Có lẽ đa số thành viên ở đây đều đã hoặc đang có kinh nghiệm làm việc cho (hay với) người Nhật. Mời mọi người cho ý kiến về những khó khăn của người Việt trong trường hợp này(Ít nhiều gì cũng nên lên tiếng không nên ngại hay "giấu nghề" ).
Có lẽ đa số thành viên ở đây đều đã hoặc đang có kinh nghiệm làm việc cho (hay với) người Nhật. Mời mọi người cho ý kiến về những khó khăn của người Việt trong trường hợp này(Ít nhiều gì cũng nên lên tiếng không nên ngại hay "giấu nghề" ).
Lão lão à, như thế này giống như là * bắt * em nói rồi
Em cũng chưa làm việc cho công ty Nhật/ với người Nhật nhiều, nói tới kinh nghiệm bản thân thì cũng chỉ có thể nói như thế này :
- Khi nhận được chỉ thị từ cấp trên, nếu là chỉ thị miệng, nên/có thể đề nghị cấp trên gửi mail chỉ thi. Hoặc ghi lại thời gian, địa điểm nhận chỉ thi. Vì cấp trên thường rất hay * quên *, tốt nhất là làm sao để có chứng cớ rõ ràng, tránh trường hợp sau bị * trách oan * mà ko cãi đươc.
Em từng có lần nhận chỉ thị miệng từ Sếp, cũng đã hỏi lại xác nhận lúc đó, tuy nhiên khi thực hiện rồi, bị trách là sao lại * tự tiện * làm, Sếp đã chỉ thị đâu ? Em nói hôm trước Sếp bảo em làm, em còn hỏi lại xác nhận rồi, nhưng Sếp bảo Sếp không nhớ, và nói lần sau không được tự làm khi chưa có chỉ thị như thế nữa. Và sau đó thì hầu như lần nào em cũng nhất định *yêu cầu* sếp chỉ thị qua mail
- Ngoài ra, khi cần trình bày một vấn đề gì, xin ý kiến giải quyết, thì hãy suy nghĩ trước (考えておいて)xem có thể xảy ra những trường hợp nào, nghĩ hướng giải quyết trước, điểm lợi điểm hại từng trường hợp, Sếp là người quyết định mà thôi . Cái quan trọng nhất, và họ quan tâm nhất, là *どうすればいいか?*
Trên là hai điều em rút ra trước hết, mọi người vào góp ý kiến và bổ sung nhé . (Chắc là hơi *lạc đề* vì ở trên là chủ đề *Khó khăn của ng Việt khi làm việc cùng ng Nhật*, còn của em thì ko hẳn thế mà chỉ mang tính chất *kinh nghiệm rút ra* thôi nhỉ )
P.S: Cái bộ gõ toàn làm dấu sắc thành dấu nặng T.T~
- DN Nhật tại VN thì sử dụng nhiều dịch vụ của các công ty VN. Nếu là sếp Nhật ở VN lâu rồi thì sẽ hiểu được một số đặc tính không hay của các dịch vụ ở VN, như kiểu "chậm trễ", "nói 1 đằng, làm 1 nẻo" , hay giá tiền đội lên không rõ ràng chẳng han. Có nhiều lúc , bên VN hẹn thế này thế khác, sếp Nhật thấy *đến hẹn ko lên* thì cũng réo mình, mình réo bên kia, bên kia lại hứa hẹn này khác, mình ở giữa thấy khó xử, phải làm sao để cân bằng, vừa phải báo cáo thật cũng như không để Sếp Nhật có ấn tượng quá xấu về người VN/ dịch vụ của VN.
- Chuyện tiền bạc, càng rõ ràng càng tốt, vấn đề liên quan đến tiền là dễ gây hiểu lầm/ mất lòng tin nhất, do đó với tất cả các khoản phí cần chi hãy kê ra chi tiết và rõ ràng ngay từ đầu (dù Sếp có yêu cầu hay không yêu cầu). Chuẩn bị sẵn để khi bị hỏi sao *món này đắt thế, món kia đắt thế * cũng có thể đưa ngay ra câu trả lời, đừng để Sếp phải bảo * Hãy tìm lại xem có chỗ nào giá rẻ hơn chút không * ( Lúc đó hãy đưa sẵn thông tin hai hãng, có hình ảnh minh họa, tính chất, đặc điểm hai loại và trình bày một cách dễ hiểu nhất )
- Đánh mất đồ/rơi đồ -> Xác định là không thể tìm lai. Có lần Sếp mình đánh rơi ví ở gần sân bay, sếp kêu mình gọi báo Công an khu vực để báo mất, xem có ai nhặt được trả lại khộng Biết chắc là không khả quan nhưng mình có gọi, và lúc nào điện thoại cũng trong tình trạng không ai nhấc máy. Mình đành báo với Sếp, và cũng nói luôn, ở VN không giống ở Nhật, hầu như mất đồ có thể tìm lại được ở đồn cảnh sát đậu
- Người Việt thường hay có tính * cả nể * , nhưng với người Nhật thi khi làm việc không có khái niệm * người quen *, do đó dù là ai giới thiệu đi chăng nữa cũng sẽ làm việc đúng nguyên tắc đã đinh. Vì thế nên nếu có ai định nhờ vả điều gì (xin việc chẳng hạn ), nên nói rõ điều này, tránh trường hợp sau này người đó ko trúng tuyển hay trúng tuyển vào làm rồi không được * ưu đãi * gì cũng không bị trách móc .
- Nếu là dẫn người Nhật đi du lịch, nói rõ các khoản phí cần trả ngay từ đầu .
- Đôi khi làm việc với các cơ quan hành chính ở VN cần mất thêm một số chi phí ngoài để được việc, đôi khi mình thấy rất khó giải thích cho những khoản phí này vì cũng ngại làm mất mặt cơ quan VN. Cuối cùng thì cũng phải giải thích rõ nếu không muốn bỏ tiền túi . - -
Sao jin lại tự nhận là lão lão bắt jin viết thế kia ?
Nghe jin kể hết 1 dây ra thế này chắc ai có dự định làm cho công ty Nhật sẽ nhụt chí mất nhỉ.
Có ai có kinh nghiệm gì nữa kể ra cho bà con tham khảo với nhé.
Làm việc với người Nhật, nhất là "sếp" Nhật bạn phải luôn nhớ.
Điều 1: Sếp luôn đúng
Điều 2: Nếu sai hãy xem lại điều 1.
Khi sếp nói gì bạn nên lắng nghe và tránh cãi lại ngay lúc đấy. Nếu sếp vui tính thì không sao nhưng nếu là sếp "khó tính" câu nói của bạn vô tình là giọt nước làm tràn ly.
Có một lần, khi đó mình mới đi làm, có một trường hợp thế này.
một anh bạn hút thuốc lá tại vị trí không đúng quy định của công ty và đã được sếp gọi lại hỏi nhỏ nhẹ: "Có phải anh đã hút thuốc tại vị trí A" không?. (Khi hỏi câu này, vị sếp ấy đã đứng từ xa quan sát và đợi anh kia hút xong điếu thuốc mới đi và sau đó vào phòng làm việc gọi anh ta ra hỏi) Câu hỏi cảm giác rất nhẹ nhưng sau câu trả lời có chút biện bạch mà người Nhật hay dùng từ "言いわけ", giọng của sếp gắt lên, "Anh muốn bị sa thải phải không? Nếu không tuân thủ được quy tắc của công ty, xin mời anh đi nơi khác làm!.
Nói vậy để thấy, người Nhật cực kì ghét nói dối. Vì thế hãy cẩn thận nếu bạn là một người hay "nói đùa" khi làm việc với người Nhật.
Lão lão biết Jin có nhiều kinh nghiệm nhưng hay giấu nghề nên phải nói thêm thế Jin mới lên tiếng . Lo cũng tính là sẽ xách dép theo Jin học hỏi thêm . Hehe
---------------------
Lo thì chẳng có kinh nghiệm gì mấy nên chỉ nói 1 chút xíu thôi
Nói về khó khăn khi làm việc với người Nhật thì mỗi người chắc sẽ có những khó khăn khác nhau . Nhưng đa phần ai cũng nói cái khó nhất là làm sao hiểu người Nhật . Vì người Nhật nổi tiếng là khó hiểu mà. Và kéo theo đó chính là việc giao tiếp với người Nhật . Làm sao để hiểu hết ý của họ nói . Và làm thế nào để bày tỏ suy nghĩ / mong muốn của mình cho họ hiểu.
Vậy nên, khi học cần chú trọng nhất có lẽ là nghe hiểu . Nghe hiểu giỏi thì phần nói cũng sẽ thuận lợi.
Người Nhật thường chẳng bao giờ nói hết suy nghĩ thật của họ mà phải thông qua thái độ, cách nói của họ để đoán biết. Nói chung là khó, phức tạp lắm. Mà với phần lớn người Việt học tiếng Nhật thì nghe nói lại là phần dở nhất!
Cái khó nữa là khi làm việc với người Nhật là làm sao cho họ thấy an tâm, tin tưởng. Người Nhật có lẽ khi bước ra khỏi nước Nhật thì họ luôn có tâm lý bất an. Khi có việc cần nhờ người nước ngoài (ở đây là người Việt) thì hình như họ luôn tự hỏi người này có đáng tin không? Có làm được việc không? Và lúc nào cũng vậy, họ luôn muốn gặp mặt trước để nói chuyện, hoặc ít ra là nói chuyện qua điện thoại, thông thường là họ sẽ nhờ một người họ tin tưởng trước đó giới thiệu người cho mình. Không thể khơi khơi chỉ qua email hay tin nhắn gì đó là họ an tâm giao việc cho mình. Vậy nên Lo nghĩ cái quan trọng đầu tiên là hãy thể hiện mình là người muốn làm việc này, có sự nhiệt tình với công việc này. Khoan nói tới khả năng bản thân là giỏi hay dở mà nên tự hỏi やる気が出るか. Điều đó thể hiện hết qua thái độ, cách cư xử của mình. Người Nhật ban đầu khi tiếp xúc với mình cũng nhìn qua đó mà đánh giá.
Sẵn đây Lo nhớ tới 1 chuyện hôm trước đi dịch cho 1 chú người Nhật và có nghe kể là vì qua Việt Nam nhiều lần và thường nhờ người quen giới thiệu phiên dịch và đã làm việc với khá nhiều người Việt Nam. Thông thường thông dịch sẽ đi cùng ông ấy 1 vài ngày đến 1 số nơi ở Việt Nam để dịch cho ông ấy những câu chuyện về lịch sử từ những người còn sống trong chiến tranh chẳng hạn. Trong số đó có những người dịch bị đuổi về sớm vì có thái độ không muốn làm. Cũng có người khi bị như thế, được trả 1 nửa phí dịch ban đầu đã thỏa thuận nhưng cũng kì kèo không chiu. Người Việt Nam nhiều người hơi xấu tính nhỉ Ông ấy cũng nói luôn là thái độ / cách làm việc quan trọng hơn là giỏi hay dở.
Cũng liên quan tới thái độ làm việc thì người Nhật thích người lạc quan, vui vẻ, hay cười. Có người Nhật nói với Lo là ông ấy thích 1 điểm ở người Việt Nam là vui vẻ, hay cười và 'phán ' luôn 1 câu ý đại khái là chừng nào còn cười được thì có thể giải quyết được mọi việc!
Đương nhiên cười ở đây theo nghĩa tích cực chứ người Việt Nam cũng có những kiểu cười khó ưa/ khó chấp nhận như là 'cười trừ ', cười vô duyên không đúng chỗ thì không bàn tới.
Túm lại, để làm việc được với người Nhật thì phải tinh ý, biết chừng mực, tự tin, điềm tĩnh,.... Khó lắm >"<
------------------------
Còn nữa thì chừng nào nhớ ra sẽ viết tiếp ^^
Nếu nói làm việc với người Nhật, có thể mỗi người sẽ dần dần tự đúc kết ra cho mình 1 kinh nghiệm cho riêng bản thân mình. Riêng BanMe lúc mới qua Nhật, vẫn còn theo cách làm việc của Việt Nam đó là hơi ẩu, và không kiểm tra kỹ sau khi mình hoàn thành một cái gì đó. Lúc đó cấp trên gọi vào nói chuyện và nhắc mình phải kiểm tra thật kỹ trước khi nộp cho họ. Đơn giản như khi viết 1 lá email, tiếng Nhật đánh ra đôi khi bị lỗi chuyển Kanji. (変換ミス ). Lúc trước mình rất nhanh nhẩu đoảng nên nhiều lúc khiến mạch văn trong email bị méo mó và bị đánh giá là không chuyên nghiệp.
Ngoài ra còn phải tuân thủ quy tắc Horenso ( 報告・連絡・相談). Lúc trước mình cũng như bao con người Việt Nam, không thích làm việc theo nhóm mà đôi khi có 1 số việc mình xử lý xong và quên báo cáo lại cấp trên. Có lần có 1 nhóm Thực tập sinh cãi vã đánh nhau, mình đứng ra dàn xếp ổn thỏa, nhưng không muốn điều này đến tai người Nhật nên không báo lại cấp trên vụ việc. Tưởng chừng như bít được việc này nhưng đến khi thông tin bị lọt ra ngoài và đến tai người Nhật, cấp trên gọi lại yêu cầu mình trình bày lại sự việc lúc đó, trình bày xong thì họ cũng không mắng gì nhiều nhưng đơn giản chỉ dặn lần sau mày nhớ báo cho tao, không phải cái gì mày cũng giải quyết 1 mình là xong mà còn nhiều vấn đề liên quan nữa. Và dĩ nhiên các anh Thực tập sinh đó đều bị gọi lên và bị phạt.
Một khi đã làm việc với người Nhật, không được để 1 lỗi sai phạm đã bị nhắc nhở mà dính đến 2 lần. Cái này người Nhật cực kỳ kỹ tính, 1 lần không sao vì có thể nhắc nhở và sửa chữa, nhưng bị những 2 lần cùng 1 lỗi đó thì không chấp nhận được. Đó là cách làm của người Nhật.
Chính vì những điểm đó mà bản thân mình đã dần đúc kết cho mình 1 kinh nghiệm, sau khi hoàn thành cái gì đó đều phải kiểm tra lại 1 lần nữa, suy nghĩ kỹ và báo cáo hỏi ý kiến trước khi làm cũng như có điều gì đều không giấu diếm mà cứ thảo luận với người phụ trách để xem hướng giải quyết của người ta thế nào.
Người Nhật không khó hiểu, chỉ cần chút nhạy bén sẽ đoán ra tính cách và cách làm việc của họ thôi.
Mình chỉ xin bổ sung chút về vấn đề này nha. Chủ lực là như mọi người nói rồi nhưng...... 1. Người Nhật họ rất cẩn thận và cực kỳ khiêm tốn nhưng lại thích được người khác khen ngợi. Nhưng đừng vì thế mà bạn khen để xã giao và lấy lòng nhé, nếu khi họ biết thì đây gọi là gậy ông đập lưng ông. 2. Rất khó hiểu trong công việc.
Họ rất sợ thua công việc người khác nhất là những người làm cùng chung một việc. Luôn rất cố gắng trong công việc để chứng tỏ bản thân và đôi khi cũng ngược lại họ sẵn sàng làm chậm lại để đợi người sau làm cho kịp, cái này thiệt là đôi khi cực kì khó hiểu. Tinh thần làm việc nhóm cao. 3. Tinh thần trách nhiệm với công việc của họ rất cao.
Khi ai đã nhận việc của mình thì việc người nào người đó làm và khi sai sót cho dù là nhỏ nhất thì sai khâu nào khâu đó tự sửa chữa, không có việc làm thay. Nếu như họ đã nhận lời với cấp trên là hôm nay sẽ làm xong thì tất nhiên nó sẽ xong cho dù cả công ty về hết họ vẫn ở lại làm việc cho xong. Cái nầy thật đáng khâm phục, nhất là với những người chức vụ cao. 4. Chỉ bảo công việc cho người dưới rất tận tình.
Sẵn sàng chỉ cho bạn cho đến khi bạn thật sự hiểu, không hề dấu nghề theo kiểu Việt Nam. Nhất là nếu khi họ là 1 người thợ giỏi họ muốn khẳng định thì họ sẽ lấy học trò của mình ra để kiểm nghiệm trình độ và khi đó người có lợi nhất là ai? 5. Khi bạn làm sai họ không trực tiếp nói với bạn mà nói trực tiếp với người quản lý bạn cho dù là nhỏ nhất. Vì thế cho nên đôi khi đừng có ngạc nhiên về chuyện nhỏ này nhé. Khi sai ngay lập tức nói xin lổi cho dù việc đó bạn có làm hay không.......
Trong tiếng Nhật có câu thành ngữ: 出る杭は打たれる (でるくいはうたれる). Nghĩa đen của câu này là " Cây cọc trồi ra thì bị đóng". Nó bao hàm hai nghĩa. Nghĩa thứ Nhất là những ai có tài thì hay bị ghét. Nghĩa thứ hai là ai làm việc khác người thì sẽ bị đì. Chính tinh thần này đã tạo nên sự thống Nhất và sức mạnh tập thể trong công ty Nhật. Và cũng từ đó mà " họ sẵn sàng làm chậm lại để đợi người sau làm cho kịp". Họ chờ người sau vì không muốn làm người làm chậm cụt hứng và muốn mọi người có cảm giác là đã cùng cố gắng và ai cũng đã góp phần để hoàn thành công việc.
Rào cản 500.000 yên hàng tháng là ranh giới phân chia khi nhận được lương hưu của người lao động trong khi làm việc và nhận lương. Cho đến nay, nếu tổng lương hưu của người lao động tuổi già và tiền lương hàng tháng (bao gồm cả tiền thưởng) vượt quá 500.000 yên, lương hưu bạn nhận được sẽ bị...
Những người giỏi nhất thế giới xem kỳ nghỉ dài như thế nào và họ làm gì? Shinji Koshigawa, CEO của Cross River, cho biết, "Người phương Tây coi trọng 'tình cảm gia đình', vì vậy nhiều người giỏi nhất thế giới sử dụng kỳ nghỉ dài của họ để đi du lịch cùng gia đình, như CEO của Amazon Jeff Bezos...
Sở Cảnh sát Thủ đô Tokyo đã tiến hành khám xét đồng thời các nơi ẩn náu của một nhóm trộm cắp đã buôn lậu mỹ phẩm cao cấp và các mặt hàng khác được trộm cắp vào Việt Nam.
Các cuộc khám xét đã được tiến hành tại bốn nơi ẩn náu, bao gồm Thành phố Sakado, Tỉnh Saitama và Thành phố Yachiyo, Tỉnh...
Vào ngày 26, chính phủ đã công bố báo cáo kinh tế hàng tháng cho tháng 11, duy trì đánh giá về nền kinh tế trong nước từ tháng trước là "đang dần phục hồi, mặc dù một số lĩnh vực vẫn trì trệ". Đây là tháng thứ tư liên tiếp sử dụng cùng một đánh giá. Đánh giá này dựa trên thực tế là tiền lương...
Một bài báo có tiêu đề này đã xuất hiện trên ấn bản Chủ Nhật của tờ Nihon Keizai Shimbun vào ngày 17 và trở thành chủ đề nóng trên mạng.
Tỷ lệ chi tiêu cho thực phẩm trong chi tiêu của người tiêu dùng đã tăng mạnh ở Nhật Bản, trở thành nước có tỷ lệ cao nhất trong bảy quốc gia lớn. Bài báo chỉ...
Các công ty có 101 nhân viên trở lên sẽ được yêu cầu công bố tỷ lệ quản lý nữ. Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi đã trình bày chính sách của mình tại một tiểu ban của Hội đồng Chính sách Lao động vào ngày 26 và lao động và quản lý đã đạt được sự đồng thuận rộng rãi.
Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi có...
Tổng thống đắc cử của Mỹ Donald Trump đã tuyên bố sẽ tăng thuế đối với Mexico, Trung Quốc và các quốc gia khác, làm dấy lên lo ngại rằng các công ty Nhật Bản có nhà máy tại các quốc gia này sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.
Một số công ty sản xuất đang cân nhắc chuyển hoạt động sản xuất và bán hàng sang...
Doda, một dịch vụ tìm việc do Persol Career điều hành, đã công bố kết quả khảo sát về mức tiền thưởng trung bình. Mức tiền thưởng trung bình hàng năm trong năm từ tháng 9 năm 2023 đến tháng 8 năm 2024 là 1.067.000 yên, giảm 4.000 yên so với khảo sát trước đó.
Phân bổ tiền thưởng là 504.000 yên...
Khi con người tiến hóa, chúng ta bắt đầu đi bằng hai chân và não của chúng ta trở nên to hơn và nặng hơn. Thật khó khăn khi chấp nhận rằng đau lưng dưới và vai cứng là số phận của con người, nhưng trong những năm gần đây, một nguyên nhân khác đã được đưa ra ánh sáng : điện thoại thông minh. Theo...
Vào ngày 22 tháng 11 năm 2024, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi đã công bố Báo cáo nhanh về số liệu thống kê quan trọng cho tháng 9 năm 2024 (Reiwa 6). Số ca sinh từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2024 là 540.167 ca , giảm 29.489 ca so với cùng kỳ năm ngoái. Số ca sinh vào năm 2024 dự kiến sẽ giảm xuống...
Có thể bạn sẽ thích