Trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN tại Tôkiô nhân dịp về nước tham dự Hội nghị các Đại sứ Nhật Bản tại nước ngoài, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Norio Hattori đã đánh giá cao sự phát triển của mối quan hệ Việt Nam-Nhật Bản, đồng thời bày tỏ những tình cảm tốt đẹp của ông đối với Việt Nam trong nhiệm kỳ công tác của ông.
Dựa trên thỏa thuận "đối tác tin cậy, ổn định, lâu dài" mà lãnh đạo hai nước đã đạt được trong chuyến thăm Nhật Bản của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh tháng 10/2002, quan hệ giữa Việt nam và Nhật Bản đã bước vào một thời kỳ phát triển mới. Xin Ngài cho biết về những thành tựu quan trọng nhất của mối quan hệ song phương này trên các lĩnh vực như chính trị, kinh tế và văn hóa?
Quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản đã bước vào một thời kỳ mới sau chuyến thăm Nhật Bản của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh và các chuyến thăm của Thủ tướng Phan Văn Khải, cũng như của các nhà lãnh đạo khác. Tôi đã làm Đại sứ ở Việt Nam từ cách đây 2 năm rưỡi. Trong thời gian làm Đại sứ ở Việt Nam, tôi đã chứng kiến sự phát triển của mối quan hệ song phương từ lĩnh vực chính trị đến lĩnh vực văn hóa.
Nếu tôi được phép nêu ra một số thành tựu nhất định mà tôi đã làm được, thì lĩnh vực đầu tiên tôi muốn nói đến là kinh tế. Việt Nam và Nhật Bản đã thành lập Ủy ban sáng kiến chung để cải thiện môi trường đầu tư ở Việt Nam. Ngài Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc và tôi là đồng Chủ tịch của Ủy ban này. Hai năm trước, chúng tôi đã trình báo cáo cuối cùng về Sáng kiến chung 44 điểm lên Thủ tướng Việt Nam và Thủ tướng Nhật Bản. Kể từ đó, hai bên đã thực hiện Sáng kiến chung 44 điểm mà chúng tôi xác định là điều kiện thuận lợi nhất cho đầu tư nước ngoài, đặc biệt là cho đầu tư của Nhật Bản, vào Việt Nam dưới dạng đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI). Sáng kiến 44 điểm này đã được phía Việt nam thực hiện rất suôn sẻ và có một số điểm nhất định phía Nhật Bản có nghĩa vụ thực hiện trong lĩnh vực ODA. Bởi vậy, Sáng kiến 44 điểm này đóng một vai trò rất quan trọng trong việc cải thiện môi trường đầu tư ở Việt Nam. Các bạn có thể thấy nhiều khoản đầu tư mới đã đổ vào Việt Nam trong 2-3 năm gần đây. Tôi cho rằng đây là thành tựu quan trọng nhất mà chúng ta đã đạt được.
Còn về ODA, các bạn có thể thấy ngân sách dành cho ODA của Nhật Bản giảm trong những năm gần đây, nhưng ODA cho Việt Nam vẫn tăng. Đây là một thành tựu lớn của cả hai chính phủ và nhân dân hai nước.
Trong lĩnh vực chính trị, tôi có thể nói rằng chúng ta đang tăng cường quan hệ chính trị trên nhiều mặt, như hợp tác trong cải cách Liên Hợp Quốc, tại Hội nghị ASEM, trong các vấn đề an ninh bao gồm vấn đề chống khủng bố, chống hải tặc, và hợp tác trong các vấn khác như đấu tranh chống buôn lậu ma túy, nạn dịch AIDS... Như vậy, quan hệ của chúng ta đã được cải thiện rất nhiều trong tất cả các lĩnh vực. Mỗi khi Thủ tướng Phạm Văn Khải gặp người đồng nhiệm là Thủ tướng Junichiro Koizumi, hai nhà lãnh đạo đều cho rằng quan hệ giữa hai nước đã đạt đến điểm mà chúng ta có thể gọi là đối tác chiến lược. Tôi có thể nói rằng Việt Nam là đất nước gần gũi với Nhật Bản nhất trong số 10 nước ASEAN. Đây là một quan niệm mới của người Nhật Bản, đặc biệt là của các chính trị gia và Bộ Ngoại giao Nhật Bản. Tôi cũng hy vọng rằng phía Việt Nam có cùng quan điểm như vậy trong quan hệ với Nhật Bản.
Để tăng cường quan hệ giữa hai nước theo phương châm "đồng hành, đồng tiến", trong tương lai, Việt Nam và Nhật Bản cần tập trung chú ý vào những lĩnh vực hợp tác nào?
Có nhiều lĩnh vực chúng ta phải tập trung chú ý, không ngoại trừ một lĩnh vực nào. Lĩnh vực kinh tế rất quan trọng và lĩnh vực chính trị cũng vậy. Mối quan hệ của chúng ta không nên bị hạn chế trong phạm vi quan hệ song phương, mà cần mở rộng cả sang quan hệ hợp tác đa phương. Ví dụ, trong quan hệ ASEAN-Nhật Bản, hoặc trong các mối quan hệ ở Đông Á. Tôi cho rằng chúng ta cần mở rộng quan hệ trong tất cả các lĩnh vực hợp tác.
Ngài có thể cho biết về Hội nghị của 120 Đại sứ Nhật Bản ở nước ngoài mà ngài sắp tham dự, về chính sách đóng góp của Nhật Bản cho các hoạt động của Liên Hợp Quốc, đặc biệt là chính sách ODA, trong thời gian tới để trở thành nước thành viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc?
Đây là lần đầu tiên tất cả các Đại sứ Nhật Bản ở nước ngoài được triệu tập về Tôkiô để tham dự cuộc họp này. Chúng tôi đã thảo luận hai vấn đề chính: Thứ nhất là việc cải tổ Liên Hợp Quốc, đặc biệt là Hội đồng Bảo an. Thứ hai là hoạt động của các cơ quan đại diện ngoại giao liên quan đến các hoạt động của doanh nghiệp Nhật Bản ở nước ngoài. Cải tổ Hội đồng Bảo an không phải là vấn đề duy nhất khi chúng tôi nói về cải tổ Liên Hợp Quốc. Cải tổ Liên Hợp Quốc bao gồm tất cả các lĩnh vực của Liên Hợp Quốc, như viện trợ phát triển, các vấn đề xã hội và tất nhiên là cả những vấn đề liên quan đến cải tổ Hội đồng Bảo an. Thứ Hai (ngày 16/5) vừa qua, Nhóm G4 (Nhật Bản, Đức, Ấn Độ và Braxin) đã công bố Dự thảo nghị quyết về việc cải tổ Hội đồng Bảo an. Hiện chúng tôi đang kêu gọi thành lập nhóm đồng bảo trợ cho Dự thảo nghị quyết này. Tôi đã yết kiến Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên trước khi về Tôkiô và đề nghị Ngài Bộ trưởng ủng hộ Dự thảo nghị quyết của chúng tôi, hoặc trở thành đồng bảo trợ cho Dự thảo nghị quyết này nếu có thể. Chúng tôi trông đợi sẽ nhận được sự hưởng ứng theo hướng thuận lợi từ phía Chính phủ Việt Nam.
Về việc cải tổ Hội đồng Bảo an, có 5 nước đã được chọn là thành viên thường trực Hội đồng Bảo an ngay sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ II. Sau 60 năm, thế giới đã có nhiều thay đổi và chúng tôi cho rằng Liên Hợp Quốc, đặc biệt là Hội đồng Bảo an, cần phản ánh hiện thực đó của thế giới. Nhật Bản đóng góp khoảng 20% ngân sách của Liên Hợp Quốc và đứng vị trí thứ hai sau Mỹ. Ngày nay, Nhật Bản tham gia nhiều hoạt động của Liên Hợp Quốc, trong đó có cả các hoạt động gìn giữ hòa bình (PKO), nhưng vẫn chưa được là thành viên thường trực Hội đồng Bảo an. Đó là lý do chính giải thích tại sao chúng tôi đang cố gắng trở thành thành viên thường trực Hội đồng Bảo an để đóng góp nhiều hơn cho các hoạt động của Liên Hợp Quốc. Chúng tôi hy vọng rằng đến mùa Thu năm nay có thể có quyết định cuối cùng để Nhật Bản có thể đóng góp vào việc cải tổ Hội đồng Bảo an và các hoạt động của Liên Hợp Quốc.
Viện trợ phát triển là một vấn đề rất quan trọng. Tôi nghĩ rằng ngân sách ODA của Nhật Bản đã xuống đến mức "chạm đáy" và Ngoại trưởng Machimura đang rất nỗ lực để tăng ngân sách dành cho ODA. Tôi cũng cho rằng xu hướng giảm ngân sách ODA sẽ thay đổi và sẽ chuyển sang hướng tăng lên. Chính phủ Nhật Bản sẽ tăng ODA trong năm tới. Về viện trợ ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam dựa trên cơ sở trung và dài hạn, dù thế nào đi chăng nữa, chúng tôi cũng sẽ tăng và phải tăng ODA cho Việt Nam.
Ngài đã bắt đầu nhiệm kỳ ở Việt Nam từ năm 2002. Đến nay đã gần 3 năm. Xin Ngài cho biết về kỷ niệm đẹp nhất của mình trong thời gian công tác ở đất nước chúng tôi.
Tôi có thể nói rằng mỗi ngày của tôi ở Việt Nam đều là một kỷ niệm đẹp. Tôi đã nói với tất cả những người Nhật Bản mà tôi gặp rằng Việt Nam là đất nước gần gũi nhất đối với Nhật Bản. Tình cảm của người Việt Nam gần gũi với người Nhật Bản hơn bất cứ nước nào khác. Đây là khái niệm về ý thức và tình cảm mà cá nhân tôi có được đối với người dân Việt Nam. Tôi đã làm việc ở nhiều nước châu Á với tư cách là một nhà ngoại giao. Tôi đã có nhiệm kỳ ở Philíppin, Inđônêxia và Trung Quốc. Việt Nam là nước thứ tư. Tôi có cảm giác như đang được ở nhà khi ở Việt Nam. Tôi yêu đất nước và con người Việt Nam. Cả nhiệm kỳ của tôi ở Việt Nam là kỷ niệm đẹp nhất./.
(TTXVN)
Dựa trên thỏa thuận "đối tác tin cậy, ổn định, lâu dài" mà lãnh đạo hai nước đã đạt được trong chuyến thăm Nhật Bản của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh tháng 10/2002, quan hệ giữa Việt nam và Nhật Bản đã bước vào một thời kỳ phát triển mới. Xin Ngài cho biết về những thành tựu quan trọng nhất của mối quan hệ song phương này trên các lĩnh vực như chính trị, kinh tế và văn hóa?
Quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản đã bước vào một thời kỳ mới sau chuyến thăm Nhật Bản của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh và các chuyến thăm của Thủ tướng Phan Văn Khải, cũng như của các nhà lãnh đạo khác. Tôi đã làm Đại sứ ở Việt Nam từ cách đây 2 năm rưỡi. Trong thời gian làm Đại sứ ở Việt Nam, tôi đã chứng kiến sự phát triển của mối quan hệ song phương từ lĩnh vực chính trị đến lĩnh vực văn hóa.
Nếu tôi được phép nêu ra một số thành tựu nhất định mà tôi đã làm được, thì lĩnh vực đầu tiên tôi muốn nói đến là kinh tế. Việt Nam và Nhật Bản đã thành lập Ủy ban sáng kiến chung để cải thiện môi trường đầu tư ở Việt Nam. Ngài Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc và tôi là đồng Chủ tịch của Ủy ban này. Hai năm trước, chúng tôi đã trình báo cáo cuối cùng về Sáng kiến chung 44 điểm lên Thủ tướng Việt Nam và Thủ tướng Nhật Bản. Kể từ đó, hai bên đã thực hiện Sáng kiến chung 44 điểm mà chúng tôi xác định là điều kiện thuận lợi nhất cho đầu tư nước ngoài, đặc biệt là cho đầu tư của Nhật Bản, vào Việt Nam dưới dạng đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI). Sáng kiến 44 điểm này đã được phía Việt nam thực hiện rất suôn sẻ và có một số điểm nhất định phía Nhật Bản có nghĩa vụ thực hiện trong lĩnh vực ODA. Bởi vậy, Sáng kiến 44 điểm này đóng một vai trò rất quan trọng trong việc cải thiện môi trường đầu tư ở Việt Nam. Các bạn có thể thấy nhiều khoản đầu tư mới đã đổ vào Việt Nam trong 2-3 năm gần đây. Tôi cho rằng đây là thành tựu quan trọng nhất mà chúng ta đã đạt được.
Còn về ODA, các bạn có thể thấy ngân sách dành cho ODA của Nhật Bản giảm trong những năm gần đây, nhưng ODA cho Việt Nam vẫn tăng. Đây là một thành tựu lớn của cả hai chính phủ và nhân dân hai nước.
Trong lĩnh vực chính trị, tôi có thể nói rằng chúng ta đang tăng cường quan hệ chính trị trên nhiều mặt, như hợp tác trong cải cách Liên Hợp Quốc, tại Hội nghị ASEM, trong các vấn đề an ninh bao gồm vấn đề chống khủng bố, chống hải tặc, và hợp tác trong các vấn khác như đấu tranh chống buôn lậu ma túy, nạn dịch AIDS... Như vậy, quan hệ của chúng ta đã được cải thiện rất nhiều trong tất cả các lĩnh vực. Mỗi khi Thủ tướng Phạm Văn Khải gặp người đồng nhiệm là Thủ tướng Junichiro Koizumi, hai nhà lãnh đạo đều cho rằng quan hệ giữa hai nước đã đạt đến điểm mà chúng ta có thể gọi là đối tác chiến lược. Tôi có thể nói rằng Việt Nam là đất nước gần gũi với Nhật Bản nhất trong số 10 nước ASEAN. Đây là một quan niệm mới của người Nhật Bản, đặc biệt là của các chính trị gia và Bộ Ngoại giao Nhật Bản. Tôi cũng hy vọng rằng phía Việt Nam có cùng quan điểm như vậy trong quan hệ với Nhật Bản.
Để tăng cường quan hệ giữa hai nước theo phương châm "đồng hành, đồng tiến", trong tương lai, Việt Nam và Nhật Bản cần tập trung chú ý vào những lĩnh vực hợp tác nào?
Có nhiều lĩnh vực chúng ta phải tập trung chú ý, không ngoại trừ một lĩnh vực nào. Lĩnh vực kinh tế rất quan trọng và lĩnh vực chính trị cũng vậy. Mối quan hệ của chúng ta không nên bị hạn chế trong phạm vi quan hệ song phương, mà cần mở rộng cả sang quan hệ hợp tác đa phương. Ví dụ, trong quan hệ ASEAN-Nhật Bản, hoặc trong các mối quan hệ ở Đông Á. Tôi cho rằng chúng ta cần mở rộng quan hệ trong tất cả các lĩnh vực hợp tác.
Ngài có thể cho biết về Hội nghị của 120 Đại sứ Nhật Bản ở nước ngoài mà ngài sắp tham dự, về chính sách đóng góp của Nhật Bản cho các hoạt động của Liên Hợp Quốc, đặc biệt là chính sách ODA, trong thời gian tới để trở thành nước thành viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc?
Đây là lần đầu tiên tất cả các Đại sứ Nhật Bản ở nước ngoài được triệu tập về Tôkiô để tham dự cuộc họp này. Chúng tôi đã thảo luận hai vấn đề chính: Thứ nhất là việc cải tổ Liên Hợp Quốc, đặc biệt là Hội đồng Bảo an. Thứ hai là hoạt động của các cơ quan đại diện ngoại giao liên quan đến các hoạt động của doanh nghiệp Nhật Bản ở nước ngoài. Cải tổ Hội đồng Bảo an không phải là vấn đề duy nhất khi chúng tôi nói về cải tổ Liên Hợp Quốc. Cải tổ Liên Hợp Quốc bao gồm tất cả các lĩnh vực của Liên Hợp Quốc, như viện trợ phát triển, các vấn đề xã hội và tất nhiên là cả những vấn đề liên quan đến cải tổ Hội đồng Bảo an. Thứ Hai (ngày 16/5) vừa qua, Nhóm G4 (Nhật Bản, Đức, Ấn Độ và Braxin) đã công bố Dự thảo nghị quyết về việc cải tổ Hội đồng Bảo an. Hiện chúng tôi đang kêu gọi thành lập nhóm đồng bảo trợ cho Dự thảo nghị quyết này. Tôi đã yết kiến Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên trước khi về Tôkiô và đề nghị Ngài Bộ trưởng ủng hộ Dự thảo nghị quyết của chúng tôi, hoặc trở thành đồng bảo trợ cho Dự thảo nghị quyết này nếu có thể. Chúng tôi trông đợi sẽ nhận được sự hưởng ứng theo hướng thuận lợi từ phía Chính phủ Việt Nam.
Về việc cải tổ Hội đồng Bảo an, có 5 nước đã được chọn là thành viên thường trực Hội đồng Bảo an ngay sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ II. Sau 60 năm, thế giới đã có nhiều thay đổi và chúng tôi cho rằng Liên Hợp Quốc, đặc biệt là Hội đồng Bảo an, cần phản ánh hiện thực đó của thế giới. Nhật Bản đóng góp khoảng 20% ngân sách của Liên Hợp Quốc và đứng vị trí thứ hai sau Mỹ. Ngày nay, Nhật Bản tham gia nhiều hoạt động của Liên Hợp Quốc, trong đó có cả các hoạt động gìn giữ hòa bình (PKO), nhưng vẫn chưa được là thành viên thường trực Hội đồng Bảo an. Đó là lý do chính giải thích tại sao chúng tôi đang cố gắng trở thành thành viên thường trực Hội đồng Bảo an để đóng góp nhiều hơn cho các hoạt động của Liên Hợp Quốc. Chúng tôi hy vọng rằng đến mùa Thu năm nay có thể có quyết định cuối cùng để Nhật Bản có thể đóng góp vào việc cải tổ Hội đồng Bảo an và các hoạt động của Liên Hợp Quốc.
Viện trợ phát triển là một vấn đề rất quan trọng. Tôi nghĩ rằng ngân sách ODA của Nhật Bản đã xuống đến mức "chạm đáy" và Ngoại trưởng Machimura đang rất nỗ lực để tăng ngân sách dành cho ODA. Tôi cũng cho rằng xu hướng giảm ngân sách ODA sẽ thay đổi và sẽ chuyển sang hướng tăng lên. Chính phủ Nhật Bản sẽ tăng ODA trong năm tới. Về viện trợ ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam dựa trên cơ sở trung và dài hạn, dù thế nào đi chăng nữa, chúng tôi cũng sẽ tăng và phải tăng ODA cho Việt Nam.
Ngài đã bắt đầu nhiệm kỳ ở Việt Nam từ năm 2002. Đến nay đã gần 3 năm. Xin Ngài cho biết về kỷ niệm đẹp nhất của mình trong thời gian công tác ở đất nước chúng tôi.
Tôi có thể nói rằng mỗi ngày của tôi ở Việt Nam đều là một kỷ niệm đẹp. Tôi đã nói với tất cả những người Nhật Bản mà tôi gặp rằng Việt Nam là đất nước gần gũi nhất đối với Nhật Bản. Tình cảm của người Việt Nam gần gũi với người Nhật Bản hơn bất cứ nước nào khác. Đây là khái niệm về ý thức và tình cảm mà cá nhân tôi có được đối với người dân Việt Nam. Tôi đã làm việc ở nhiều nước châu Á với tư cách là một nhà ngoại giao. Tôi đã có nhiệm kỳ ở Philíppin, Inđônêxia và Trung Quốc. Việt Nam là nước thứ tư. Tôi có cảm giác như đang được ở nhà khi ở Việt Nam. Tôi yêu đất nước và con người Việt Nam. Cả nhiệm kỳ của tôi ở Việt Nam là kỷ niệm đẹp nhất./.
(TTXVN)
Có thể bạn sẽ thích