Chinh phục núi Phú Sỹ

Chinh phục núi Phú Sỹ

Chinh phục núi Phú Sỹ bằng ô tô, đến lưng chừng là nghỉ. Quả là danh bất hư truyền, Fuji San xứng đáng là biểu tượng cho đất nước mặt trời mọc.
Roby_Baggio

Từ trên cao nhìn xuống, Fuji-san - như người Nhật vẫn gọi núi Phú Sỹ - giống như một núi bột khổng lồ (bột mì về mùa đông - bột than chì về mùa hạ).

Vào những ngày đẹp trời, người ta có thể chiêm ngưỡng đỉnh núi bột này từ thủ đô Tokyo cách đó khoảng 113 km. Phú Sỹ bao trùm lên tất cả. Đây không chỉ là khu bảo tồn thiên nhiên thiêng liêng nhất của Nhật Bản từ nhiều thế kỷ mà còn là biểu tượng và tên gọi của hàng trăm công ty, trong đó có những tập đoàn xuyên quốc gia khổng lồ như Fuji Photo Film và Fuji Xerox.

Người Nhật làm bánh xốp, bánh quy giòn và nhiều loại thức ăn kiêng khác theo hình núi Phú Sỹ. Người ta đưa núi Phú Sỹ vào nhà tắm tập thể, vào vô số những sản phẩm của Nhật Bản như một biểu tượng cho sự thanh bình và sức mạnh. Nhật Bản không có Phú Sỹ cũng như nước Mỹ không có tượng nữ thần Tự Do vậy.

Trong tiếng Nhật kế thừa từ tiếng Hàn cổ, Phú Sỹ có nghĩa là “không gì sánh được”. Cái tên gọi có thể bắt nguồn từ chiều cao địa lý đơn thuần, đến nay vẫn đúng ngay cả khi xét theo khía cạnh tinh thần. Chẳng điều gì có thể sánh nổi với Phú Sỹ về khả năng khơi dậy tinh thần dân tộc, ngay cả trong xã hội hiện đại Nhật Bản luôn đề cao chủ nghĩa cá nhân.

Phú Sỹ là ngọn núi lớn nhất trong số 86 ngọn núi lửa vẫn đang âm ỉ ở Nhật Bản. Nằm trên một vòng cung lửa, tính từ năm 781 sau công nguyên, Phú Sỹ đã phun nham thạch không dưới 10 lần. Lần phun cuối cùng của nó vào năm 1707 đã kèm theo cả một trận động đất dữ dội (ước tính khoảng 8,4 độ richte). Trận động đất Kobe năm 1995 cướp đi sinh mạng của 6.400 người và tàn phá rất nhiều cơ sở hạ tầng cũng chỉ ở mức 7,2 độ richte. Ngày nay những cơn địa chấn nhỏ thỉnh thoảng vẫn xuất hiện và Phú Sỹ có thể phun lửa trở lại bất kỳ lúc nào. Người dân ở đây ai cũng sợ Phú Sỹ phun lửa trở lại nhưng không ai muốn rời khỏi nó. Dễ hiểu thôi, Phú Sỹ mang cả lửa trong lòng lẫn những cơ hội vàng trên mặt đất. Mỗi năm, 25 triệu khách du lịch đổ về đây và tiêu khoảng 1,5 tỷ đô la cho một hàng trình chiếm lĩnh đỉnh cao hơn 3775 m.

Có hơn bốn triệu người đang sống và yêu nhau dưới bóng của ngọn núi Phú Sỹ. Mỗi năm vào mùa cao điểm (tháng 7, 8), khoảng 400.000 người rồng rắn kéo nhau chinh phục đỉnh núi Phú Sỹ.

Núi Phú Sỹ cao 3.776 mét - cao hơn Fanxipan của Việt Nam hơn 600 m. Tuy nhiên leo núi Phú Sỹ dễ hơn leo núi Fanxipan vì sườn núi ở đây rất thoải, thậm chí người leo chẳng ai dùng dây thừng hay giầy đinh.

Năm 1995, người Nhật đã thu thập 2,4 triệu chữ ký để đệ đơn UNESCO công nhận núi Phú Sỹ là Di sản thế giới. Nhưng sau một cuộc viếng thăm chính thức, UNESCO đề nghị nước chủ nhà hoặc phải giải quyết vấn đề môi trường ở đây hoặc là quên việc đệ đơn đi. Lời tuyên bố này chạm đến tinh thần tự hào dân tộc cả xứ Phù Tang và người Nhật đã phát động một chiến dịch làm sạch Phú Sỹ. Chưa bao giờ người ta thấy từ già đến trẻ đổ ra núi nhặt từng mẩu rác và reo lên như thể họ nhận được chiến lợi phẩm. Ngày nay nói đến Phú Sỹ người ta lại nhắc đến chuyện này như một biểu tượng của tinh thần đoàn kết trên đất nước mặt trời mọc.

(Theo Bolg của Roby_Baggio)
 
Bình luận (1)

fonist

Moderator
oh! thanks! mình định đến Phú Sĩ trong dịp nghĩ tháng 8 đây.
bạn nào có thông tin nhiều hơn như nhà nghĩ, nhà hàng, các địa điểm đi chơi ở đó thì làm ơn cho biết nhé!
Xin cảm ơn!
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top