Pháp luật Luật quốc tịch không công nhận hai quốc tịch là "hợp hiến". Phán quyết đầu tiên của Tòa án Tokyo

Pháp luật Luật quốc tịch không công nhận hai quốc tịch là "hợp hiến". Phán quyết đầu tiên của Tòa án Tokyo

Trong vụ kiện yêu cầu đất nước duy trì quốc tịch Nhật Bản của 8 người hiện đang cư trú tại nước ngoài, như quy định của Luật quốc tịch rằng nếu nhận được quốc tịch nước ngoài thì sẽ mất quốc tịch Nhật Bản là vi hiến, Tòa án Tokyo ( chủ tọa phiên tòa Hideaki Mori ) vào ngày 21 đã xem xét điều này là hợp hiến đưa ra phán quyết bác bỏ đơn kiện. Có vẻ như đây là lần đầu tiên Hiến pháp đưa ra quyết định về quy định này.

Vấn đề tranh cãi là tính vi hiến của Điều 11, Khoản 1 của Luật Quốc tịch, trong đó quy định rằng "công dân Nhật Bản sẽ mất quốc tịch Nhật Bản khi nhận quốc tịch nước ngoài theo nguyện vọng của bản thân ."

Phán quyết chỉ ra rằng "nếu một cá nhân có chủ quyền đối với nhiều quốc gia, sẽ có nguy cơ xảy ra xích mích giữa các quốc gia." Tòa án đã xác định rằng mục đích của luật quốc tịch, không cho phép mang hai quốc tịch để tránh nhầm lẫn về bảo hộ ngoại giao và nộp thuế, là "hợp hiến". Về tính nhất quán với Điều 22 Khoản 2 của Hiến pháp, "Tự do từ bỏ quốc tịch", tòa chỉ ra rằng "điều khoản này chỉ đơn thuần là cấm nhà nước can thiệp vào những người muốn từ bỏ quốc tịch Nhật Bản." Tòa án đã bác bỏ quan điểm của nguyên đơn cho rằng nhà nước không đảm bảo quyền duy trì quốc tịch.

Phía nguyên đơn là 8 người sống ở châu Âu vì công việc của cha mẹ họ và bản thân .Vì các quy định của Luật Quốc tịch được kế thừa từ Luật Quốc tịch theo Hiến pháp Minh Trị vốn không công nhận hai quốc tịch từ quan điểm nghĩa vụ quân sự, nên phía nguyên đơn cho rằng điều đó không tương ứng với sự toàn cầu hóa của thời đại hiện nay, cũng khiếu nại về hành vi xâm phạm quyền theo đuổi hạnh phúc được bảo đảm bởi Hiến pháp,

Ông Nogawa (77 tuổi), người đại diện cho nguyên đơn và sống ở Thụy Sĩ, đã tham gia cuộc họp báo trên màn hình máy tính sau phán quyết. Ông chỉ trích, "Giống như nói rằng luật pháp mạnh hơn hiến pháp," và bày tỏ ý định sẽ kháng cáo.

Số lượng người Nhật sống ở nước ngoài đang ngày càng tăng. Theo Bộ Ngoại giao, số người cư trú dài hạn từ 3 tháng trở lên và người vĩnh trú là khoảng 587.000 người vào năm 1989, nhưng đã tăng lên khoảng 1,41 triệu người vào năm 2019. Theo khảo sát của Liên hợp quốc, tính đến năm 2011 , khoảng 70% quốc gia trên thế giới đã công nhận hai quốc tịch bao gồm kèm theo điều kiện.

( Nguồn tiếng Nhật )
 

Đính kèm

  • 240.jpeg
    240.jpeg
    5.9 KB · Lượt xem: 199

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top