Người xuất khẩu... bẹ chuối sang Nhật Bản

Người xuất khẩu... bẹ chuối sang Nhật Bản

Đó là anh Trần Thanh Cao ở xã Khánh Mậu (H.Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình), người đã mở lớp dạy nghề rồi thành lập tổ hợp Mậu Tiến chuyên sản xuất bàn, ghế, salon, va-ly... bằng cói, bẹ chuối, thân lúa non hoặc bèo tây để xuất khẩu sang tận Nhật Bản và một số nước châu Âu.


Người đưa ra ý tưởng dạy nghề, tạo việc làm cho thanh niên (TN) và gắn bó với tổ hợp Mậu Tiến từ khi thành lập đến nay là anh Trần Thanh Cao - Phó chủ tịch Hội LHTN xã. Sinh năm 1973 trong một gia đình đông con, nghèo khó, Cao đã phải bỏ dở việc học hành khi vừa tốt nghiệp cấp 2 để lang thang khắp nơi tìm kế sinh nhai. Một lần tới thăm bạn, bắt gặp một nhóm người đang hì hụi đan những chiếc khay xinh xắn bằng bẹ cói, Cao nghĩ ngay tới việc học nghề này. Khổ nỗi, do không có năng khiếu đan lát nên trong khi chúng bạn chỉ cần vài ba ngày là được thầy cấp "bằng tốt nghiệp" khóa học thì Cao phải tiêu tốn mất... 3 năm mới nắm vững kỹ thuật. Có tay nghề, Cao nhận làm hàng cho các công ty trong tỉnh và bắt tay vào việc truyền nghề cho bạn bè cùng trang lứa. Ban đầu, Cao đến từng nhà vận động TN trong xã đến học kỹ thuật đan lát và tạo điều kiện giúp họ có thêm thu nhập bằng chính các sản phẩm làm ra trong quá trình học việc. TN trong xã không tin là có thể kiếm được miếng cơm manh áo từ cái nghề mà họ cho là vặt vãnh này nên rất ít người theo học. Nhưng rồi, sau một thời gian, những học viên ban đầu đã thạo nghề, có việc làm và có thu nhập ổn định nên TN khắp nơi tìm đến xin việc... Hội LHTN xã kịp thời động viên và đỡ đầu Cao để anh thành lập tổ hợp Mậu Tiến.

Tiếp chúng tôi tại xưởng sản xuất của tổ hợp, đặt ly nước mời khách trên chiếc bàn được làm bằng bẹ chuối rất đẹp, anh Cao cho biết: "Tổ hợp đang tạo công ăn việc làm cho 600 công nhân, thu nhập thì cũng tùy theo năng suất lao động nhưng tính ra mỗi người cũng bỏ túi được hơn 500 ngàn đồng/tháng". Hiện tại, các sản phẩm chủ yếu của Mậu Tiến là bàn ghế, salon, va-ly, hộp ô van... được làm từ cói, bẹ chuối, thân cây lúa non, bèo tây... Nguyên liệu rẻ và dễ kiếm, sản phẩm lại bền đẹp nên khách hàng ngoài nước rất ưa chuộng, đặc biệt là người Nhật Bản và các nước châu Âu.

Chịu khó tìm kiếm thị trường và luôn luôn giữ chữ tín với khách hàng nên tổ hợp của Cao nhận được rất nhiều đơn hàng. Cao cho biết, do năng lực sản xuất có hạn vì không có vốn đầu tư nên tổ hợp cũng không dám mở rộng quy mô. Anh Cao ao ước: "Giá mà chúng tôi có đủ tiền để mua thêm 20 cái máy dệt nữa thì tốt biết mấy ! Khi đó, Mậu Tiến có thể tiếp nhận thêm 1.000 TN vào làm việc. Làng quê sẽ không còn người thiếu việc, TN không còn tụ tập, lêu lổng trên cây cầu ngoài đầu làng...".


(Theo Thanh Niên)
 

Bài viết liên quan

Thumbnail bài viết: Tại sao Tokyo có hai hệ thống metro – Tokyo Metro & Toei Subway?
Tại sao Tokyo có hai hệ thống metro – Tokyo Metro & Toei Subway?
Nhắc đến hệ thống tàu điện ngầm Tokyo, hầu hết mọi người chỉ nghĩ đến Tokyo Metro – mạng lưới metro lớn nhất của thủ đô Nhật Bản. Tuy nhiên, nếu để ý kỹ hơn, bạn sẽ thấy rằng không phải tất cả các...
Thumbnail bài viết: Ginza Line & Midosuji Line – Hai tuyến tàu điện ngầm đầu tiên của Nhật Bản
Ginza Line & Midosuji Line – Hai tuyến tàu điện ngầm đầu tiên của Nhật Bản
Tại Nhật Bản, tàu điện ngầm (subway) đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống đô thị, giúp hàng triệu người di chuyển mỗi ngày. Trong số hàng trăm tuyến tàu ngầm hiện nay, Ginza Line ở...
Thumbnail bài viết: Thế giới khiếp sợ trước thuế quan của Trump , Nhật Bản cũng buộc phải có biện pháp đối phó.
Thế giới khiếp sợ trước thuế quan của Trump , Nhật Bản cũng buộc phải có biện pháp đối phó.
Trong nhiệm kỳ thứ hai của mình, Tổng thống Mỹ ông Donald Trump đã nói rõ rằng ông đang sử dụng thuế quan để phát động một cuộc tấn công ngoại giao. Nhật Bản nên phản ứng như thế nào để duy trì...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : 92,6% sinh viên đại học đã nhận được lời mời làm việc, tỷ lệ cao nhất tính đến tháng 2.
Nhật Bản : 92,6% sinh viên đại học đã nhận được lời mời làm việc, tỷ lệ cao nhất tính đến tháng 2.
Một cuộc khảo sát của Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ và Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi vào ngày 14 cho thấy tỷ lệ lời mời làm việc cho sinh viên đại học tốt nghiệp vào mùa...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Chỉ số giá tiêu dùng tăng 4%, vượt qua mức giá tại châu Âu và Mỹ.
Nhật Bản : Chỉ số giá tiêu dùng tăng 4%, vượt qua mức giá tại châu Âu và Mỹ.
Ngân hàng Trung uơng Nhật Bản đã công bố vào ngày 12 rằng Chỉ số giá doanh nghiệp trong tháng 2 là 125,3, tăng 4,0% so với cùng kỳ năm ngoái. Tốc độ tăng trưởng đã giảm so với mức tăng 4,2% trong...
Thumbnail bài viết: Lịch sử phát triển hệ thống tàu điện Nhật Bản – Từ 1860s đến nay
Lịch sử phát triển hệ thống tàu điện Nhật Bản – Từ 1860s đến nay
Nhật Bản ngày nay nổi tiếng với hệ thống giao thông công cộng bậc nhất thế giới, nơi mà những chuyến tàu điện chạy chính xác đến từng giây, phục vụ hàng triệu hành khách mỗi ngày. Nhưng ít ai biết...
Thumbnail bài viết: Thời kỳ Heian – Đỉnh cao của văn hóa quý tộc Nhật Bản
Thời kỳ Heian – Đỉnh cao của văn hóa quý tộc Nhật Bản
Văn hóa quý tộc Heian – Thời đại hoàng kim của Nhật Bản Khi nhắc đến thời kỳ hoàng kim của Nhật Bản cổ đại, không thể không nói đến thời kỳ Heian (794 – 1185). Đây là giai đoạn mà Nhật Bản phát...
Thumbnail bài viết: Những Câu Hỏi Bất Ngờ Khi Đi Cắt Tóc Ở Nhật – Đọc Trước Kẻo Bối Rối!
Những Câu Hỏi Bất Ngờ Khi Đi Cắt Tóc Ở Nhật – Đọc Trước Kẻo Bối Rối!
Nếu bạn đã từng đi cắt tóc ở Nhật, chắc hẳn bạn đã trải qua cảm giác bị thợ cắt tóc hỏi quá nhiều thứ đến mức không biết trả lời thế nào. 🤯 Không chỉ hỏi về độ dài tóc hay kiểu cắt, họ còn quan...
Thumbnail bài viết: Số Điện Thoại Quốc Tế Ở Nhật Bản: Cách Gọi Và Danh Sách Mã Vùng Quốc Tế
Số Điện Thoại Quốc Tế Ở Nhật Bản: Cách Gọi Và Danh Sách Mã Vùng Quốc Tế
Nhật Bản có hệ thống viễn thông tiên tiến, và nếu bạn cần gọi điện từ Nhật sang nước ngoài hoặc từ nước ngoài gọi vào Nhật, việc hiểu rõ mã vùng quốc tế, cước phí và cách gọi sẽ giúp tiết kiệm chi...
Thumbnail bài viết: Đồng yên đạt mức 148 yên = 1 đô la, những lo ngại về chính sách thuế quan của Mỹ đang đè nặng lên đồng đô la.
Đồng yên đạt mức 148 yên = 1 đô la, những lo ngại về chính sách thuế quan của Mỹ đang đè nặng lên đồng đô la.
Vào ngày 13, thị trường ngoại hối Tokyo ghi nhận mức giao dịch 148 yên = đô la. Những lo ngại về chính sách thuế quan của chính quyền Trump đang đè nặng lên đồng đô la. Motonari Sakai, giám đốc...
Your content here
Top