Tất cả những người lên ngôi Nhật Hoàng đều phải làm lễ tại một điện thờ bằng gỗ, tắm gội trong ánh sáng của những ngọn đèn để giao tiếp với Thái dương thần nữ Ameterasu. Từ trước tới nay, chỉ có nam giới lên ngôi hoàng đế. Giờ đây, sau nhiều thế kỷ, người dân nước này đang nghĩ tới việc có một hoàng đế là phụ nữ.
Trong suốt 1.300 năm nay, Nhật Hoàng hầu như toàn là nam giới, chỉ có 8 vị là phụ nữ. Gần đây nhất là Gosakuramachi, vào thế kỷ 18. Năm 1947, Hoàng gia Nhật đã thông qua một điều luật quy định chỉ nam giới mới được lên ngai vàng. Quy định này bị một số nhà lập pháp phản đối - họ mong muốn có những biến chuyển mạnh mẽ trong xã hội Nhật Bản.
Tuy nhiên, dù giờ đây không mấy ai phản đối, vẫn chưa có người phụ nữ nào thay đổi truyền thống ở đất nước mặt trời mọc.
Theo các chuyên gia, việc người Nhật ủng hộ một nữ vương không phải là do ý thức bình đẳng giới tính của người Nhật đã lên cao mà là vì có quá ít ứng cử viên nam giới.
Isao Tokoro, giáo sư lịch sử tại Viện Nghiên cứu Văn hóa của Đại học Kyoto Sangyo, nói: “Để giữ cho Hoàng gia Nhật tồn tại, chúng tôi đang thảo luận về khả năng phụ nữ lên ngôi hoàng đế. Hoàng gia Nhật là một gia đình đặc biệt, hoàn toàn khác biệt với thế giới mà chúng ta đang sống. Dù sao đi nữa, vấn đề được đặt ra không phải là quyền của phụ nữ”.
Người thừa kế ngai vàng hiện tại của hoàng gia Nhật, Thái tử Naruhito, đã kết hôn 8 năm và chỉ mới sinh được một bé gái - công chúa Aiko - vào tháng trước.
Những cuộc trưng cầu dân ý cho thấy có đến 80% người Nhật đồng ý với việc có nữ vương. Danh sách ủng hộ có cả Thủ tướng Nhật Junichiro Koizumi, người đã chứng tỏ tư tưởng tân tiến của mình bằng việc đưa 5 phụ nữ vào nội các.
Nữ luật gia Kiseko Takahashi nói: “Chúng ta nên xóa bỏ những quy định bất bình đẳng giới. Ngay cả hoàng gia cũng không thể là ngoại lệ”. Kumiko Kato, một phụ nữ 66 tuổi sống tại Tokyo, nói: “Ai lên làm hoàng đế vào thời buổi này, nam hay nữ, thì cũng chẳng ảnh hưởng gì tới cuộc sống của chúng tôi”.
Một bộ luật ban hành năm 1989 cho phép phụ nữ Nhật được tham gia bình đẳng hơn vào các lĩnh vực giáo dục, kinh doanh và chính trị ở quốc gia này. Vào năm 1999, một cải cách khác chấp nhận cho họ làm ca đêm. Cũng theo đó, những vị "tai to mặt lớn" của các công ty có thể bị kiện vì có hành động phân biệt giới tính và quấy rối tình dục đối với nữ nhân viên.
Những khó khăn đối với một nữ hoàng
Tuy nhiên, trong xã hội Nhật Bản, truyền thống vẫn rất mạnh. Dù ngày càng nhiều phụ nữ đi làm hơn trước đây, người ta vẫn cho rằng vị trí làm việc chính của phái đẹp là ở nhà chăm lo cuộc sống gia đình. Cho tới năm 1999, thuốc tránh thai vẫn bị cấm do các quan chức, phần lớn là nam giới, lo sợ rằng nếu được phép dùng thuốc tránh thai thì phụ nữ sẽ tự do hơn trong hoạt động tình dục.
Những tư tưởng cũ này thường xuyên được phản ánh trên phương tiện truyền thông. Shukan Bunshun, tờ tuần báo nổi tiếng của Nhật, cho rằng trách nhiệm nặng nề của Nhật Hoàng không thích hợp với phụ nữ. Ngoài ra, nữ vương có thể có thai vào đúng lúc đất nước cần tới bà.
Một câu hỏi khác đặt ra là: Liệu nữ hoàng có thể liên hệ được với Thái dương thần nữ để nhận lệnh từ người hay không? Còn đây là câu trả lời của phát ngôn viên Hiệp hội Thần đạo Nhật Bản: “Hoàn toàn không có vấn đề gì”. Nhưng những người khác có nghĩ như ông không?
Lại một "trục trặc" nữa là hàng năm, Nhật Hoàng phải trao khoảng 6 giải thưởng cho các nhà vô địch Sumo - niềm tự hào của người dân nước này. Đáng tiếc là phụ nữ thì không được phép đặt chân vào vòng thi đấu của các võ sĩ Sumo, nơi vốn được coi là thiêng liêng.
Sẽ còn nhiều vấn đề khác nảy sinh, ngoài một loạt khó khăn kể trên. Chính vì lẽ đó, quan chức chính phủ Nhật đã không vội vàng gì trong việc thay đổi những điều luật cho phép phụ nữ lên ngôi hoàng đế. Phát ngôn viên của nội các Nhật, Yasuo Fukuda, cho biết, có lẽ phải mất nhiều năm thì vấn đề này mới được giải quyết.
Taro Aso, đảng viên đảng Dân chủ Tự do cầm quyền, nói: “Chúng ta không nhất thiết phải đi đến kết luận rằng thái tử sẽ chỉ có duy nhất một đứa con. Ngài vẫn còn rất trẻ, vì vậy còn quá sớm để thảo luận những chuyện như vậy ngay bây giờ”.
(vnexpress.net)
Trong suốt 1.300 năm nay, Nhật Hoàng hầu như toàn là nam giới, chỉ có 8 vị là phụ nữ. Gần đây nhất là Gosakuramachi, vào thế kỷ 18. Năm 1947, Hoàng gia Nhật đã thông qua một điều luật quy định chỉ nam giới mới được lên ngai vàng. Quy định này bị một số nhà lập pháp phản đối - họ mong muốn có những biến chuyển mạnh mẽ trong xã hội Nhật Bản.
Tuy nhiên, dù giờ đây không mấy ai phản đối, vẫn chưa có người phụ nữ nào thay đổi truyền thống ở đất nước mặt trời mọc.
Theo các chuyên gia, việc người Nhật ủng hộ một nữ vương không phải là do ý thức bình đẳng giới tính của người Nhật đã lên cao mà là vì có quá ít ứng cử viên nam giới.
Isao Tokoro, giáo sư lịch sử tại Viện Nghiên cứu Văn hóa của Đại học Kyoto Sangyo, nói: “Để giữ cho Hoàng gia Nhật tồn tại, chúng tôi đang thảo luận về khả năng phụ nữ lên ngôi hoàng đế. Hoàng gia Nhật là một gia đình đặc biệt, hoàn toàn khác biệt với thế giới mà chúng ta đang sống. Dù sao đi nữa, vấn đề được đặt ra không phải là quyền của phụ nữ”.
Người thừa kế ngai vàng hiện tại của hoàng gia Nhật, Thái tử Naruhito, đã kết hôn 8 năm và chỉ mới sinh được một bé gái - công chúa Aiko - vào tháng trước.
Những cuộc trưng cầu dân ý cho thấy có đến 80% người Nhật đồng ý với việc có nữ vương. Danh sách ủng hộ có cả Thủ tướng Nhật Junichiro Koizumi, người đã chứng tỏ tư tưởng tân tiến của mình bằng việc đưa 5 phụ nữ vào nội các.
Nữ luật gia Kiseko Takahashi nói: “Chúng ta nên xóa bỏ những quy định bất bình đẳng giới. Ngay cả hoàng gia cũng không thể là ngoại lệ”. Kumiko Kato, một phụ nữ 66 tuổi sống tại Tokyo, nói: “Ai lên làm hoàng đế vào thời buổi này, nam hay nữ, thì cũng chẳng ảnh hưởng gì tới cuộc sống của chúng tôi”.
Một bộ luật ban hành năm 1989 cho phép phụ nữ Nhật được tham gia bình đẳng hơn vào các lĩnh vực giáo dục, kinh doanh và chính trị ở quốc gia này. Vào năm 1999, một cải cách khác chấp nhận cho họ làm ca đêm. Cũng theo đó, những vị "tai to mặt lớn" của các công ty có thể bị kiện vì có hành động phân biệt giới tính và quấy rối tình dục đối với nữ nhân viên.
Những khó khăn đối với một nữ hoàng
Tuy nhiên, trong xã hội Nhật Bản, truyền thống vẫn rất mạnh. Dù ngày càng nhiều phụ nữ đi làm hơn trước đây, người ta vẫn cho rằng vị trí làm việc chính của phái đẹp là ở nhà chăm lo cuộc sống gia đình. Cho tới năm 1999, thuốc tránh thai vẫn bị cấm do các quan chức, phần lớn là nam giới, lo sợ rằng nếu được phép dùng thuốc tránh thai thì phụ nữ sẽ tự do hơn trong hoạt động tình dục.
Những tư tưởng cũ này thường xuyên được phản ánh trên phương tiện truyền thông. Shukan Bunshun, tờ tuần báo nổi tiếng của Nhật, cho rằng trách nhiệm nặng nề của Nhật Hoàng không thích hợp với phụ nữ. Ngoài ra, nữ vương có thể có thai vào đúng lúc đất nước cần tới bà.
Một câu hỏi khác đặt ra là: Liệu nữ hoàng có thể liên hệ được với Thái dương thần nữ để nhận lệnh từ người hay không? Còn đây là câu trả lời của phát ngôn viên Hiệp hội Thần đạo Nhật Bản: “Hoàn toàn không có vấn đề gì”. Nhưng những người khác có nghĩ như ông không?
Lại một "trục trặc" nữa là hàng năm, Nhật Hoàng phải trao khoảng 6 giải thưởng cho các nhà vô địch Sumo - niềm tự hào của người dân nước này. Đáng tiếc là phụ nữ thì không được phép đặt chân vào vòng thi đấu của các võ sĩ Sumo, nơi vốn được coi là thiêng liêng.
Sẽ còn nhiều vấn đề khác nảy sinh, ngoài một loạt khó khăn kể trên. Chính vì lẽ đó, quan chức chính phủ Nhật đã không vội vàng gì trong việc thay đổi những điều luật cho phép phụ nữ lên ngôi hoàng đế. Phát ngôn viên của nội các Nhật, Yasuo Fukuda, cho biết, có lẽ phải mất nhiều năm thì vấn đề này mới được giải quyết.
Taro Aso, đảng viên đảng Dân chủ Tự do cầm quyền, nói: “Chúng ta không nhất thiết phải đi đến kết luận rằng thái tử sẽ chỉ có duy nhất một đứa con. Ngài vẫn còn rất trẻ, vì vậy còn quá sớm để thảo luận những chuyện như vậy ngay bây giờ”.
(vnexpress.net)
Có thể bạn sẽ thích