1. Chào hỏi:
Khi gặp người quen ở gần nhà hay ở công sở...vào buổi sáng thì chào Ohayou, buổi chiều thì chào Konnichiwa, buổi tối thì chào Kombanwa. Điều lưu ý là, bạn vừa chào vừa phải gật đầu nhẹ để tỏ thái độ lễ phép.
2. Khi nghỉ làm hay trễ hẹn thì bạn phải liên lạc báo trước. Nếu không thì người khác sẽ không có ấn tượng tốt về bạn, điều này không tốt cần nên tránh.
3. Đối với người Nhật, bất cứ khi làm thủ tục giấy tờ, hợp đồng, sổ ngân hàng ...sau khi ghi tên thì phải đóng dấu vào. Trường hợp bạn là người nước ngoài thì có thể ký tên thay cho đóng dấu, nhưng cũng có một số nơi không chấp nhận hình thức ký tên. Vì vậy bạn nên chuẩn bị cho mình một con dấu là tốt nhất.
Con dấu (inkan) có khắc tên của bạn và bạn có thể tìm đặt mua ở cửa hàng chuyên bán.
4. Khi lần đầu tiên gặp mặt đối tác, sau khi chào hỏi bạn nên đưa danh thiếp (meishi), của mình cho họ. Đặc biệt là trong kinh doanh thì điều này rất quan trọng và có ích cho bạn.
5. Khi đến nhà người Nhật thì trước khi vào nhà, bạn phải cởi giầy, dép bỏ ở máy hiên ngay cửa ra vào, sau đó bạn mang dép (dùng để đi trong nhà, surippa) vào, dép này nhà người Nhật nào cũng để sẵn ở ngay cửa ra vào.
Lưu ý: Nếu bạn vào phòng nào có trải chiếu ( còn được gọi là phòng chiếu theo kiểu Nhật) thì bạn không được mang dép vào, dù là dép mang trong nhà cũng phải bỏ ra.
6. Đối với người Nhật thì khi ngủ họ trải nệm (huton) xuống sàn nhà rồi ngủ. Mỗi buổi sáng ngủ dậy họ cuốn tấm nệm lên, tối trước khi đi ngủ thì trải xuống, trời nắng thì đem ra phơi. Hiện nay, cũng có một số gia đình ngủ bằng giường nệm như Tây phương, nhưng con số này không nhiều lắm.
7. Về việc tắm, có lẽ trên thế giới này thì người Nhật là thích tắm bằng bồn nước nóng (ohuro) nhất và họ rất thích đi tắm nước nóng (onsen), ở đây mọi người tắm tập thể nhưng nam nữ thì riêng biệt.
Trước khi vào bồn tắm bạn phải tắm sơ ở ngoài rồi mới bước vào bồn tắm. Vì nước trong bồn tắm không được thay liền, cho nên bạn phải giữ gìn sạch sẽ để người vào sau tắm tiếp.
8. Khi ở nhà bạn không nên mở nhạc lớn hay nói chuyện ồn ào, nhất là vào buổi sáng sớm và vào lúc tối. Ở nơi công cộng bạn không nên nói chuyện lớn tiếng và không được vứt rác bừa bãi, đối với người Nhật thì từ lúc bé họ đã có ý thức rất lớn về việc này.
9. Khi bạn được mời dự lễ sinh nhật, đám cưới, mừng tốt nghiệp, mừng được thăng chức, mừng được việc làm.....bạn có thể tặng quà bằng hiện vật hay bằng tiền đều được.
Lưu ý: Nếu bạn là người nhận quà thì dù thế nào đi nữa bạn phải gửi lại quà đáp lễ. Quà đáp lễ có giá trị bằng nữa hay một phần ba giá trị món quà mà bạn nhận.
10. Khi đi dự đám tang bạn nên mặc bộ đồ bằng vải màu đen. Nam thì có thể mặc quần tây đen, áo sơ mi trắng thắt cà vạt màu đen. Nữ thì có thể mặc váy hay đồ tây màu đen, xách túi màu đen.
Khi đến cúng viếng bạn nên sử dụng bao thư chuyên để đi đám tang có bán sẵn, rồi ghi họ tên và bỏ tiền cúng điếu vào trong bao thư.
11. Khi bạn về quê hay đi chơi, đi du lịch xa về bạn không quên tặng bạn bè, hàng xóm thân thuộc, đồng nghiệp, xếp....một món quà nhỏ hay quà đặc sản.
12. Ở những nơi vui chơi công cộng, công viên, khu tham quan du lich...bạn không được vứt rác bừa bãi, nếu bạn vứt rác bừa bãi mà bị bắt thì sẽ bị phạt theo qui định của pháp luật. Một số khu tham quan du lịch, họ vận động không vứt rác mà cùng nhau đem rác về nhà vứt.
13. Người Nhật không có thói quen vừa đi vừa ăn, vừa đi vừa nói chuyện lớn tiếng. Nếu bạn làm thế người khác sẽ có ấn tượng xấu về bạn.
14. Ở quán ăn hay ở nhà hàng, bệnh viện.... người Nhật không có thói quen cho và nhận tiền bo, tiền phục vụ đã tính hết vào hóa đơn của bạn rồi.
15. Ở Nhật xe đạp chỉ cho phép 1 người đi, không được chở người (ngoại trừ chở trẻ con).
16. Ở Nhật điện thoại công cộng có khắp nơi, bạn có thẻ dùng thẻ chuyên dụng hay tiền đồng xu để gọi, nhưng lưu ý rằng máy điện thoại này không trả tiền dư cho bạn đâu, nên bạn cần chuẩn bị tiền lẻ để gọi.
17. Khi đến Nhật bạn cần tập thói quen chờ đợi xếp hàng, không nên chen lấn, xô đẩy.
Khi gặp người quen ở gần nhà hay ở công sở...vào buổi sáng thì chào Ohayou, buổi chiều thì chào Konnichiwa, buổi tối thì chào Kombanwa. Điều lưu ý là, bạn vừa chào vừa phải gật đầu nhẹ để tỏ thái độ lễ phép.
2. Khi nghỉ làm hay trễ hẹn thì bạn phải liên lạc báo trước. Nếu không thì người khác sẽ không có ấn tượng tốt về bạn, điều này không tốt cần nên tránh.
3. Đối với người Nhật, bất cứ khi làm thủ tục giấy tờ, hợp đồng, sổ ngân hàng ...sau khi ghi tên thì phải đóng dấu vào. Trường hợp bạn là người nước ngoài thì có thể ký tên thay cho đóng dấu, nhưng cũng có một số nơi không chấp nhận hình thức ký tên. Vì vậy bạn nên chuẩn bị cho mình một con dấu là tốt nhất.
Con dấu (inkan) có khắc tên của bạn và bạn có thể tìm đặt mua ở cửa hàng chuyên bán.
4. Khi lần đầu tiên gặp mặt đối tác, sau khi chào hỏi bạn nên đưa danh thiếp (meishi), của mình cho họ. Đặc biệt là trong kinh doanh thì điều này rất quan trọng và có ích cho bạn.
5. Khi đến nhà người Nhật thì trước khi vào nhà, bạn phải cởi giầy, dép bỏ ở máy hiên ngay cửa ra vào, sau đó bạn mang dép (dùng để đi trong nhà, surippa) vào, dép này nhà người Nhật nào cũng để sẵn ở ngay cửa ra vào.
Lưu ý: Nếu bạn vào phòng nào có trải chiếu ( còn được gọi là phòng chiếu theo kiểu Nhật) thì bạn không được mang dép vào, dù là dép mang trong nhà cũng phải bỏ ra.
6. Đối với người Nhật thì khi ngủ họ trải nệm (huton) xuống sàn nhà rồi ngủ. Mỗi buổi sáng ngủ dậy họ cuốn tấm nệm lên, tối trước khi đi ngủ thì trải xuống, trời nắng thì đem ra phơi. Hiện nay, cũng có một số gia đình ngủ bằng giường nệm như Tây phương, nhưng con số này không nhiều lắm.
7. Về việc tắm, có lẽ trên thế giới này thì người Nhật là thích tắm bằng bồn nước nóng (ohuro) nhất và họ rất thích đi tắm nước nóng (onsen), ở đây mọi người tắm tập thể nhưng nam nữ thì riêng biệt.
Trước khi vào bồn tắm bạn phải tắm sơ ở ngoài rồi mới bước vào bồn tắm. Vì nước trong bồn tắm không được thay liền, cho nên bạn phải giữ gìn sạch sẽ để người vào sau tắm tiếp.
8. Khi ở nhà bạn không nên mở nhạc lớn hay nói chuyện ồn ào, nhất là vào buổi sáng sớm và vào lúc tối. Ở nơi công cộng bạn không nên nói chuyện lớn tiếng và không được vứt rác bừa bãi, đối với người Nhật thì từ lúc bé họ đã có ý thức rất lớn về việc này.
9. Khi bạn được mời dự lễ sinh nhật, đám cưới, mừng tốt nghiệp, mừng được thăng chức, mừng được việc làm.....bạn có thể tặng quà bằng hiện vật hay bằng tiền đều được.
Lưu ý: Nếu bạn là người nhận quà thì dù thế nào đi nữa bạn phải gửi lại quà đáp lễ. Quà đáp lễ có giá trị bằng nữa hay một phần ba giá trị món quà mà bạn nhận.
10. Khi đi dự đám tang bạn nên mặc bộ đồ bằng vải màu đen. Nam thì có thể mặc quần tây đen, áo sơ mi trắng thắt cà vạt màu đen. Nữ thì có thể mặc váy hay đồ tây màu đen, xách túi màu đen.
Khi đến cúng viếng bạn nên sử dụng bao thư chuyên để đi đám tang có bán sẵn, rồi ghi họ tên và bỏ tiền cúng điếu vào trong bao thư.
11. Khi bạn về quê hay đi chơi, đi du lịch xa về bạn không quên tặng bạn bè, hàng xóm thân thuộc, đồng nghiệp, xếp....một món quà nhỏ hay quà đặc sản.
12. Ở những nơi vui chơi công cộng, công viên, khu tham quan du lich...bạn không được vứt rác bừa bãi, nếu bạn vứt rác bừa bãi mà bị bắt thì sẽ bị phạt theo qui định của pháp luật. Một số khu tham quan du lịch, họ vận động không vứt rác mà cùng nhau đem rác về nhà vứt.
13. Người Nhật không có thói quen vừa đi vừa ăn, vừa đi vừa nói chuyện lớn tiếng. Nếu bạn làm thế người khác sẽ có ấn tượng xấu về bạn.
14. Ở quán ăn hay ở nhà hàng, bệnh viện.... người Nhật không có thói quen cho và nhận tiền bo, tiền phục vụ đã tính hết vào hóa đơn của bạn rồi.
15. Ở Nhật xe đạp chỉ cho phép 1 người đi, không được chở người (ngoại trừ chở trẻ con).
16. Ở Nhật điện thoại công cộng có khắp nơi, bạn có thẻ dùng thẻ chuyên dụng hay tiền đồng xu để gọi, nhưng lưu ý rằng máy điện thoại này không trả tiền dư cho bạn đâu, nên bạn cần chuẩn bị tiền lẻ để gọi.
17. Khi đến Nhật bạn cần tập thói quen chờ đợi xếp hàng, không nên chen lấn, xô đẩy.
Có thể bạn sẽ thích