Tổng vốn đầu tư của Nhật vào Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2005 gần 400 triệu USD, gấp đôi so với cả năm 2004. Đáng nói, TPHCM đang nằm ngoài làn sóng đầu tư này.
Trong xu hướng phân tán chuyển đầu tư từ Trung Quốc của Nhật, Việt Nam vượt qua Ấn Độ, Thái Lan để vươn lên vị trí dẫn đầu trong những nước mà nhà đầu tư Nhật muốn chuyển đến. Làn sóng đầu tư từ Nhật còn thể hiện ở tổng vốn đầu tư của Nhật vươn lên dẫn đầu trong các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, gần 400 triệu USD trong 7 tháng đầu năm 2005, tăng gấp đôi so với cả năm 2004. Tuy nhiên, TPHCM - trung tâm kinh tế thương mại lớn nhất của cả nước - hình như đang nằm ngoài làn sóng này.
Làn sóng đầu tư Nhật tràn vào các tỉnh, thành
Ba nhà đầu tư Nhật vừa được cấp giấy chứng nhận đầu tư vào KCN Thăng Long (Hà Nội) với tổng vốn đầu tư 24,5 triệu USD. Tại Hải Dương, tập đoàn công nghiệp hàng đầu của Nhật Sumitomo mới khánh thành nhà máy sản xuất dây điện và điện tử với vốn đầu tư 25 triệu USD. Công ty Canon đã xây dựng nhà máy sản xuất in laser với tổng vốn đầu tư hơn 50 triệu USD ở Bắc Ninh. Honda cũng tăng vốn thêm 58 triệu USD xây dựng nhà máy sản xuất ô tô với công suất 10.000 chiếc/năm ở Vĩnh Phúc. Theo điều tra của báo Nikei (Nhật) sau khi thăm dò một số công ty Nhật đang đầu tư tại Trung Quốc, nhiều nhà đầu tư Nhật muốn chuyển đầu tư từ Trung Quốc sang Việt Nam để tránh rủi ro. Điều này được xác nhận bởi nhiều chuyên gia kinh tế cũng như đại sứ Nhật tại Việt Nam.
Các “đại gia” công nghệ cao của Nhật chưa vào TPHCM?
Trong cơ cấu đầu tư của Nhật vào TPHCM có thể nói lĩnh vực công nghệ thông tin và công nghệ cao là 2 mảng chính. Tính đến ngày 19-9, tại TPHCM có tất cả 23 dự án đầu tư đến từ Nhật, trong đó hầu hết là các dự án thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin và công nghệ cao như: Công ty M.C.C Việt Nam đầu tư thiết kế, tư vấn, sản xuất, gia công phần mềm máy vi tính với 75% xuất khẩu; Công ty Kiwa Industry kinh doanh trong lĩnh vực gia công chế tạo phụ tùng và chi tiết máy chính xác cho các hệ thống máy đóng gói tự động, máy truyền băng tải, máy hấp, máy ủi, máy ép nhựa; Công ty Data Design Việt Nam đầu tư vào sản xuất phần mềm máy tính... Tuy nhiên, quy mô các dự án còn quá nhỏ, tổng vốn đầu tư của 23 dự án chưa tới 6,4 triệu USD. So với con số gần 400 triệu USD đầu tư mới của Nhật vào Việt Nam trong 7 tháng đầu năm thì TPHCM đang nằm ngoài làn sóng đầu tư mới này.
Ông Lương Văn Lý, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM, nhận xét đầu tư của Nhật vào TPHCM là chưa tương xứng với tiềm năng của cả 2 phía. Những đại gia như Panasonic, Misubishi, Nec... đều không có mặt ở TP. Lý giải vấn đề này, ông Lý cho biết, thành công của KCN Thăng Long (Hà Nội) trong việc thu hút các nhà đầu tư Nhật là do chính một nhà đầu tư Nhật xây dựng cơ sở hạ tầng. Đó cũng là thành công của KCN Việt Nam - Singapore (Bình Dương). Trong thời gian tới TP cũng đang xây dựng chương trình kêu gọi các “đại gia” của Nhật, bởi nếu “lôi kéo” được những con chim đầu đàn thì sẽ thu hút được rất nhiều công ty nhỏ hơn vào theo.
Một chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài “khôn ngoan”, cạnh tranh, hợp với trào lưu mới đang là thách thức với các cấp có thẩm quyền của Việt Nam trong việc “bền vững hóa” làn sóng đầu tư này.
(Người Lao Động)
Trong xu hướng phân tán chuyển đầu tư từ Trung Quốc của Nhật, Việt Nam vượt qua Ấn Độ, Thái Lan để vươn lên vị trí dẫn đầu trong những nước mà nhà đầu tư Nhật muốn chuyển đến. Làn sóng đầu tư từ Nhật còn thể hiện ở tổng vốn đầu tư của Nhật vươn lên dẫn đầu trong các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, gần 400 triệu USD trong 7 tháng đầu năm 2005, tăng gấp đôi so với cả năm 2004. Tuy nhiên, TPHCM - trung tâm kinh tế thương mại lớn nhất của cả nước - hình như đang nằm ngoài làn sóng này.
Làn sóng đầu tư Nhật tràn vào các tỉnh, thành
Ba nhà đầu tư Nhật vừa được cấp giấy chứng nhận đầu tư vào KCN Thăng Long (Hà Nội) với tổng vốn đầu tư 24,5 triệu USD. Tại Hải Dương, tập đoàn công nghiệp hàng đầu của Nhật Sumitomo mới khánh thành nhà máy sản xuất dây điện và điện tử với vốn đầu tư 25 triệu USD. Công ty Canon đã xây dựng nhà máy sản xuất in laser với tổng vốn đầu tư hơn 50 triệu USD ở Bắc Ninh. Honda cũng tăng vốn thêm 58 triệu USD xây dựng nhà máy sản xuất ô tô với công suất 10.000 chiếc/năm ở Vĩnh Phúc. Theo điều tra của báo Nikei (Nhật) sau khi thăm dò một số công ty Nhật đang đầu tư tại Trung Quốc, nhiều nhà đầu tư Nhật muốn chuyển đầu tư từ Trung Quốc sang Việt Nam để tránh rủi ro. Điều này được xác nhận bởi nhiều chuyên gia kinh tế cũng như đại sứ Nhật tại Việt Nam.
Các “đại gia” công nghệ cao của Nhật chưa vào TPHCM?
Trong cơ cấu đầu tư của Nhật vào TPHCM có thể nói lĩnh vực công nghệ thông tin và công nghệ cao là 2 mảng chính. Tính đến ngày 19-9, tại TPHCM có tất cả 23 dự án đầu tư đến từ Nhật, trong đó hầu hết là các dự án thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin và công nghệ cao như: Công ty M.C.C Việt Nam đầu tư thiết kế, tư vấn, sản xuất, gia công phần mềm máy vi tính với 75% xuất khẩu; Công ty Kiwa Industry kinh doanh trong lĩnh vực gia công chế tạo phụ tùng và chi tiết máy chính xác cho các hệ thống máy đóng gói tự động, máy truyền băng tải, máy hấp, máy ủi, máy ép nhựa; Công ty Data Design Việt Nam đầu tư vào sản xuất phần mềm máy tính... Tuy nhiên, quy mô các dự án còn quá nhỏ, tổng vốn đầu tư của 23 dự án chưa tới 6,4 triệu USD. So với con số gần 400 triệu USD đầu tư mới của Nhật vào Việt Nam trong 7 tháng đầu năm thì TPHCM đang nằm ngoài làn sóng đầu tư mới này.
Ông Lương Văn Lý, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM, nhận xét đầu tư của Nhật vào TPHCM là chưa tương xứng với tiềm năng của cả 2 phía. Những đại gia như Panasonic, Misubishi, Nec... đều không có mặt ở TP. Lý giải vấn đề này, ông Lý cho biết, thành công của KCN Thăng Long (Hà Nội) trong việc thu hút các nhà đầu tư Nhật là do chính một nhà đầu tư Nhật xây dựng cơ sở hạ tầng. Đó cũng là thành công của KCN Việt Nam - Singapore (Bình Dương). Trong thời gian tới TP cũng đang xây dựng chương trình kêu gọi các “đại gia” của Nhật, bởi nếu “lôi kéo” được những con chim đầu đàn thì sẽ thu hút được rất nhiều công ty nhỏ hơn vào theo.
Một chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài “khôn ngoan”, cạnh tranh, hợp với trào lưu mới đang là thách thức với các cấp có thẩm quyền của Việt Nam trong việc “bền vững hóa” làn sóng đầu tư này.
(Người Lao Động)
Có thể bạn sẽ thích