Ngày 22/5 vừa qua, đã diễn ra cuộc gặp bàn tròn giữa Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Tp.HCM (JBAH) và chính quyền Tp.HCM.
Đây là cuộc gặp được tổ chức mỗi năm một lần và là nơi để cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản kiến nghị và nêu thắc mắc đối với các chính sách của thành phố. Cuộc gặp lần thứ tám năm nay, các doanh nghiệp Nhật Bản đặt ra nhiều vấn đề mới cho chính quyền Tp.HCM.
Tham gia bàn tròn phía chính quyền Tp.HCM có ông Nguyễn Trung Tín, Phó chủ tịch và Ban điều hành JBAH. Cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản tại Tp.HCM tham gia JBAH có khoảng 365 thành viên. Những kiến nghị và bức xúc của giới doanh nghiệp Nhật Bản tập trung nhiều vào lao động, thuế, quyền sở hữu trí tuệ và dịch vụ Internet... ở Việt Nam.
Ông Watanabe Yataka, đại diện Công ty Towa Industrial, cho biết vấn đề lương bổng và đình công đang làm doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam lo lắng. Đầu năm 2006, Việt Nam công bố tăng mức lương tối thiểu mà theo ông là khá đột ngột làm nổ ra những cuộc đình công ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
Một số biện pháp đã được đưa ra và đã giải quyết được những cuộc đình công trong nửa đầu năm nay. Tuy nhiên, theo ông Watanabe, Tp.HCM cần chỉ đạo hơn nữa đối với nhóm công tác đặc biệt giải quyết đình công và cần có biện pháp đối với những cuộc đình công không đúng luật.
“Đối với những cuộc đình công rõ ràng không tuân thủ theo thủ tục pháp luật, chúng tôi mong muốn các cơ quan quản lý có biện pháp xử lý đối với những cuộc đình công này như xử lý những đối tượng ép buộc người khác không muốn tham gia đình công, đối tượng gây tổn hại cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phá hoại hay gây bạo lực trong cuộc đình công”, ông Watanabe phát biểu.
Ngoài ra, ông phàn nàn về việc nhận đăng ký thang bảng lương của các cơ quan quản lý. Các cơ quan này từ chối nhận nếu các doanh nghiệp không cố định mức tăng thưởng hàng năm hoặc tăng lương trong tương lai. Theo ông Watanabe, điều này vô lý vì tiền lương thay đổi theo tình hình hoạt động của doanh nghiệp và thị trường lao động, cơ quan quản lý không thể can thiệp vào hệ thống lương của doanh nghiệp và cũng không thể từ chối đăng ký thang bảng lương của doanh nghiệp một khi việc họ làm không trái với Luật Lao động.
Không những thế, điều ông cảm thấy bức xúc đó là việc tiết lộ thông tin liên quan đến lương của cơ quan quản lý. Lương là yếu tố quan trọng trong cạnh tranh giữa các công ty.
Bà Tsunoi Masako, đại diện cho Pricewaterhouse Coopers Vietnam cho biết, việc tính toán chi phí theo qui định hiện nay ở Việt Nam chưa hợp lý. Theo bà, các chi phí khấu hao cho tài sản cố định do người lao động sử dụng hay chi phí tài trợ đối với giáo dục được xem là chi phí hợp lý nhưng đối với những chi phí như cải thiện môi trường lao động của nhân viên và những đóng góp của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào xã hội lại không được xem là chi phí hợp lý.
Đây là cuộc gặp được tổ chức mỗi năm một lần và là nơi để cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản kiến nghị và nêu thắc mắc đối với các chính sách của thành phố. Cuộc gặp lần thứ tám năm nay, các doanh nghiệp Nhật Bản đặt ra nhiều vấn đề mới cho chính quyền Tp.HCM.
Tham gia bàn tròn phía chính quyền Tp.HCM có ông Nguyễn Trung Tín, Phó chủ tịch và Ban điều hành JBAH. Cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản tại Tp.HCM tham gia JBAH có khoảng 365 thành viên. Những kiến nghị và bức xúc của giới doanh nghiệp Nhật Bản tập trung nhiều vào lao động, thuế, quyền sở hữu trí tuệ và dịch vụ Internet... ở Việt Nam.
Ông Watanabe Yataka, đại diện Công ty Towa Industrial, cho biết vấn đề lương bổng và đình công đang làm doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam lo lắng. Đầu năm 2006, Việt Nam công bố tăng mức lương tối thiểu mà theo ông là khá đột ngột làm nổ ra những cuộc đình công ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
Một số biện pháp đã được đưa ra và đã giải quyết được những cuộc đình công trong nửa đầu năm nay. Tuy nhiên, theo ông Watanabe, Tp.HCM cần chỉ đạo hơn nữa đối với nhóm công tác đặc biệt giải quyết đình công và cần có biện pháp đối với những cuộc đình công không đúng luật.
“Đối với những cuộc đình công rõ ràng không tuân thủ theo thủ tục pháp luật, chúng tôi mong muốn các cơ quan quản lý có biện pháp xử lý đối với những cuộc đình công này như xử lý những đối tượng ép buộc người khác không muốn tham gia đình công, đối tượng gây tổn hại cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phá hoại hay gây bạo lực trong cuộc đình công”, ông Watanabe phát biểu.
Ngoài ra, ông phàn nàn về việc nhận đăng ký thang bảng lương của các cơ quan quản lý. Các cơ quan này từ chối nhận nếu các doanh nghiệp không cố định mức tăng thưởng hàng năm hoặc tăng lương trong tương lai. Theo ông Watanabe, điều này vô lý vì tiền lương thay đổi theo tình hình hoạt động của doanh nghiệp và thị trường lao động, cơ quan quản lý không thể can thiệp vào hệ thống lương của doanh nghiệp và cũng không thể từ chối đăng ký thang bảng lương của doanh nghiệp một khi việc họ làm không trái với Luật Lao động.
Không những thế, điều ông cảm thấy bức xúc đó là việc tiết lộ thông tin liên quan đến lương của cơ quan quản lý. Lương là yếu tố quan trọng trong cạnh tranh giữa các công ty.
Bà Tsunoi Masako, đại diện cho Pricewaterhouse Coopers Vietnam cho biết, việc tính toán chi phí theo qui định hiện nay ở Việt Nam chưa hợp lý. Theo bà, các chi phí khấu hao cho tài sản cố định do người lao động sử dụng hay chi phí tài trợ đối với giáo dục được xem là chi phí hợp lý nhưng đối với những chi phí như cải thiện môi trường lao động của nhân viên và những đóng góp của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào xã hội lại không được xem là chi phí hợp lý.
Có thể bạn sẽ thích