Tình hình là tuần vừa rồi vừa bị tước mất một cái răng quý giá nên xin ghi lại chút suy nghĩ ở đây. Đáng lẽ ra nên gửi vào mục "các vấn đề khác" của ttnb.net nhưng có lẽ những vấn đề này sẽ dành cho người chuẩn bị đến nhật nhiều hơn vì người đang ở Nhật thì đã biết rồi )
Đã rất nhiều lần đưa người đi bệnh viện và dịch cho họ cũng như dịch qua điện thọai. Và cũng không ít lần chứng kiến cảnh nhiều người bị bác sĩ loay hoay cả tiếng mới giải quyết xong 1 cái răng ngoan cố. Tất nhiên là chủ nhân kêu "rất đau!". Vì thế nên ấn tượng của tôi về nhổ răng cũng là "phải chịu đựng một chút". Tuy thế hôm nọ hơi giật mình vì bác sĩ giải quyết chưa đến 1 phút. Tưởng ông ta đang chuẩn bị thì đã bảo là "xong rồi")
Chi phí nhổ răng: 3000 Yên.
Tiền thuốc: 640 Yên.
Thời gian: 15 fút (cả thời gian chờ đợi).
Mức độ đau: 0%. Hôm nay đã qua ngày thứ 4 và hầu như không còn cảm giác đau nữa.
Đấy là chuyện nhổ răng. Có lẽ không có gì đáng chú ý cả. Nhân tiện xin nói qua về chuyện khám chữa răng tại Nhật.
Thứ nhất là việc khám chữa mất rất nhiều thời gian. Ví dụ chỉ để làm vệ sinh răng có khi là họ chia ra 4 lần. Mỗi lần chỉ vệ sinh vài cái rồi hẹn hôm sau. Nhiều người hỏi tại sao mà họ không làm 1 lúc luôn. Câu trả lời đơn giản: Bệnh viện cũng cần tiền, cần thu nhập nên họ chia ra để dễ lấy tiền. Tất nhiên cũng có trường hợp cần khám chữa lâu dài.
Để tránh việc bị kéo lê ra thì tôi thường lấy lý do tôi sắp đi công tác nước ngòai nên không có thời gian hãy làm nhanh đi. Và hầu như họ giải quyết.
Thứ hai nữa là nếu bạn đi lần đầu đa số phải hẹn trước. Tôi thì vì lười hẹn nên dùng mẹo là gọi điện và nói là "rất đau" và muốn khám ngay bây giờ còn ngày mai thì không có thời gian v.v... Và đa số trường hợp cũng được giải quyết.
Vấn đề còn lại là phòng khám răng rất nhiều. Cũng có nơi tốt, nơi xấu v.v.. Nên đi thử vài nơi và quan sát cách làm sau đó chọn ra nơi thích hợp với mình. Thường thì tôi nhìn xem cách họ chữa trị, khách của họ có đông không và vấn đề quan trọng là họ có nhiệt tình và có "đau" không. Ngoài ra thái độ vui vẻ nói chuyện cởi mở của y tá và bác sĩ cũng là một yếu tố nên chú ý.
Cuối cùng là nếu có thể thì nên tránh đi vào cuối tuần và ngày nghỉ vì rất đông người. Việc này cũng có nghĩa là thời điểm này bác sĩ không có nhiều thời gian để chăm sóc. Tôi không bị trói buộc về thời gian nên thường chọn đi vào giữa tuần)
Xin hết ạ. Có ai copy đi đầu thì làm ơn để lại nick của tôi vì đây không phải là bai tôi đi copy ở đâu về nhá các vị.
Đã rất nhiều lần đưa người đi bệnh viện và dịch cho họ cũng như dịch qua điện thọai. Và cũng không ít lần chứng kiến cảnh nhiều người bị bác sĩ loay hoay cả tiếng mới giải quyết xong 1 cái răng ngoan cố. Tất nhiên là chủ nhân kêu "rất đau!". Vì thế nên ấn tượng của tôi về nhổ răng cũng là "phải chịu đựng một chút". Tuy thế hôm nọ hơi giật mình vì bác sĩ giải quyết chưa đến 1 phút. Tưởng ông ta đang chuẩn bị thì đã bảo là "xong rồi")
Chi phí nhổ răng: 3000 Yên.
Tiền thuốc: 640 Yên.
Thời gian: 15 fút (cả thời gian chờ đợi).
Mức độ đau: 0%. Hôm nay đã qua ngày thứ 4 và hầu như không còn cảm giác đau nữa.
Đấy là chuyện nhổ răng. Có lẽ không có gì đáng chú ý cả. Nhân tiện xin nói qua về chuyện khám chữa răng tại Nhật.
Thứ nhất là việc khám chữa mất rất nhiều thời gian. Ví dụ chỉ để làm vệ sinh răng có khi là họ chia ra 4 lần. Mỗi lần chỉ vệ sinh vài cái rồi hẹn hôm sau. Nhiều người hỏi tại sao mà họ không làm 1 lúc luôn. Câu trả lời đơn giản: Bệnh viện cũng cần tiền, cần thu nhập nên họ chia ra để dễ lấy tiền. Tất nhiên cũng có trường hợp cần khám chữa lâu dài.
Để tránh việc bị kéo lê ra thì tôi thường lấy lý do tôi sắp đi công tác nước ngòai nên không có thời gian hãy làm nhanh đi. Và hầu như họ giải quyết.
Thứ hai nữa là nếu bạn đi lần đầu đa số phải hẹn trước. Tôi thì vì lười hẹn nên dùng mẹo là gọi điện và nói là "rất đau" và muốn khám ngay bây giờ còn ngày mai thì không có thời gian v.v... Và đa số trường hợp cũng được giải quyết.
Vấn đề còn lại là phòng khám răng rất nhiều. Cũng có nơi tốt, nơi xấu v.v.. Nên đi thử vài nơi và quan sát cách làm sau đó chọn ra nơi thích hợp với mình. Thường thì tôi nhìn xem cách họ chữa trị, khách của họ có đông không và vấn đề quan trọng là họ có nhiệt tình và có "đau" không. Ngoài ra thái độ vui vẻ nói chuyện cởi mở của y tá và bác sĩ cũng là một yếu tố nên chú ý.
Cuối cùng là nếu có thể thì nên tránh đi vào cuối tuần và ngày nghỉ vì rất đông người. Việc này cũng có nghĩa là thời điểm này bác sĩ không có nhiều thời gian để chăm sóc. Tôi không bị trói buộc về thời gian nên thường chọn đi vào giữa tuần)
Xin hết ạ. Có ai copy đi đầu thì làm ơn để lại nick của tôi vì đây không phải là bai tôi đi copy ở đâu về nhá các vị.
Có thể bạn sẽ thích