Ngày xưa , người Nhật Bản đã tin rằng có một con cá trê khổng lồ nằm sâu dưới lòng đất , và cứ mỗi lần nó chuyển mình thì lại tạo ra động đất . Chúng tôi biết điều mê tín này đã kéo dài từ lâu , bởi vì sau mỗi trận động đất lớn ở Edo ( tk 18 và đầu tk 19 ) , rất nhiều tác phẩm tranh khắc gỗ namazu-e đã được bán ra , tất cả đều miêu tả mối quan hệ giữa cá trê và động đất .
Tài liệu viết tay được biết đến đầu tiên đã liên hệ cá trê với động đất là 1 lá thư của Toyotomi Hideyoshi ( 1536-1598 ) , người đã thống nhất Nhật Bản . Gần cuối đời , ông quyết định xây 1 toà lâu đài tại quận Fushimi của Kyoto , và dĩ nhiên ông mong muốn nó đứng vững qua bất cứ trận động đất nào . Trong 1 lá thư gửi đến vị quan trông coi việc hành chính và trật tự của Kyoto , ông đã viết : “Trong suốt thời gian xây dựng lâu đài Fushimi , phải đảm bảo áp dụng tất cả các biện pháp đối với cá trê” . Việc sử dụng từ ngữ của ông cho thấy rằng ít nhất là vào năm 1952 , khi lá thư được viết ra , sự liên hệ giữa cá trê cà động đất cũng được đặt ra .
Nhà thơ nổi tiếng Matsuo Basho ( 1644-1964 ) cũng đã làm 1 bài thơ về mối liên hệ tương tự . Vần thơ liên hoàn sau đây xuất hiện trong tác phẩm của ông , Edo Sangin , được xuất bản năm 1678 :
O-jinshin tsuzuite ryu-ya noboru ran
Takejujo-no namazu narikeri
Dòng đầu tiên là 1 bài thơ ngắn của Jishun , một học trò của Basho , miêu tả những cơn động đất long trời giống như 1 con rồng đang vặn mình chui lên từ âm phủ . Dòng thứ 2 là của Tosei ( bút danh của Basho ) là 1 câu nói đùa “Không , nó là 1 con cá trê khổng lồ đang quậy đó” .
Rất nhiều tác phẩm khắc gỗ đã minh hoạ mối liên hệ này được in ấn vào khoảng giữa thế kỉ 19. Sau trận động đất lớn tàn phá Edo ( Tokyo ngày nay ) vào năm 1855 , các hoạ sĩ đã cho xuất bản từ 200->300 bản in namazu-e khác nhau theo lối trào phúng hoặc dí dỏm , 1 số tác phẩm xin lỗi thay cho cá trê , một số được bán làm bùa đề bảo vệ cho chủ nhân khỏi gặp nạn khi có động đất trong tương lai , một số khác ca ngợi con cá đã dùng việc động đất làm đổi đời , làm cho thế giới tốt hơn
Sự gán cá trê với động đất có lẽ đã bắt đầu từ rất lâu , khi người ta nhận thấy cá trê đã tỏ ra rất kì lạ trước 1 trận động đất . Chằng hạn , 1 tờ báo tên Ansei kenbunshi đề cập rằng , ngay trước trận động đất ở Edo năm 1855 , cá trê trở nên lao xao 1 cách kì lạ .
Cũng có 1 ghi chép của ai đó cho biết , người đó đi câu lươn , nhưng chỉ bắt được toàn là cá trê . Ông liền nhớ lại câu tục ngữ rằng , động đất xảy ra sau khi cá trê làm 1 số điều lạ lùng nên ông chạy vội về nhà và chuẩn bị cho thảm hoạ sắp đến . Và quả nhiên , đêm đó đã xảy ra 1 trận động đất lớn trong vùng của ông .
Vài ngày trước trận động đất thảm khốc ở Tokyo năm 1923 , người ta thấy cá trên vẫy vùng trong 1 cái ao ở Mukojima , Tokyo . Và cái ngày trước trận thảm hoạ tương tự , người ta cho biết có rất nhiều cá trê hành động rất kì lạ tại mặt ao ở Kgenuma , nằm gần tỉnh Kanagawa . Nhờ vậy mà người ta đã bắt chúng rất dễ dàng , đựng đầy balô lớn .
Những sự kiện này đã kích thích óc tò mó của những người am hiểu , tạo cho họ 1 ý nghĩ là cố gắng dự báo động đất bằng việc nuôi cá trê và quan sát hành vi của chúng .
Nhưng chẳng có cơ sở khoa học nào chứng minh mối liên hệ giữa hành vi của cá trê và động đất cả . Cá trên thường ở dưới đáy ao nước và các hồ không sâu , có nhiều bùn , nên dường như chúng có thể cảm nhận được những thay đổi tế vi của dòng điện phát ra từ lòng đất trước 1 trận động đất . Điều này có thể giải thích cho việc chúng bất ngờ ngoi lên mặt nước , vùng vẫy , nhưng cho đến nay , các nhà khoa học cũng chỉ suy đoán được như vậy .
Cá trê không phải là sinh vật duy nhất được biết có những hành vi kì lạ trong khoảng thời gian xảy ra động đất . Nhưng dù trong tương lai , người ta có khám phá thêm 1 điều gì đó , thì điều chắc chắn là người ta cũng sẽ không thể nào dùng cá trê làm phương tiên tốt nhất để dự báo về động đất .
Bài : Ito Kazuaki , cựu bình luận viên của đài Phát thanh và Truyền hình Nhật Bản ( NHK )
Đăng trên tạp chí Niponia , số 33/2006 tr.18-19
http://accvn.net/board/lofiversion/index.php/t25394.html
Tài liệu viết tay được biết đến đầu tiên đã liên hệ cá trê với động đất là 1 lá thư của Toyotomi Hideyoshi ( 1536-1598 ) , người đã thống nhất Nhật Bản . Gần cuối đời , ông quyết định xây 1 toà lâu đài tại quận Fushimi của Kyoto , và dĩ nhiên ông mong muốn nó đứng vững qua bất cứ trận động đất nào . Trong 1 lá thư gửi đến vị quan trông coi việc hành chính và trật tự của Kyoto , ông đã viết : “Trong suốt thời gian xây dựng lâu đài Fushimi , phải đảm bảo áp dụng tất cả các biện pháp đối với cá trê” . Việc sử dụng từ ngữ của ông cho thấy rằng ít nhất là vào năm 1952 , khi lá thư được viết ra , sự liên hệ giữa cá trê cà động đất cũng được đặt ra .
Nhà thơ nổi tiếng Matsuo Basho ( 1644-1964 ) cũng đã làm 1 bài thơ về mối liên hệ tương tự . Vần thơ liên hoàn sau đây xuất hiện trong tác phẩm của ông , Edo Sangin , được xuất bản năm 1678 :
O-jinshin tsuzuite ryu-ya noboru ran
Takejujo-no namazu narikeri
Dòng đầu tiên là 1 bài thơ ngắn của Jishun , một học trò của Basho , miêu tả những cơn động đất long trời giống như 1 con rồng đang vặn mình chui lên từ âm phủ . Dòng thứ 2 là của Tosei ( bút danh của Basho ) là 1 câu nói đùa “Không , nó là 1 con cá trê khổng lồ đang quậy đó” .
Rất nhiều tác phẩm khắc gỗ đã minh hoạ mối liên hệ này được in ấn vào khoảng giữa thế kỉ 19. Sau trận động đất lớn tàn phá Edo ( Tokyo ngày nay ) vào năm 1855 , các hoạ sĩ đã cho xuất bản từ 200->300 bản in namazu-e khác nhau theo lối trào phúng hoặc dí dỏm , 1 số tác phẩm xin lỗi thay cho cá trê , một số được bán làm bùa đề bảo vệ cho chủ nhân khỏi gặp nạn khi có động đất trong tương lai , một số khác ca ngợi con cá đã dùng việc động đất làm đổi đời , làm cho thế giới tốt hơn
Sự gán cá trê với động đất có lẽ đã bắt đầu từ rất lâu , khi người ta nhận thấy cá trê đã tỏ ra rất kì lạ trước 1 trận động đất . Chằng hạn , 1 tờ báo tên Ansei kenbunshi đề cập rằng , ngay trước trận động đất ở Edo năm 1855 , cá trê trở nên lao xao 1 cách kì lạ .
Cũng có 1 ghi chép của ai đó cho biết , người đó đi câu lươn , nhưng chỉ bắt được toàn là cá trê . Ông liền nhớ lại câu tục ngữ rằng , động đất xảy ra sau khi cá trê làm 1 số điều lạ lùng nên ông chạy vội về nhà và chuẩn bị cho thảm hoạ sắp đến . Và quả nhiên , đêm đó đã xảy ra 1 trận động đất lớn trong vùng của ông .
Vài ngày trước trận động đất thảm khốc ở Tokyo năm 1923 , người ta thấy cá trên vẫy vùng trong 1 cái ao ở Mukojima , Tokyo . Và cái ngày trước trận thảm hoạ tương tự , người ta cho biết có rất nhiều cá trê hành động rất kì lạ tại mặt ao ở Kgenuma , nằm gần tỉnh Kanagawa . Nhờ vậy mà người ta đã bắt chúng rất dễ dàng , đựng đầy balô lớn .
Những sự kiện này đã kích thích óc tò mó của những người am hiểu , tạo cho họ 1 ý nghĩ là cố gắng dự báo động đất bằng việc nuôi cá trê và quan sát hành vi của chúng .
Nhưng chẳng có cơ sở khoa học nào chứng minh mối liên hệ giữa hành vi của cá trê và động đất cả . Cá trên thường ở dưới đáy ao nước và các hồ không sâu , có nhiều bùn , nên dường như chúng có thể cảm nhận được những thay đổi tế vi của dòng điện phát ra từ lòng đất trước 1 trận động đất . Điều này có thể giải thích cho việc chúng bất ngờ ngoi lên mặt nước , vùng vẫy , nhưng cho đến nay , các nhà khoa học cũng chỉ suy đoán được như vậy .
Cá trê không phải là sinh vật duy nhất được biết có những hành vi kì lạ trong khoảng thời gian xảy ra động đất . Nhưng dù trong tương lai , người ta có khám phá thêm 1 điều gì đó , thì điều chắc chắn là người ta cũng sẽ không thể nào dùng cá trê làm phương tiên tốt nhất để dự báo về động đất .
Bài : Ito Kazuaki , cựu bình luận viên của đài Phát thanh và Truyền hình Nhật Bản ( NHK )
Đăng trên tạp chí Niponia , số 33/2006 tr.18-19
http://accvn.net/board/lofiversion/index.php/t25394.html
Có thể bạn sẽ thích