Một vài điều cần biết khi đến nước Nhật

Một vài điều cần biết khi đến nước Nhật

1. Chào hỏi:
Khi gặp người quen ở gần nhà hay ở công sở...vào buổi sáng thì chào Ohayou, buổi chiều thì chào Konnichiwa, buổi tối thì chào Kombanwa. Điều lưu ý là, bạn vừa chào vừa phải gật đầu nhẹ để tỏ thái độ lễ phép.

2. Khi nghỉ làm hay trễ hẹn thì bạn phải liên lạc báo trước. Nếu không thì người khác sẽ không có ấn tượng tốt về bạn, điều này không tốt cần nên tránh.

3. Đối với người Nhật, bất cứ khi làm thủ tục giấy tờ, hợp đồng, sổ ngân hàng ...sau khi ghi tên thì phải đóng dấu vào. Trường hợp bạn là người nước ngoài thì có thể ký tên thay cho đóng dấu, nhưng cũng có một số nơi không chấp nhận hình thức ký tên. Vì vậy bạn nên chuẩn bị cho mình một con dấu là tốt nhất.
Con dấu (inkan) có khắc tên của bạn và bạn có thể tìm đặt mua ở cửa hàng chuyên bán.

4. Khi lần đầu tiên gặp mặt đối tác, sau khi chào hỏi bạn nên đưa danh thiếp (meishi), của mình cho họ. Đặc biệt là trong kinh doanh thì điều này rất quan trọng và có ích cho bạn.

5. Khi đến nhà người Nhật thì trước khi vào nhà, bạn phải cởi giầy, dép bỏ ở máy hiên ngay cửa ra vào, sau đó bạn mang dép (dùng để đi trong nhà, surippa) vào, dép này nhà người Nhật nào cũng để sẵn ở ngay cửa ra vào.
Lưu ý: Nếu bạn vào phòng nào có trải chiếu ( còn được gọi là phòng chiếu theo kiểu Nhật) thì bạn không được mang dép vào, dù là dép mang trong nhà cũng phải bỏ ra.

6. Đối với người Nhật thì khi ngủ họ trải nệm (huton) xuống sàn nhà rồi ngủ. Mỗi buổi sáng ngủ dậy họ cuốn tấm nệm lên, tối trước khi đi ngủ thì trải xuống, trời nắng thì đem ra phơi. Hiện nay, cũng có một số gia đình ngủ bằng giường nệm như Tây phương, nhưng con số này không nhiều lắm.

7. Về việc tắm, có lẽ trên thế giới này thì người Nhật là thích tắm bằng bồn nước nóng (ohuro) nhất và họ rất thích đi tắm nước nóng (onsen), ở đây mọi người tắm tập thể nhưng nam nữ thì riêng biệt.
Trước khi vào bồn tắm bạn phải tắm sơ ở ngoài rồi mới bước vào bồn tắm. Vì nước trong bồn tắm không được thay liền, cho nên bạn phải giữ gìn sạch sẽ để người vào sau tắm tiếp.

8. Khi ở nhà bạn không nên mở nhạc lớn hay nói chuyện ồn ào, nhất là vào buổi sáng sớm và vào lúc tối. Ở nơi công cộng bạn không nên nói chuyện lớn tiếng và không được vứt rác bừa bãi, đối với người Nhật thì từ lúc bé họ đã có ý thức rất lớn về việc này.

9. Khi bạn được mời dự lễ sinh nhật, đám cưới, mừng tốt nghiệp, mừng được thăng chức, mừng được việc làm.....bạn có thể tặng quà bằng hiện vật hay bằng tiền đều được.
Lưu ý: Nếu bạn là người nhận quà thì dù thế nào đi nữa bạn phải gửi lại quà đáp lễ. Quà đáp lễ có giá trị bằng nữa hay một phần ba giá trị món quà mà bạn nhận.

10. Khi đi dự đám tang bạn nên mặc bộ đồ bằng vải màu đen. Nam thì có thể mặc quần tây đen, áo sơ mi trắng thắt cà vạt màu đen. Nữ thì có thể mặc váy hay đồ tây màu đen, xách túi màu đen.
Khi đến cúng viếng bạn nên sử dụng bao thư chuyên để đi đám tang có bán sẵn, rồi ghi họ tên và bỏ tiền cúng điếu vào trong bao thư.

11. Khi bạn về quê hay đi chơi, đi du lịch xa về bạn không quên tặng bạn bè, hàng xóm thân thuộc, đồng nghiệp, xếp....một món quà nhỏ hay quà đặc sản.

12. Ở những nơi vui chơi công cộng, công viên, khu tham quan du lich...bạn không được vứt rác bừa bãi, nếu bạn vứt rác bừa bãi mà bị bắt thì sẽ bị phạt theo qui định của pháp luật. Một số khu tham quan du lịch, họ vận động không vứt rác mà cùng nhau đem rác về nhà vứt.

13. Người Nhật không có thói quen vừa đi vừa ăn, vừa đi vừa nói chuyện lớn tiếng. Nếu bạn làm thế người khác sẽ có ấn tượng xấu về bạn.

14. Ở quán ăn hay ở nhà hàng, bệnh viện.... người Nhật không có thói quen cho và nhận tiền bo, tiền phục vụ đã tính hết vào hóa đơn của bạn rồi.

15. Ở Nhật xe đạp chỉ cho phép 1 người đi, không được chở người (ngoại trừ chở trẻ con).

16. Ở Nhật điện thoại công cộng có khắp nơi, bạn có thẻ dùng thẻ chuyên dụng hay tiền đồng xu để gọi, nhưng lưu ý rằng máy điện thoại này không trả tiền dư cho bạn đâu, nên bạn cần chuẩn bị tiền lẻ để gọi.

17. Khi đến Nhật bạn cần tập thói quen chờ đợi xếp hàng, không nên chen lấn, xô đẩy.
 
Bình luận (15)

kamikaze

Administrator
18. Khi muốn thăm viếng ai phải gọi điện thoại để hẹn trước. Tuyệt đối tránh tình huống " tiện thể ghé chơi bất ngờ".

19. Đừng quá kỳ vọng và tin tưởng vào những lời chào mời xã giao của người Nhật theo kiểu " rảnh thì đến nhà tôi chơi nhé" " lần tới đi ăn cơm nhé"...

20. Khi phạm lỗi thì không biện lý do vòng vo mà hãy xin lỗi trước(việc giải thích hãy chọn 1 cơ hội khác thích hợp hơn).
 

thoigiantroi

New Member
Bai viet nay rat quan trong cho nhung nguoi moi den Nhat Ban, concon that la tot ha, rieng minh thi ngay tu khi chua di sang ben nay da duoc ban be noi rat nhieu va cach cu xu va loi song, luc dau sang cam thay cung nhac va go bo' qua chung, nhung dan dan tron thanh thoi quen va cach song cua minh, cac ban moi den hay co gang nhe, thoi gian troi se lam moi thu doi thay...(tru tinh yeu hiii...)
 

thiet hung

New Member
(1. Chào hỏi:
Khi gặp người quen ở gần nhà hay ở công sở...vào buổi sáng thì chào Ohayou, buổi chiều thì chào Konnichiwa, buổi tối thì chào Kombanwa. Điều lưu ý là, bạn vừa chào vừa phải gật đầu nhẹ để tỏ thái độ lễ phép.)
- Nếu là công sở thì khi mới đến phải chào Ohayo với các đồng nghiệp, bất kể đó là vào thời gian nào kể cả chiều hoặc tối (ví dụ như làm ca).
(9. Khi bạn được mời dự lễ sinh nhật, đám cưới, mừng tốt nghiệp, mừng được thăng chức, mừng được việc làm.....bạn có thể tặng quà bằng hiện vật hay bằng tiền đều được. )
- Hình như số tiền mừng đám cưới phải là số lẻ (1.000, 3.000, 10.000, 30.000...) thì phải????
(15. Ở Nhật xe đạp chỉ cho phép 1 người đi, không được chở người (ngoại trừ chở trẻ con).)
- Kể cả xe máy dưới 50cc cũng vậy.
 

yoshimune777

New Member
Bác Kamikaze có điều kiện thì đến hướng dẫn lại cho conon cách cúi đầu khi chào đi kìa ! - Bắt lỗi một tý để tạo cơ hội cho bác Kami cả nhà nhé !
 

yoshimune777

New Member
@...777: conon hỏng hỉu gì hết????
Vậy thì hỏi bác Kamikaze nha ! ...777 : tin rằng bác ấy sẽ giải thích và hướng dẫn cho conon một cách thật tận tình _ đã nói là tạo cơ hội giúp bác Kami mà !:khakha:
 

aikochan

New Member
Hihi. Công nhận yoshimune777 tâm lí và tốt bụng ghê. mà cái cách cúi chào đó khó kinh khủng. Nào là cúi lưng chứ ko cúi đầu. Khi đến dám cưới thì ko nên mặc đồ màu trắng. Dự đám tang thì ko nên đeo đồ trang sức, nếu muốn đeo thì cũng chỉ nên đeo vòng ngọc trai hay mấy thứ đồ đơn giản, ko phải vàng bạc sáng chói có đúng ko ạ? Ngoài ra, Aiko còn thấy khi đến thăm người bệnh thường ko tặng chậu hoa nữa.... Nhiều thế này thì...
 

yoshimune777

New Member
Hihi. Công nhận yoshimune777 tâm lí và tốt bụng ghê. mà cái cách cúi chào đó khó kinh khủng. Nào là cúi lưng chứ ko cúi đầu. Khi đến dám cưới thì ko nên mặc đồ màu trắng. Dự đám tang thì ko nên đeo đồ trang sức, nếu muốn đeo thì cũng chỉ nên đeo vòng ngọc trai hay mấy thứ đồ đơn giản, ko phải vàng bạc sáng chói có đúng ko ạ? Ngoài ra, Aiko còn thấy khi đến thăm người bệnh thường ko tặng chậu hoa nữa.... Nhiều thế này thì...
Ơ !! Đã nói là để tạo cơ hội cho bác Kami cơ mà aikochan thế này thì đáng phải đánh thui ! :/]
 

AkiraHatake

New Member
oa, có nhiuề cái giờ này mới biết, người Nhật cũng khó tính ghê
 

aikochan

New Member
Ơ !! Đã nói là để tạo cơ hội cho bác Kami cơ mà aikochan thế này thì đáng phải đánh thui ! :/]

Sao lại đánh aiko? :cry: :cry: :cry: Aiko có để lại nhiều cái aiko ko biết cho bác ấy mà.
 

conon

New Member
Vậy thì hỏi bác Kamikaze nha ! ...777 : tin rằng bác ấy sẽ giải thích và hướng dẫn cho conon một cách thật tận tình _ đã nói là tạo cơ hội giúp bác Kami mà !:khakha:
Chuyện này thì ....777 khỏi phải lo rồi, Bác Kamkaze luôn sẵn sàn giúp đỡ tận tình tất cả mõi người, đâu chỉ riêng mình conon........:ha:

@aiko: aiko đừng lo, ....777 chưa thấy cảnh 1 chọi 2 đâu nên chưa sợ, hãy bảo bác ấy đợi đó nhé
 
22. Dù dc ai mời đi ăn cũng nhớ đem theo tiền đủ trả phần mình :)
23. Về cũng chào sayonara, o saki ni shitsureshimasu,...
24. Rác phải "sạch" phải phân loại và đổ có h giấc.:lmn:
25. Cấm kị ăn chung đũa muỗn, chén, món chung phải dùng thìa đũa riêng để...dùng chung :khakha:
26. Cấm kị đụng nhau (tiếp xúc cơ thể kô cần thiết) kô chỉ nữ :macco: mà tất cả mọi người. (trừ phi trên tàu điện)
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

kimkiyokawa

New Member
Khó quá nhỉ, kimk cũng được nghe nói và học một ít rồi nhưng vẫn thấy khó quá. Sợ sơ hở là sẽ bị "wánh giá". Có người còn nói: ở Nhật, cái gì theo phương Tây thì rất Tây, cái gì theo Á Đông thì rất Á Đông, nghe hơi mù mờ nhỉ, có bác nào cụ thể hóa cái vấn đề này giúp em được không?
Chẳng hạn như Tây quá thì là ai ăn người đó trả tiền, không có "bao" :híhí:
còn Á Đông quá thì đặc biệt xét nét các nghi thức ...
Oài, em còn có một người bạn Nhật, được nghe "truyền bá" văn hóa hơi nhiều nhưng lâu lâu vẫn bị chê đấy ạ.
 

kamikaze

Administrator
Tây hóa:
-Quần áo trang phục trong lúc làm việc.
-Quan niệm về quan hệ nam nữ, giới tính v....

Á đông(Văn hóa truyền thống Nhật):
-Phong cách quà cáp, nghi lễ
-Phong cách giao tiếp xóm giềng.
-Quan niệm "trên dưới", "trong ngoài".
 

minhson

New Member
1. Chào hỏi:
Khi gặp người quen ở gần nhà hay ở công sở...vào buổi sáng thì chào Ohayou, buổi chiều thì chào Konnichiwa, buổi tối thì chào Kombanwa. Điều lưu ý là, bạn vừa chào vừa phải gật đầu nhẹ để tỏ thái độ lễ phép.
>>> Khi chào người lớn tuổi, senpai, người mới gặp thì nên nói là Ohayoo Gozaimasu.
Chỉ dùng Ohayoo khi nói với người ngang hàng hoặc nhỏ tuổi hơn mình.



3. Đối với người Nhật, bất cứ khi làm thủ tục giấy tờ, hợp đồng, sổ ngân hàng ...sau khi ghi tên thì phải đóng dấu vào. Trường hợp bạn là người nước ngoài thì có thể ký tên thay cho đóng dấu, nhưng cũng có một số nơi không chấp nhận hình thức ký tên. Vì vậy bạn nên chuẩn bị cho mình một con dấu là tốt nhất.
Con dấu (inkan) có khắc tên của bạn và bạn có thể tìm đặt mua ở cửa hàng chuyên bán.
>>> Có con dấu rồi có phải đi đăng ký con dấu không ta ? ;-)


4. Khi lần đầu tiên gặp mặt đối tác, sau khi chào hỏi bạn nên đưa danh thiếp (meishi), của mình cho họ. Đặc biệt là trong kinh doanh thì điều này rất quan trọng và có ích cho bạn.
>>> Khi nhận danh thiếp rồi, không nên cất ngay mà nên ngắm nghía một chút để tỏ ý tôn trọng...:matroi:


15. Ở Nhật xe đạp chỉ cho phép 1 người đi, không được chở người (ngoại trừ chở trẻ con).
>>> Xe máy thì trên 50CC (phải có bằng trước khi lái) mới được chở người và khi chạy thì phải đội nón bảo hiểm.
Mọi xe đạp đều phải có đèn trước,và đèn phải sử dụng được, nếu không ban đêm gặp cảnh sát thì sẽ bị phạt...uhm... Xe đạp cũng phải để ở những nơi không cấm đậu, nếu không cũng bị phạt (bị dán một tờ giấy thông báo phạt...) và nên khóa lại để đề phòng bị "mượn đỡ" ;-) Không được mượn xe của bạn vì nếu không có giấy tờ cũng bị phạt.
Người đi bộ vào ban đêm cũng nên đem theo đèn pin hoặc mặc quần áo có phản quang để người khác nhìn thấy và tránh...
Khi tham gia giao thông trên đường, người và xe đạp đi bên tay trái còn xe ôtô thì bên tay phải.
:surprise:


16. Ở Nhật điện thoại công cộng có khắp nơi, bạn có thẻ dùng thẻ chuyên dụng hay tiền đồng xu để gọi, nhưng lưu ý rằng máy điện thoại này không trả tiền dư cho bạn đâu, nên bạn cần chuẩn bị tiền lẻ để gọi.
>>> Nếu chưa có điều kiện đăng ký thuê bao điện thoại thì nên sử dụng một điện thoại trả trước (prepaid mobil phone, có bán ở các tiệm 24h) rồi mua card gọi về VN (nhưng cũng gọi được trong nước Nhât) để sử dụng vì giá cước vẫn rẻ hơn so với gọi từ điện thoại công cộng.


20. Khi phạm lỗi thì không biện lý do vòng vo mà hãy xin lỗi trước(việc giải thích hãy chọn 1 cơ hội khác thích hợp hơn).
>>> Khá chính xác. Người Nhật nói chung thỉnh thoảng cũng có những hành động và cư xử khá vô lý. Khi đó, chỉ cần nói một câu sumimasen là họ tự động giảm "ồn" liền...:chenhao::no:

27. Người Nhật nhiều chuyện lắm đó. Khi nói xấu ai thì nên nhìn trước ngó sau nhé. :khakha::cuoi:
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Văn hóa xã hội 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top