Các nhà đầu tư Nhật: Việt Nam là sự lựa chọn số một

Các nhà đầu tư Nhật: Việt Nam là sự lựa chọn số một

[WRAP]http://www.hoinhap.com.vn/cnhn/upload/webnews/congnhan-Honda.jpg[/WRAP]Cuộc điều tra Điều tra hàng năm của tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản cho thấy Việt Nam là lựa chọn đầu tiên của ngày càng nhiều nhà đầu tư Nhật Bản, đang hoạt động tại Trung Quốc, muốn chuyển địa điểm đầu tư đến một nước thứ ba.

Ngày 4/5, tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) đã công bố kết quả điều tra hàng năm về các Cty sản xuất của Nhật Bản hiện đang hoạt động tại 6 nước ASEAN (Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam) và Ấn Độ.

Thu hút đầu tư trung, dài hạn: Việt Nam đứng đầu

Về thu hút đầu tư theo ngành trong tương lai trung và dài hạn, Thái Lan và Việt Nam được đánh giá là 2 địa chỉ sản xuất tốt nhất trong khu vực.

Riêng trong 6 ngành công nghiệp chủ chốt, Việt Nam và Thái Lan được đánh giá đặc biệt cao trong 4 ngành: Sản xuất linh kiện điện/điện tử và sản xuất thiết bị điện/điện tử (Việt Nam đứng đầu), sản xuất máy móc vận tải và nhựa (Việt Nam đứng thứ hai).

Việt Nam cũng nằm trong danh sách 3 nước đứng đầu về sản xuất linh kiện cho máy móc vận tải. Tuy nhiên, hóa chất- một trong 6 ngành công nghiệp chủ chốt- lại là điểm yếu của Việt Nam.

Cuộc điều tra được tiến hành trong 2 tháng 1-2/2006 và nhận được 966 bản trả lời.

Các Cty tham gia cuộc điều tra của JETRO hoạt động trong 5 ngành công nghiệp chính là sản xuất chi tiết cho máy móc vận tải (15,4%), sản xuất linh kiện điện/điện tử (14,8%), sản xuất kim loại (7,8%), hoá chất (7,7%) và sản xuất thiết bị điện/điện tử (7,5%).

Kết quả điều tra cho thấy, có tới 20,5% các nhà đầu tư Nhật Bản dự định mở rộng sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam, cao gần gấp 2,8 lần so với tỷ lệ các nhà đầu tư muốn mở rộng sang Thái Lan (7,4%). Có tới 6,8% Cty Nhật Bản dự định chuyển một phần sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam, cao gấp hơn 2 lần so với nước xếp thứ hai (Malaysia với 3,1%).

Lý do chính của “lựa chọn Việt Nam”, theo đánh giá của các nhà đầu tư Nhật Bản, Việt Nam có lợi thế là nước có chi phí đầu tư thấp nhất so với các nước khác. Ngoài ra, điều kiện chính trị xã hội ổn định, khả năng quản lý lao động và tỷ giá ổn định (hơn mức trung bình khu vực) cũng là những lợi thế đáng kể của Việt Nam.

Các nhà đầu tư đều khẳng định, tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam trong những năm gần đây tương tự với điều kiện kinh tế của Trung Quốc tại thời điểm mà các DN Nhật Bản bắt đầu tập trung đầu tư tại Trung Quốc. Triển vọng kinh tế tích cực ở Việt Nam cũng hứa hẹn mở ra nhiều cơ hội kinh doanh.

Tuy nhiên, ở Việt Nam vẫn tồn tại những yếu tố tác động tiêu cực đến môi trường đầu tư. Đó là những trở ngại chung của các nước ASEAN (so với Trung Quốc) như trình độ của cán bộ nghiên cứu và kỹ sư, công nghiệp phụ trợ.

Đặc biệt trình độ phát triển công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam hiện vẫn ở mức thấp nhất không chỉ so với Trung Quốc mà còn với tất cả các nước khác. Thêm vào đó, cơ sở hạ tầng của Việt Nam được đánh giá là kém nhất trong khu vực, chỉ hơn ấn Độ không đáng kể. Thủ tục hải quan và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cũng là những trở ngại trong thu hút đầu tư.

Điều này được chứng minh qua việc gần đây các nhà đầu tư Nhật Bản có xu hướng chuyển/mở rộng từ Trung Quốc sang Việt Nam đã tập trung nhiều nhất vào các ngành sản xuất linh kiện cho máy móc vận tải (23%) và linh kiện điện/điện tử (18%).

Tuy nhiên, theo các nhà đầu tư Nhật Bản, Việt Nam vẫn cần lưu ý tới sự cạnh tranh gay gắt từ các nước láng giềng, cụ thể là cạnh tranh với Philippines trong ngành sản xuất linh kiện cho máy móc vận tải, với Malaysia và Thái Lan trong sản xuất linh kiện điện/điện tử.

Cuộc điều tra cho thấy so với kết quả kinh doanh năm 2004, hoạt động năm 2005 của 49,6% các Cty sản xuất Nhật Bản đã được cải thiện. Kết quả ở Việt Nam cũng tương tự với 50% Cty được hỏi cho biết hoạt động tốt hơn và 30% xấu đi. Các nhà đầu tư Nhật Bản kỳ vọng tình hình ở Việt Nam năm 2006 là rất khả quan.

Theo Tiền phong
 

Bài viết liên quan

Thumbnail bài viết: Nhật Bản - Việt Nam ký kết thỏa thuận ngăn chặn tình trạng "thu hai lần" phí bảo hiểm xã hội đối với thực tập sinh.
Nhật Bản - Việt Nam ký kết thỏa thuận ngăn chặn tình trạng "thu hai lần" phí bảo hiểm xã hội đối với thực tập sinh.
Ngày 18, Bộ Ngoại giao Nhật Bản thông báo các cuộc đàm phán với Việt Nam sẽ bắt đầu vào ngày 22 để ký kết "Hiệp định Bảo hiểm Xã hội Nhật Bản - Việt Nam". Khi người lao động hai nước làm việc tại...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Tại sao giá matcha cũng tăng, và cả sencha cũng vậy ? Tình hình matcha trong tương lai sẽ ra sao ?
Nhật Bản : Tại sao giá matcha cũng tăng, và cả sencha cũng vậy ? Tình hình matcha trong tương lai sẽ ra sao ?
Giá matcha cuối cùng cũng đã bắt đầu tăng. Giá thị trường tencha (nguyên liệu thô để làm matcha) đã tăng vọt trong năm nay, điều này nằm trong dự đoán, nhưng có vẻ như cuối cùng cũng đã đến...
Thumbnail bài viết: Hướng tới việc phổ cập các dịch vụ sử dụng thông tin sức khỏe cá nhân, METI triển khai dự án trình diễn trong lĩnh vực chăm sóc điều dưỡng.
Hướng tới việc phổ cập các dịch vụ sử dụng thông tin sức khỏe cá nhân, METI triển khai dự án trình diễn trong lĩnh vực chăm sóc điều dưỡng.
METI đang nỗ lực phổ biến các dịch vụ sử dụng "PHR (Hồ sơ Sức khỏe Cá nhân)", đại diện cho thông tin sức khỏe và dữ liệu y tế của cá nhân. METI dự kiến khởi động một dự án trình diễn vào năm tài...
Thumbnail bài viết: Tỷ lệ tự cung tự cấp lương thực chỉ đạt 38% . Khủng hoảng lương thực của Nhật Bản do sản xuất hàng loạt và tiêu thụ hàng loạt .
Tỷ lệ tự cung tự cấp lương thực chỉ đạt 38% . Khủng hoảng lương thực của Nhật Bản do sản xuất hàng loạt và tiêu thụ hàng loạt .
Giá gạo tăng cao, thu hoạch rau củ quả kém, sản lượng đánh bắt giảm... Chúng ta nên làm gì bây giờ để thoát khỏi cuộc khủng hoảng lương thực lịch sử này? Keiko Nakamura, một nhà nghiên cứu hàng...
Thumbnail bài viết: Ngân hàng Japan Post gặp sự cố hệ thống , không thể chuyển tiền đến hoặc nhận tiền từ các ngân hàng khác.
Ngân hàng Japan Post gặp sự cố hệ thống , không thể chuyển tiền đến hoặc nhận tiền từ các ngân hàng khác.
Theo Ngân hàng Bưu điện Nhật Bản ( Japan Post ) , một sự cố hệ thống đã khiến việc chuyển tiền từ Ngân hàng sang các ngân hàng khác và gửi tiền từ các ngân hàng khác vào Ngân hàng Bưu điện Nhật...
Thumbnail bài viết: Chính quyền Trump gây sức ép tăng chi tiêu quốc phòng, Nhật Bản sẽ phản ứng thế nào ? 
Chính sách an ninh của mỗi bên.
Chính quyền Trump gây sức ép tăng chi tiêu quốc phòng, Nhật Bản sẽ phản ứng thế nào ? Chính sách an ninh của mỗi bên.
Chính quyền Trump tại Mỹ đang yêu cầu Nhật Bản tăng chi tiêu quốc phòng . Nhật Bản sẽ phản ứng thế nào khi chính quyền Trump gây sức ép buộc các đồng minh tăng đáng kể chi tiêu quốc phòng ? An...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Tỷ lệ lao động thường xuyên/không thường xuyên phiên bản phát hành năm 2025.
Nhật Bản : Tỷ lệ lao động thường xuyên/không thường xuyên phiên bản phát hành năm 2025.
77,7% nam giới và 47,6% nữ giới là lao động thường xuyên Việc làm thường xuyên và không thường xuyên là một cách phân loại tình trạng việc làm, và thường được thảo luận khi thảo luận về tình hình...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Xuất khẩu sang Mỹ giảm tháng thứ ba liên tiếp trong tháng 6 , ô tô chịu thuế quan giảm.
Nhật Bản : Xuất khẩu sang Mỹ giảm tháng thứ ba liên tiếp trong tháng 6 , ô tô chịu thuế quan giảm.
Theo số liệu thống kê thương mại sơ bộ (tính theo thông quan) do Bộ Tài chính công bố ngày 17, xuất khẩu sang Mỹ đã giảm 11,4% so với cùng kỳ năm trước, xuống còn 1,7071 nghìn tỷ yên. Đây là tháng...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Agoda dừng giao dịch với các công ty gian lận , liên quan đến các vấn đề đặt phòng khách sạn.
Nhật Bản : Agoda dừng giao dịch với các công ty gian lận , liên quan đến các vấn đề đặt phòng khách sạn.
Vào ngày 16, thông tin cho biết trang web đặt phòng khách sạn trực tuyến Agoda đã dừng giao dịch với các công ty gian lận liên quan đến các vấn đề với du khách, chẳng hạn như "phòng đã đặt không...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Ngành điều dưỡng lương thấp, lo ngại về tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng hơn . Thảo luận về việc nâng cao mức sống.
Nhật Bản : Ngành điều dưỡng lương thấp, lo ngại về tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng hơn . Thảo luận về việc nâng cao mức sống.
Ngành điều dưỡng, bao gồm cả chăm sóc tại nhà, đang ngày càng trở nên khó khăn. Không còn thời gian để lãng phí vào việc cải thiện chế độ đãi ngộ cho nhân viên điều dưỡng. Nhiều đảng phái chính...
Your content here
Top