trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, còn Việt Nam là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực. Quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản đã và đang phát triển nhanh chóng trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dục, y tế... đồng thời đã bước sang giai đoạn chuyển đổi về chất.
Năm 2002, lãnh đạo cấp cao hai nước thống nhất xây dựng quan hệ Việt Nam-Nhật Bản theo phương châm "đối tác tin cậy, ổn định lâu dài". Trong chuyến thăm Việt Nam 7/2004 của Ngoại trưởng Nhật Bản, hai bên đã ký Tuyên bố chung "Vươn tới tầm cao mới của đối tác bền vững".
Điểm nổi bật trong mối quan hệ song phương ấy chính là viện trợ ODA. Liên tục nhiều năm liền, Nhật đứng đầu danh sách các nhà tài trợ ODA cho Việt Nam. Tại Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG) mới đây, một lần nữa, Nhật lại khẳng định vị trí đứng đầu của mình với cam kết tài trợ ODA trong năm 2006 trị giá 835,6 triệu USD. Nhờ nguồn vốn ODA này, nhiều công trình trọng điểm góp phần phát triển kinh tế xã hội của VN đã và đang được tiến hành, tiêu biểu như dự án Quốc lộ 1A, Nhà máy điện Phú Mỹ 2-1, Đại lộ Đông - Tây (Tp HCM), cầu Bãi Cháy, cầu Thanh Trì, đường hầm xuyên đèo Hải Vân...
Bước sang năm 2006, một năm được đánh giá là năm tăng tốc của Việt Nam trong quá trình hội nhập khu vực và hội nhập quốc tế, chúng ta hy vọng, quy mô quan hệ kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản sẽ được mở rộng hơn nữa, để Nhật có thể trở thành một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam.
Nhằm giúp độc giả có hình dung rõ nét hơn về mối quan hệ này cũng như những chiều hướng hợp tác giữa hai bên, VietNamNet tổ chức buổi bàn tròn trực tuyến với Ngài Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Norio Hattori, người đã ở Việt Nam nhiều năm và cũng rất am hiểu môi trường kinh tế, thương mại của Việt Nam. Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn, Tổng biên tập VietNamNet dẫn chương trình.
Cuộc bàn tròn với Ngài Đại sứ Nhật Bản tại VN Norio Hattori đã kết thúc tốt đẹp. VietNamNet sẽ đưa toàn bộ nội dung lên trong vài giờ nữa.
Có thể bạn sẽ thích