[WRAP]http://www.hoinhap.com.vn/cnhn/upload/webnews/congtrinh.jpg[/WRAP]"Các dự án đều được phía Việt Nam thực hiện rất hiệu quả và có những đóng góp cụ thể cho phát triển kinh tế của Việt Nam cũng như góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng ở Việt Nam..."- Ông Keichiro Nakazawa-Trưởng ban quản lý dự án khu vực Đông Dương của JBIC trả lời phỏng vấn VOV.
Ngày 31/3, tại Tokyo, ông Kyousuke Shinozawa-Chủ tịch Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản JBIC và bà Lê Thị Băng Tâm-Thứ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam đã đại diện cho 2 Chính phủ ký kết các Hiệp định về việc Nhật Bản cung cấp các khoản vay bằng đồng Yên với lãi suất ưu đãi trong năm tài chính 2005 cho 9 dự án lớn của Việt Nam với tổng kim ngạch lên tới hơn 88,3 tỷ Yên (tương đương hơn 800 triệu USD). Các dự án được cho vay bao gồm: Công trình cầu Nhật Tân (Hà Nội), nâng cấp nhà máy nhiệt điện Ninh Bình, Công trình cầu sông Hồng, dự án cải tạo môi trường Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn hai, các công trình xây dựng bệnh viện tại một số địa phương, công trình xây dựng Trung tâm đào tạo tin học… Phóng viên VOV thường trú tại Tokyo đã phỏng vấn ông Keichiro Nakazawa-Trưởng ban quản lý dự án khu vực Đông Dương của JBIC về vấn đề này.
Phóng viên: Thưa ông, xin ông cho biết đánh giá của JBIC về hiệu quả thực hiện các dự án sử dụng vốn vay từ Nhật Bản của phía Việt Nam?
Trưởng ban Nakazawa: Kể từ khi Nhật Bản nối lại các khoản vay bằng đồng Yên với lãi suất ưu đãi dành cho Việt Nam từ năm 1992 đến nay, tổng số các khoản vay đã vượt qua mức 1.000 tỷ Yên với hơn 100 dự án các loại. Các dự án đều được thực hiện rất hiệu quả và có những đóng góp cụ thể cho phát triển kinh tế của Việt Nam cũng như góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng ở Việt Nam. Một điều rõ ràng là tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam luôn vượt mức 7%, công cuộc xoá đói giảm nghèo của Việt Nam cũng có những thành tích to lớn, chỉ trong vòng 10 năm từ 1994-2004, Việt Nam đã giảm được một nửa số hộ nghèo. Chúng tôi rất vui mừng vì kết quả này và cũng rất vui mừng vì có thể góp phần trợ giúp Việt Nam phát triển kinh tế.
Phóng viên: Thưa ông, ngoài những lĩnh vực từ trước đến nay vẫn nhận được vốn vay từ Nhật Bản như giao thông, điện khí… tới đây, trong tình hình mới, JBIC có kế hoạch cấp vốn cho những lĩnh vực khác của Việt Nam không?
Trưởng ban Nakazawa: Điều này còn phụ thuộc vào yêu cầu của phía Việt Nam. Trên thực tế, trong 10 năm trở lại đây, có tới 40% vốn vay được cung cấp cho lĩnh vực giao thông, vận tải, 30% được dành cho các công trình điện, 30% còn lại dành cho một số lĩnh vực khác. Tuy nhiên, với tình hình mới hiện nay, các lĩnh vực được cho vay cũng đã có thay đổi. Hiện nay, Việt Nam đang đẩy mạnh quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá. Do đó, nhu cầu về hạ tầng và môi trường đô thị như hệ thống cấp thoát nước, xử lý chất thải, phát triển mạng lưới giao thông nội thành… đã trở nên cấp thiết. Đây sẽ là những lĩnh vực được tập trung ưu tiên. Bên cạnh đó, có một thực tế phải nhìn nhận là khoảng cách kinh tế giữa nông thôn và thành thị của Việt Nam cũng trở thành vấn đề cần giải quyết. Theo đó, chúng tôi cũng sẽ cung cấp vốn vay cho các dự án xây dựng hạ tầng nông thôn như đường xá, trường học… Một điểm nữa, các khoản vay theo Hiệp định vừa được ký ngày 31/3 cũng đã bắt đầu dành cho lĩnh vực giáo dục và y tế của Việt Nam. Tới đây chúng tôi sẽ cùng với Chính phủ Việt Nam xem xét cụ thể và tìm thêm những lĩnh vực mới đang cần vốn để phát triển.
Phóng viên: Thưa ông, theo nhận xét của JBIC, phía Việt Nam cần làm gì để thực hiện hiệu quả hơn nữa các dự án vay vốn Nhật Bản?
Trưởng ban Nakazawa: Chúng tôi đánh giá rất cao nỗ lực của Việt Nam và hiệu quả trong việc thực hiện các dự án vay. Tuy nhiên, vẫn cần thiết nâng cao hơn nữa hiệu quả này trong thời gian tới. Trên thực tế, có nhiều điều cần chú ý, như việc dự tính chi phí cho một số dự án chưa được linh hoạt. Có dự án đã được phê duyệt ở mức độ khả thi, những sau đó lại có thay đổi về chi phí, đã tổ chức đấu thầu lại phải đấu thầu lại. Điều này gây lãng phí thời gian, công sức và chi phí. Cần nghiên cứu kỹ hơn đến những chi tiết nhỏ nhất, dự tính chính xác chi phí của dự án để tránh hiện tượng này. Ngoài ra, quá trình đấu thầu cũng cần dựa theo một nguyên tắc cơ bản của kinh tế thị trường là phải chọn nhà thầu có giá cạnh tranh nhất để thực hiện dự án. Theo đó, các dự án sẽ được thực hiện với tính hiệu quả cao nhất.
Phóng viên: Xin cám ơn ông!./.
Ngày 31/3, tại Tokyo, ông Kyousuke Shinozawa-Chủ tịch Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản JBIC và bà Lê Thị Băng Tâm-Thứ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam đã đại diện cho 2 Chính phủ ký kết các Hiệp định về việc Nhật Bản cung cấp các khoản vay bằng đồng Yên với lãi suất ưu đãi trong năm tài chính 2005 cho 9 dự án lớn của Việt Nam với tổng kim ngạch lên tới hơn 88,3 tỷ Yên (tương đương hơn 800 triệu USD). Các dự án được cho vay bao gồm: Công trình cầu Nhật Tân (Hà Nội), nâng cấp nhà máy nhiệt điện Ninh Bình, Công trình cầu sông Hồng, dự án cải tạo môi trường Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn hai, các công trình xây dựng bệnh viện tại một số địa phương, công trình xây dựng Trung tâm đào tạo tin học… Phóng viên VOV thường trú tại Tokyo đã phỏng vấn ông Keichiro Nakazawa-Trưởng ban quản lý dự án khu vực Đông Dương của JBIC về vấn đề này.
Phóng viên: Thưa ông, xin ông cho biết đánh giá của JBIC về hiệu quả thực hiện các dự án sử dụng vốn vay từ Nhật Bản của phía Việt Nam?
Trưởng ban Nakazawa: Kể từ khi Nhật Bản nối lại các khoản vay bằng đồng Yên với lãi suất ưu đãi dành cho Việt Nam từ năm 1992 đến nay, tổng số các khoản vay đã vượt qua mức 1.000 tỷ Yên với hơn 100 dự án các loại. Các dự án đều được thực hiện rất hiệu quả và có những đóng góp cụ thể cho phát triển kinh tế của Việt Nam cũng như góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng ở Việt Nam. Một điều rõ ràng là tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam luôn vượt mức 7%, công cuộc xoá đói giảm nghèo của Việt Nam cũng có những thành tích to lớn, chỉ trong vòng 10 năm từ 1994-2004, Việt Nam đã giảm được một nửa số hộ nghèo. Chúng tôi rất vui mừng vì kết quả này và cũng rất vui mừng vì có thể góp phần trợ giúp Việt Nam phát triển kinh tế.
Phóng viên: Thưa ông, ngoài những lĩnh vực từ trước đến nay vẫn nhận được vốn vay từ Nhật Bản như giao thông, điện khí… tới đây, trong tình hình mới, JBIC có kế hoạch cấp vốn cho những lĩnh vực khác của Việt Nam không?
Trưởng ban Nakazawa: Điều này còn phụ thuộc vào yêu cầu của phía Việt Nam. Trên thực tế, trong 10 năm trở lại đây, có tới 40% vốn vay được cung cấp cho lĩnh vực giao thông, vận tải, 30% được dành cho các công trình điện, 30% còn lại dành cho một số lĩnh vực khác. Tuy nhiên, với tình hình mới hiện nay, các lĩnh vực được cho vay cũng đã có thay đổi. Hiện nay, Việt Nam đang đẩy mạnh quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá. Do đó, nhu cầu về hạ tầng và môi trường đô thị như hệ thống cấp thoát nước, xử lý chất thải, phát triển mạng lưới giao thông nội thành… đã trở nên cấp thiết. Đây sẽ là những lĩnh vực được tập trung ưu tiên. Bên cạnh đó, có một thực tế phải nhìn nhận là khoảng cách kinh tế giữa nông thôn và thành thị của Việt Nam cũng trở thành vấn đề cần giải quyết. Theo đó, chúng tôi cũng sẽ cung cấp vốn vay cho các dự án xây dựng hạ tầng nông thôn như đường xá, trường học… Một điểm nữa, các khoản vay theo Hiệp định vừa được ký ngày 31/3 cũng đã bắt đầu dành cho lĩnh vực giáo dục và y tế của Việt Nam. Tới đây chúng tôi sẽ cùng với Chính phủ Việt Nam xem xét cụ thể và tìm thêm những lĩnh vực mới đang cần vốn để phát triển.
Phóng viên: Thưa ông, theo nhận xét của JBIC, phía Việt Nam cần làm gì để thực hiện hiệu quả hơn nữa các dự án vay vốn Nhật Bản?
Trưởng ban Nakazawa: Chúng tôi đánh giá rất cao nỗ lực của Việt Nam và hiệu quả trong việc thực hiện các dự án vay. Tuy nhiên, vẫn cần thiết nâng cao hơn nữa hiệu quả này trong thời gian tới. Trên thực tế, có nhiều điều cần chú ý, như việc dự tính chi phí cho một số dự án chưa được linh hoạt. Có dự án đã được phê duyệt ở mức độ khả thi, những sau đó lại có thay đổi về chi phí, đã tổ chức đấu thầu lại phải đấu thầu lại. Điều này gây lãng phí thời gian, công sức và chi phí. Cần nghiên cứu kỹ hơn đến những chi tiết nhỏ nhất, dự tính chính xác chi phí của dự án để tránh hiện tượng này. Ngoài ra, quá trình đấu thầu cũng cần dựa theo một nguyên tắc cơ bản của kinh tế thị trường là phải chọn nhà thầu có giá cạnh tranh nhất để thực hiện dự án. Theo đó, các dự án sẽ được thực hiện với tính hiệu quả cao nhất.
Phóng viên: Xin cám ơn ông!./.
Theo VOV
Có thể bạn sẽ thích