Konnichiwa, Mắt biếc!

Konnichiwa, Mắt biếc!

Rất Việt Nam, rất yên bình và rất học trò. Đó là mẫu bìa bắt mắt cuốn truyện dài viết cho tuổi mới lớn của Nguyễn Nhật Ánh, Mắt biếc - dày 296 trang, vừa được phát hành bản tiếng Nhật.

Với cách thể hiện: Một cậu trai sơ mi trắng ngồi ôm đàn guitar, cô gái áo dài trắng xõa tóc thề đứng hát bên cạnh, đằng xa là ba cô gái áo dài trắng đang đạp xe, tóc bay trong gió. Làm nền cho họ là những hàng chuối lá xòe và hàng dừa xõa tóc.

matbiec2209.jpg

Bìa sách Mắt biếc ở Nhật




Dịch giả, chị Kato Sakae, chuyên gia về văn học Việt Nam, người đã giới thiệu nhiều tác phẩm văn học Việt Nam cho độc giả Nhật Bản, đã dành tất cả thời gian có được ngoài những giờ dạy tiếng Việt ở đại học để hoàn tất bản dịch, kịp phát hành tháng 9/2004. Đi - về Việt Nam nhiều lần bằng tiền túi, chị vẫn tiếp tục gắn bó với Việt Nam, như một phần của số phận mình, Việt Nam mà chị đã chọn để yêu mến và bảo vệ trong lý tưởng đẹp đẽ thời sinh viên của mình.

Chị đã nhắm vào độc giả loại nào trong xã hội Nhật Bản khi chọn dịch tập sách này?
Trước hết, vì bản thân tôi thích tác phẩm. Trong đó tôi đã tìm thấy một phần ký ức tuổi thơ của mình. Phong cảnh miền quê, trường học, bè bạn, những sinh hoạt nông thôn, những niềm vui, những tình cảm rất trong sáng của tuổi học trò. Rất đẹp và nhiều chất dí dỏm, thích hợp cho độc giả tuổi mới lớn. Nhưng tôi nghĩ không chỉ học sinh mà người lớn tuổi cũng có thể đọc và thích nó như là tôi đã đọc và đã thích.
Chị có nghĩ rằng những tác phẩm dịch của chị cũng góp phần đưa đất nước Việt Nam đến với người dân Nhật không?
Chính tôi đang muốn làm được điều đó.
Ở Nhật Bản, thanh niên có đọc văn học dịch nhiều không?

Cũng như tình trạng chung trên thế giới: tỷ lệ thanh niên đọc sách văn học hiện nay không nhiều, tuy vẫn có một bộ phận thực sự muốn đọc. Văn học dịch thì còn tùy quyển sách ấy có những yếu tố hấp dẫn hay không. Có lần, nghe một nhóm thanh niên nhắc đến cái tên Trăm năm cô đơn, tôi đã nghĩ là họ đang nhắc đến tác phẩm của G.G.Marquez, nghe tiếp nữa mới biết mình lầm: họ đang bàn về một thứ rượu cũng mang tên Trăm năm cô đơn!
Cũng dễ giải thích thôi, đời sống đang có nhiều thay đổi: trong một số gia đình Nhật Bản, đến bữa ăn người ta không gõ cửa mà gọi nhau bằng điện thoại di động hay gởi e-mail, để không làm phiền nhau! Với cuộc sống như thế, liệu người ta có đọc văn học nữa không?
Chị có một cô con gái (đang học thạc sĩ tâm lý), vậy con gái chị có quan tâm đến Việt Nam như cha mẹ không (chồng chị Kato Sakae là anh Kato Norio, nguyên Trưởng ban Tiếng Việt Đài Phát thanh NHK, Nhật Bản - TN)?
Sau khi tôi tặng con gái một túi thêu mua ở Việt Nam thì con gái tôi bắt đầu để ý đến Việt Nam. Tôi hy vọng sau này cháu cũng sẽ đến Việt Nam.

Đúng là lượng du khách Nhật đến Việt Nam ngày càng đông, người lớn tuổi vui thú tìm thấy ở Việt Nam điều gì đó nhắc nhở họ về quá khứ của đất nước hoặc của chính mình. Trong khi nữ thanh niên lại thích những món hàng thủ công khéo tay giá rẻ, đáp ứng được thú vui shopping của tuổi trẻ.

(Nguồn Tintucvietnam.com)






* Sau Mắt biếc, công việc hiện tại của chị Kato là tập hợp những truyện ngắn Việt Nam đã được dịch để in thành tập, sau đó lại tiếp tục chuyển ngữ một tiểu thuyết mới.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top