Kết thúc giai đoạn I “Sáng kiến chung Việt-Nhật”: Hình mẫu về cải thiện môi trường ĐT

Kết thúc giai đoạn I “Sáng kiến chung Việt-Nhật”: Hình mẫu về cải thiện môi trường ĐT

[WRAP]http://www.hoinhap.com.vn/cnhn/upload/webnews/Fujitsu.jpg[/WRAP]Việt Nam đang tiếp nhận thêm nhiều vốn đầu tư nước ngoài, trong đó có “làn sóng” đầu tư từ Nhật Bản, là kết quả của hai năm thực hiện chương trình “Sáng kiến chung Việt - Nhật”. Các chuyên gia Nhật theo dõi chương trình nhận định “môi trường đầu tư của Việt Nam đã thay đổi vượt bậc”, đây là mô hình mẫu mực.

Như người trong nhà

Trong số 44 vấn đề nêu ra hai năm trước, đến nay Việt Nam đã hoàn thành được 85%. “Nếu như trước đây người nước ngoài phải chịu giá điện cao hơn thì nay họ đã được dùng chung một biểu giá như người trong nước. Điều này đã ra một sân chơi bình đẳng giữa mọi thành phần kinh tế” - ông Oshikiri Koji, phó trưởng đại diện Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam, nói.

Hàng loạt vấn đề khác, trong đó có cơ sở hạ tầng, đã được cải thiện đáng kể. Giá cước điện thoại quốc tế và phí thuê kênh quốc tế trước đây cao “vời vợi” so với nhiều nước trong khu vực thì nay đã giảm ở mức có thể chấp nhận. Đặc biệt, chính sách miễn thị thực nhập cảnh ngắn hạn đối với công dân Nhật Bản khi vào Việt Nam đã được nhiều doanh nhân Nhật hoan nghênh.

Để quyết định đầu tư một dự án thì doanh nhân phải qua lại Việt Nam nhiều lần và việc miễn thị thực đã mở ra cơ hội để họ làm việc này, kể cả tìm kiếm cơ hội làm ăn thông qua đường du lịch... Ông Oshikiri Koji nhận định hai năm qua Việt Nam đã đi những bước khá dài trong việc cải thiện môi trường đầu tư.

Còn những nội dung đến nay chưa hoàn thành nhưng cũng đang trên đà tiến triển theo hướng thuận lợi. Trong đó phải kể đến nội dung phát triển, thu hút và sử dụng đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp phụ trợ. Hiện nay Việt Nam đang gấp rút triển khai qui hoạch tổng thể ngành công nghiệp phụ trợ đối với nhiều ngành: ôtô, xe máy, điện tử, dệt may...

Theo ông Kyoshiro Ichikawa - chuyên gia của JICA, đang làm việc cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư - thì hiện nay tại Tp.HCM, Bình Dương, Hà Nội, Hải Dương... hàng loạt khu công nghiệp chuyên ngành đã được qui hoạch xây dựng cùng với những chính sách ưu đãi về đầu tư nên đã thu hút được nhiều nhà đầu tư chuyên làm linh kiện phụ tùng trong ngành ôtô, xe máy, quyết định đầu tư vào Việt Nam.

“Chúng ta cứ than phiền vì sao đầu tư của Nhật và những nước khác vào Việt Nam vẫn chưa đúng với tiềm năng, song không biết rằng để có thể thu hút được họ, Việt Nam phải có ngành công nghiệp phụ trợ thật mạnh và giờ đây một số nơi của Việt Nam đã làm được điều này” - ông Kyoshiro Ichikawa khẳng định.

Các doanh nghiệp Nhật cũng thừa nhận rằng Việt Nam đã có những bước tiến rất nhanh trong phát triển nguồn nhân lực với việc triển khai xây dựng và thực hiện các đề án đào tạo. Trong đó có các dự án đào tạo nghề cho nông dân, học sinh vùng dân tộc thiểu số, lao động trong các khu công nghiệp, ngành công nghệ thông tin...

Đất lành chim đậu

Theo bà Nguyễn Thị Bích Vân - Cục phó Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), thành công bước đầu của “Sáng kiến chung Việt - Nhật” đã cho trái ngọt. Môi trường đầu tư của Việt Nam đã được cải thiện mạnh mẽ, nhờ vậy đã tạo ra làn sóng đầu tư của các doanh nghiệp Nhật vào Việt Nam.

“Qua chuyến đi xúc tiến đầu tư tại ba thành phố lớn của Nhật vào cuối tháng hai, chúng tôi đã nhận thấy các doanh nghiệp Nhật hiểu biết rất rõ về nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam. Vấn đề là giờ đây chúng ta sẽ đón họ như thế nào khi các doanh nghiệp này tìm đến Việt Nam” - bà Vân nói.

“Đất lành chim đậu”, tại ba cuộc gặp giữa lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư và cộng đồng các nhà đầu tư Nhật tại Tokyo, Osaka và Nagoya vừa qua, đại diện của nhiều tập đoàn lớn thuộc những ngành mũi nhọn của Nhật như xây dựng, cơ khí chế tạo, công nghệ thông tin... đã bày tỏ ý định sang Việt Nam tìm kiếm cơ hội đầu tư. Trong đó có những nhà đầu tư đang đầu tư hàng tỉ USD tại Trung Quốc, Thái Lan, Singapore...

Đó là những người chưa đến, còn những người đã đến cũng cảm thấy hài lòng và họ đã thể hiện điều đó qua việc tăng thêm vốn đầu tư. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong năm 2005 đã có hơn 600 lượt dự án có vốn đầu tư nước ngoài xin tăng vốn. Trong đó có nhiều dự án của nhà đầu tư Nhật với số vốn tăng thêm thật “ấn tượng”: Công ty Canon tăng 60 triệu USD, Công ty Honda tăng 58 triệu USD, Công ty Nidec tăng hơn 50 triệu USD...

Ông Takashi Nakano - Giám đốc Tổ chức Xúc tiến thương mại và đầu tư Nhật Bản tại Tp.HCM (JETRO) - cho rằng trong năm 2006 các doanh nghiệp vẫn tiếp tục tăng thêm vốn, nhất là những doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin, điện tử... “Môi trường đầu tư của Việt Nam đang được cải thiện cùng với sự kiện Việt Nam sẽ trở thành thành viên của WTO, chắc chắn doanh nghiệp Nhật không đánh mất cơ hội ở thị trường Việt Nam” - ông Takashi Nakano khẳng định.

Theo ông Phan Hữu Thắng - Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, tất cả những vấn đề còn tồn tại, Ủy ban Sáng kiến chung Việt - Nhật đang cân nhắc chọn đưa vào giai đoạn hai của chương trình (2006-2007). “Mục tiêu lớn nhất của chương trình này là cải thiện, nâng cao khả năng cạnh tranh của Việt Nam, và đối tượng nhắm đến sẽ không chỉ là các nhà đầu tư Nhật Bản mà là tất cả các nhà đầu tư trong và ngoài nước” - ông Thắng nhấn mạnh.

Theo Tuổi Trẻ
 

Bài viết liên quan

Thumbnail bài viết: Nhật Bản - Việt Nam ký kết thỏa thuận ngăn chặn tình trạng "thu hai lần" phí bảo hiểm xã hội đối với thực tập sinh.
Nhật Bản - Việt Nam ký kết thỏa thuận ngăn chặn tình trạng "thu hai lần" phí bảo hiểm xã hội đối với thực tập sinh.
Ngày 18, Bộ Ngoại giao Nhật Bản thông báo các cuộc đàm phán với Việt Nam sẽ bắt đầu vào ngày 22 để ký kết "Hiệp định Bảo hiểm Xã hội Nhật Bản - Việt Nam". Khi người lao động hai nước làm việc tại...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Tại sao giá matcha cũng tăng, và cả sencha cũng vậy ? Tình hình matcha trong tương lai sẽ ra sao ?
Nhật Bản : Tại sao giá matcha cũng tăng, và cả sencha cũng vậy ? Tình hình matcha trong tương lai sẽ ra sao ?
Giá matcha cuối cùng cũng đã bắt đầu tăng. Giá thị trường tencha (nguyên liệu thô để làm matcha) đã tăng vọt trong năm nay, điều này nằm trong dự đoán, nhưng có vẻ như cuối cùng cũng đã đến...
Thumbnail bài viết: Hướng tới việc phổ cập các dịch vụ sử dụng thông tin sức khỏe cá nhân, METI triển khai dự án trình diễn trong lĩnh vực chăm sóc điều dưỡng.
Hướng tới việc phổ cập các dịch vụ sử dụng thông tin sức khỏe cá nhân, METI triển khai dự án trình diễn trong lĩnh vực chăm sóc điều dưỡng.
METI đang nỗ lực phổ biến các dịch vụ sử dụng "PHR (Hồ sơ Sức khỏe Cá nhân)", đại diện cho thông tin sức khỏe và dữ liệu y tế của cá nhân. METI dự kiến khởi động một dự án trình diễn vào năm tài...
Thumbnail bài viết: Tỷ lệ tự cung tự cấp lương thực chỉ đạt 38% . Khủng hoảng lương thực của Nhật Bản do sản xuất hàng loạt và tiêu thụ hàng loạt .
Tỷ lệ tự cung tự cấp lương thực chỉ đạt 38% . Khủng hoảng lương thực của Nhật Bản do sản xuất hàng loạt và tiêu thụ hàng loạt .
Giá gạo tăng cao, thu hoạch rau củ quả kém, sản lượng đánh bắt giảm... Chúng ta nên làm gì bây giờ để thoát khỏi cuộc khủng hoảng lương thực lịch sử này? Keiko Nakamura, một nhà nghiên cứu hàng...
Thumbnail bài viết: Ngân hàng Japan Post gặp sự cố hệ thống , không thể chuyển tiền đến hoặc nhận tiền từ các ngân hàng khác.
Ngân hàng Japan Post gặp sự cố hệ thống , không thể chuyển tiền đến hoặc nhận tiền từ các ngân hàng khác.
Theo Ngân hàng Bưu điện Nhật Bản ( Japan Post ) , một sự cố hệ thống đã khiến việc chuyển tiền từ Ngân hàng sang các ngân hàng khác và gửi tiền từ các ngân hàng khác vào Ngân hàng Bưu điện Nhật...
Thumbnail bài viết: Chính quyền Trump gây sức ép tăng chi tiêu quốc phòng, Nhật Bản sẽ phản ứng thế nào ? 
Chính sách an ninh của mỗi bên.
Chính quyền Trump gây sức ép tăng chi tiêu quốc phòng, Nhật Bản sẽ phản ứng thế nào ? Chính sách an ninh của mỗi bên.
Chính quyền Trump tại Mỹ đang yêu cầu Nhật Bản tăng chi tiêu quốc phòng . Nhật Bản sẽ phản ứng thế nào khi chính quyền Trump gây sức ép buộc các đồng minh tăng đáng kể chi tiêu quốc phòng ? An...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Tỷ lệ lao động thường xuyên/không thường xuyên phiên bản phát hành năm 2025.
Nhật Bản : Tỷ lệ lao động thường xuyên/không thường xuyên phiên bản phát hành năm 2025.
77,7% nam giới và 47,6% nữ giới là lao động thường xuyên Việc làm thường xuyên và không thường xuyên là một cách phân loại tình trạng việc làm, và thường được thảo luận khi thảo luận về tình hình...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Xuất khẩu sang Mỹ giảm tháng thứ ba liên tiếp trong tháng 6 , ô tô chịu thuế quan giảm.
Nhật Bản : Xuất khẩu sang Mỹ giảm tháng thứ ba liên tiếp trong tháng 6 , ô tô chịu thuế quan giảm.
Theo số liệu thống kê thương mại sơ bộ (tính theo thông quan) do Bộ Tài chính công bố ngày 17, xuất khẩu sang Mỹ đã giảm 11,4% so với cùng kỳ năm trước, xuống còn 1,7071 nghìn tỷ yên. Đây là tháng...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Agoda dừng giao dịch với các công ty gian lận , liên quan đến các vấn đề đặt phòng khách sạn.
Nhật Bản : Agoda dừng giao dịch với các công ty gian lận , liên quan đến các vấn đề đặt phòng khách sạn.
Vào ngày 16, thông tin cho biết trang web đặt phòng khách sạn trực tuyến Agoda đã dừng giao dịch với các công ty gian lận liên quan đến các vấn đề với du khách, chẳng hạn như "phòng đã đặt không...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Ngành điều dưỡng lương thấp, lo ngại về tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng hơn . Thảo luận về việc nâng cao mức sống.
Nhật Bản : Ngành điều dưỡng lương thấp, lo ngại về tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng hơn . Thảo luận về việc nâng cao mức sống.
Ngành điều dưỡng, bao gồm cả chăm sóc tại nhà, đang ngày càng trở nên khó khăn. Không còn thời gian để lãng phí vào việc cải thiện chế độ đãi ngộ cho nhân viên điều dưỡng. Nhiều đảng phái chính...
Your content here
Top