"Ăn cơm như thế có ngon không?” là một trong rất nhiều chú thích tỉ mỉ bằng tiếng Việt của những tấm hình mà Seiji Naito chụp và in trong bản báo cáo của mình.
Anh ghi nhớ kỹ chi tiết này vì cái bàn ăn không vừa tầm với trẻ khuyết tật khiến thức ăn cứ đổ ra ngoài khi em cố đưa vào miệng.
Anh tâm tư. Tìm tòi để thiết kế cái bàn ăn cá nhân bằng giấy cactông cho phù hợp với thể trạng các em khuyết tật. Nói tới cái bàn "độc quyền kiểu dáng" của mình, Seiji kể đó là do anh đi tới mấy công ty Nhật Bản ở Khu công nghiệp Biên Hòa xin cactông về tự làm. "Bàn ăn làm bằng giấy vậy cho nhẹ, bé nào cũng có thể tự dọn bàn ăn được".
Seiji Naito là một tình nguyện viên đang làm việc tại Trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi khuyết tật Đồng Nai với tư cách là kỹ thuật viên về vật lý trị liệu cho trẻ khuyết tật, hỗ trợ trung tâm nâng cao kỹ thuật chăm sóc trẻ khuyết tật và tạo điều kiện cho trẻ tham gia các hoạt động xã hội.
Anh chàng người Nhật với mái tóc hoe vàng nhìn rất tài tử hóa ra là một “thầy lang”, theo một khía cạnh nào đó, rất tận tụy và đầy nhiệt tình trong công việc. Mớ tiếng Việt mới học ba tháng ở Nhật và thêm một tháng ở VN để chỉnh sửa từ giọng Bắc qua giọng Nam vậy mà đủ để anh nói chuyện với các bệnh nhân bé con của mình luôn miệng và tiếng cười thì đầy ắp phòng.
Hôm qua, Chương trình Hợp tác tình nguyện viên hải ngoại Nhật Bản (JOCV) kỷ niệm mười năm hoạt động tại VN. Đây là một chương trình hợp tác giữa hai chính phủ VN và Nhật Bản.
JOCV, thành lập từ năm 1965, là chương trình cử các thanh niên Nhật (độ tuổi 20-39) tình nguyện sang sống và làm việc tại các nước đang phát triển trong nhiệm kỳ hai năm.
Các cô giáo, các xơ ở trung tâm ai cũng quí Seiji. Họ kể Seiji làm việc liên tục; thời gian rảnh lại nghiên cứu sách vở thêm về môn vật lý trị liệu. Seiji chỉ đặt lưng ngủ lúc 2-3 giờ sáng.
Họ nói anh không sợ dơ (trẻ khuyết tật thường không làm chủ được một số cơ quan trên cơ thể), không bao giờ ngại khó khi tập luyện và chăm sóc các em. Các bé liên tục dụi đầu vào người Seiji khi anh xoa bóp cho chúng. Đó là một cách rất riêng của trẻ khuyết tật khi tỏ ý yêu thương ai.
Rồi cũng anh nhờ vị giám đốc người Nhật dán thông báo “tuyển dụng” nhân viên đến chơi với các bé ở trung tâm. “Vấn đề không phải là quyên góp tiền mà là sự quan tâm của xã hội dành cho các trẻ khuyết tật. Một trong những cách giúp trẻ mau hồi phục chính là giúp các bé giao tiếp với xã hội bên ngoài nhiều hơn” - Seiji nói. Seiji còn viết rất nhiều tài liệu bằng tiếng Việt cho trung tâm để sau này khi anh về nước, trung tâm sẽ có cái để nghiên cứu và phát triển thêm.
"Chúng tôi rất trân trọng những đóng góp của các tình nguyện viên Nhật Bản, có những thứ quan trọng hơn tiền rất nhiều, đó chính là con người” - giám đốc Trung tâm Phạm Văn Huề nhận xét. Nhưng hẳn ông cũng rất tin rằng Seiji rồi sẽ quay lại. Như anh đã hứa rất chân thành.
(Theo Tuổi Trẻ)
Anh ghi nhớ kỹ chi tiết này vì cái bàn ăn không vừa tầm với trẻ khuyết tật khiến thức ăn cứ đổ ra ngoài khi em cố đưa vào miệng.
Anh tâm tư. Tìm tòi để thiết kế cái bàn ăn cá nhân bằng giấy cactông cho phù hợp với thể trạng các em khuyết tật. Nói tới cái bàn "độc quyền kiểu dáng" của mình, Seiji kể đó là do anh đi tới mấy công ty Nhật Bản ở Khu công nghiệp Biên Hòa xin cactông về tự làm. "Bàn ăn làm bằng giấy vậy cho nhẹ, bé nào cũng có thể tự dọn bàn ăn được".
Seiji Naito là một tình nguyện viên đang làm việc tại Trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi khuyết tật Đồng Nai với tư cách là kỹ thuật viên về vật lý trị liệu cho trẻ khuyết tật, hỗ trợ trung tâm nâng cao kỹ thuật chăm sóc trẻ khuyết tật và tạo điều kiện cho trẻ tham gia các hoạt động xã hội.
Anh chàng người Nhật với mái tóc hoe vàng nhìn rất tài tử hóa ra là một “thầy lang”, theo một khía cạnh nào đó, rất tận tụy và đầy nhiệt tình trong công việc. Mớ tiếng Việt mới học ba tháng ở Nhật và thêm một tháng ở VN để chỉnh sửa từ giọng Bắc qua giọng Nam vậy mà đủ để anh nói chuyện với các bệnh nhân bé con của mình luôn miệng và tiếng cười thì đầy ắp phòng.
Hôm qua, Chương trình Hợp tác tình nguyện viên hải ngoại Nhật Bản (JOCV) kỷ niệm mười năm hoạt động tại VN. Đây là một chương trình hợp tác giữa hai chính phủ VN và Nhật Bản.
JOCV, thành lập từ năm 1965, là chương trình cử các thanh niên Nhật (độ tuổi 20-39) tình nguyện sang sống và làm việc tại các nước đang phát triển trong nhiệm kỳ hai năm.
Các cô giáo, các xơ ở trung tâm ai cũng quí Seiji. Họ kể Seiji làm việc liên tục; thời gian rảnh lại nghiên cứu sách vở thêm về môn vật lý trị liệu. Seiji chỉ đặt lưng ngủ lúc 2-3 giờ sáng.
Họ nói anh không sợ dơ (trẻ khuyết tật thường không làm chủ được một số cơ quan trên cơ thể), không bao giờ ngại khó khi tập luyện và chăm sóc các em. Các bé liên tục dụi đầu vào người Seiji khi anh xoa bóp cho chúng. Đó là một cách rất riêng của trẻ khuyết tật khi tỏ ý yêu thương ai.
Rồi cũng anh nhờ vị giám đốc người Nhật dán thông báo “tuyển dụng” nhân viên đến chơi với các bé ở trung tâm. “Vấn đề không phải là quyên góp tiền mà là sự quan tâm của xã hội dành cho các trẻ khuyết tật. Một trong những cách giúp trẻ mau hồi phục chính là giúp các bé giao tiếp với xã hội bên ngoài nhiều hơn” - Seiji nói. Seiji còn viết rất nhiều tài liệu bằng tiếng Việt cho trung tâm để sau này khi anh về nước, trung tâm sẽ có cái để nghiên cứu và phát triển thêm.
"Chúng tôi rất trân trọng những đóng góp của các tình nguyện viên Nhật Bản, có những thứ quan trọng hơn tiền rất nhiều, đó chính là con người” - giám đốc Trung tâm Phạm Văn Huề nhận xét. Nhưng hẳn ông cũng rất tin rằng Seiji rồi sẽ quay lại. Như anh đã hứa rất chân thành.
(Theo Tuổi Trẻ)
Có thể bạn sẽ thích