TP - Hà Nội đang kỳ vọng thay đổi thói quen xả rác bừa bãi của người dân bằng một dự án 3 năm hợp tác với Nhật Bản.
Người dân Việt Nam chưa có thói quen phân loại rác khiến nhân viên thu gom rác gặp nhiều khó khăn
Tiền phong phỏng vấn ông Nagakawa Hiroaki, Trưởng đại diện Cơ quan Hợp tác Kinh tế Quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam nhân sự kiện JICA ký kết biên bản hợp tác với UBND TP Hà Nội về việc xử lý rác.
Ba năm liệu có phải là thời gian thích hợp để thay đổi được thói quen xả rác của người dân Hà Nội, thưa ông?
Trước khi đến Việt Nam, để vứt một vỏ bao thuốc lá như thế này tôi phải tìm ba chỗ. Đó là nơi vứt vỏ bao bằng giấy, giấy bóng và giấy bạc. Tuy nhiên, tại Hà Nội, không phải khó khăn để vứt vỏ bao thuốc này ngoài đường.
Ngay từ khi còn nhỏ và ở trường học, chúng tôi đã được giáo dục về cách cư xử đối với rác. Rác không phải là thứ vứt đi hoàn toàn mà còn được dùng vào nhiều việc.
Việt Nam dù bắt đầu hơi muộn nhưng không thể không bắt đầu từ bây giờ nếu chúng ta không muốn phải chịu hậu quả nặng nề do ô nhiễm rác thải. Nó ảnh hưởng tới sức khỏe và cả sự phát triển kinh tế.
Ba năm không phải là thời gian dài nhưng không thể bắt đầu chậm hơn được nữa. Sau này, Việt Nam sẽ cần một chiến lược tổng thể, dài hơi hơn trong việc cải thiện môi trường. Dự án này chính là bước khởi đầu để giúp Hà Nội thực hiện kế hoạch trong tương lai.
Kết thúc dự án phân loại rác thải tại nguồn do Cty Môi trường Đô thị (Urenco) thí điểm tại phường Phan Chu Trinh năm 2002, người dân cho rằng: “đâu lại vào đấy”. Các ông sẽ thực hiện dự án (giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng – dự án 3R) theo phương thức nào để thu được kết quả khả quan hơn?
Dự án 3R thực hiện dựa trên dự án do Urenco từng thí điểm tại phường Phan Chu Trinh, nhưng ở quy mô lớn hơn – trên toàn thành phố Hà Nội. Mặc dù dự án của Urenco chưa hẳn thành công nhưng qua đó hai bên đã học được nhiều điều.
Chúng tôi nhận thức sâu sắc rằng, phải hiểu được thói quen của người dân và hiểu họ nghĩ như thế nào về rác. Chúng tôi không hề muốn áp đặt cách xử lý của Nhật Bản mà sẽ lựa chọn phương pháp nào phù hợp với người Việt Nam. Rác sẽ được phân loại tại gia đình một cách chặt chẽ, sau đó thu gom và xử lý.
Ông Nagakawa Hiroaki
Phải có cách nào đó để người dân có thói quen và hiểu được lợi ích của công việc phân loại rác. Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất cho sự thành công của dự án.
Chúng tôi cũng mong muốn sẽ thay đổi được quan điểm của các nhà quản lý Việt Nam trong cách nhìn nhận về rác. Không chỉ có vài người có chức vụ được phổ biến về việc phân loại rác mà chúng tôi sẽ khuyến nghị, hướng dẫn cho mọi người dân thông qua mọi hình thức như áp phích trên các phương tiện giao thông, thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Tuy nhiên, cụ thể sẽ phân loại rác tại nguồn bằng hình thức nào, chúng tôi sẽ cùng đối tác Việt Nam suy nghĩ và bàn bạc để tìm ra phương pháp thích hợp.
Ông đánh giá như thế nào về tình hình rác thải tại Hà Nội hiện nay?
Tỷ lệ thu gom rác đạt 70% là khá cao so với các vùng phụ cận. Tuy nhiên, Hà Nội mới chỉ dừng lại ở chôn lấp mà chưa tái chế. Trong khi đó, chúng ta cần phải tính đến việc không có một diện tích nào để chôn lấp rác mà mãi mãi không đầy.
Dự án 3R sẽ giúp Hà Nội tái chế rác để phục vụ các mục đích kinh tế khác như sản xuất phân com-pốt hoặc thức ăn trong chăn nuôi lợn.
Cuối cùng, cần phải nói rằng, Hà Nội có tiềm năng để trở thành một thành phố đẹp trên thế giới.
Cảm ơn ông!
- Mỗi ngày trên địa bàn Hà Nội (7 quận nội thành) có khoảng 1.200 - 1.250 tấn rác thải (không kể rác thải xây dựng), trong đó có hơn 100 tấn rác thải công nghiệp và bệnh viện.
Việc thực hiện thu gom rác của Hà Nội từ trước tới nay do Urenco đảm nhiệm. Thực tế cho thấy, Urenco chỉ thu gom được khoảng hơn 1.000 tấn/ngày đêm, bằng khoảng 75%.
Phần còn lại, một số được thu gom bởi những người thu đồng nát nhằm tái chế, còn lại nhân dân tự đổ xuống sông, mương, ao, hồ và được thu gom qua các kỳ tổng vệ sinh. Công nghệ và thiết bị còn lạc hậu, chưa tổ chức phân loại tại nguồn, mới chỉ xử lý chôn lấp là chủ yếu.
Theo tính toán, nếu chuyển từ hệ thống thu gom hiện hành của Hà Nội sang mô hình đề xuất của JICA thì sẽ tiết kiệm được 3USD/1tấn rác và đảm bảo được các tiêu chuẩn: Sản lượng thu gom; Tính bền vững; Tính công bằng.
- Dự án phân loại rác thải tại nguồn do Urenco tiến hành thí điểm tại phường Phan Chu Trinh, Hà Nội từ năm 2002. Các hộ gia đình được phát hai túi ni-lông, một túi màu đen, một túi màu trắng. Túi đen đựng rác hữu cơ, túi trắng đựng rác vô cơ. Cuối ngày, hai xe chuyên dụng của Urenco sẽ thu gom những túi rác được tập kết ở đầu phố.
Tuy nhiên, theo phản ánh của người dân trong phường, dự án khó khả thi bởi giờ thu gom rác của Urenco không cố định. Rác được tập kết tại một điểm mà chưa được thu gom ngay dẫn đến việc một số người bới rác tiếp tục bới những túi này gây nên tình trạng lộn xộn, ô nhiễm. Trong khi đó, nhiều gia đình chưa tạo được thói quen phân loại rác, tiếp tục “quên” hoặc bỏ rác nhầm túi…
- Chương trình 3R (giảm thiểu (reduce), tái chế (recycle), tái sử dụng (reuse)…) là sáng kiến của cựu Thủ tướng Koizumi và đã rất thành công ở Nhật Bản.
Người dân Việt Nam chưa có thói quen phân loại rác khiến nhân viên thu gom rác gặp nhiều khó khăn
Tiền phong phỏng vấn ông Nagakawa Hiroaki, Trưởng đại diện Cơ quan Hợp tác Kinh tế Quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam nhân sự kiện JICA ký kết biên bản hợp tác với UBND TP Hà Nội về việc xử lý rác.
Ba năm liệu có phải là thời gian thích hợp để thay đổi được thói quen xả rác của người dân Hà Nội, thưa ông?
Trước khi đến Việt Nam, để vứt một vỏ bao thuốc lá như thế này tôi phải tìm ba chỗ. Đó là nơi vứt vỏ bao bằng giấy, giấy bóng và giấy bạc. Tuy nhiên, tại Hà Nội, không phải khó khăn để vứt vỏ bao thuốc này ngoài đường.
Ngay từ khi còn nhỏ và ở trường học, chúng tôi đã được giáo dục về cách cư xử đối với rác. Rác không phải là thứ vứt đi hoàn toàn mà còn được dùng vào nhiều việc.
Việt Nam dù bắt đầu hơi muộn nhưng không thể không bắt đầu từ bây giờ nếu chúng ta không muốn phải chịu hậu quả nặng nề do ô nhiễm rác thải. Nó ảnh hưởng tới sức khỏe và cả sự phát triển kinh tế.
Ba năm không phải là thời gian dài nhưng không thể bắt đầu chậm hơn được nữa. Sau này, Việt Nam sẽ cần một chiến lược tổng thể, dài hơi hơn trong việc cải thiện môi trường. Dự án này chính là bước khởi đầu để giúp Hà Nội thực hiện kế hoạch trong tương lai.
Kết thúc dự án phân loại rác thải tại nguồn do Cty Môi trường Đô thị (Urenco) thí điểm tại phường Phan Chu Trinh năm 2002, người dân cho rằng: “đâu lại vào đấy”. Các ông sẽ thực hiện dự án (giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng – dự án 3R) theo phương thức nào để thu được kết quả khả quan hơn?
Dự án 3R thực hiện dựa trên dự án do Urenco từng thí điểm tại phường Phan Chu Trinh, nhưng ở quy mô lớn hơn – trên toàn thành phố Hà Nội. Mặc dù dự án của Urenco chưa hẳn thành công nhưng qua đó hai bên đã học được nhiều điều.
Chúng tôi nhận thức sâu sắc rằng, phải hiểu được thói quen của người dân và hiểu họ nghĩ như thế nào về rác. Chúng tôi không hề muốn áp đặt cách xử lý của Nhật Bản mà sẽ lựa chọn phương pháp nào phù hợp với người Việt Nam. Rác sẽ được phân loại tại gia đình một cách chặt chẽ, sau đó thu gom và xử lý.
Ông Nagakawa Hiroaki
Phải có cách nào đó để người dân có thói quen và hiểu được lợi ích của công việc phân loại rác. Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất cho sự thành công của dự án.
Chúng tôi cũng mong muốn sẽ thay đổi được quan điểm của các nhà quản lý Việt Nam trong cách nhìn nhận về rác. Không chỉ có vài người có chức vụ được phổ biến về việc phân loại rác mà chúng tôi sẽ khuyến nghị, hướng dẫn cho mọi người dân thông qua mọi hình thức như áp phích trên các phương tiện giao thông, thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Tuy nhiên, cụ thể sẽ phân loại rác tại nguồn bằng hình thức nào, chúng tôi sẽ cùng đối tác Việt Nam suy nghĩ và bàn bạc để tìm ra phương pháp thích hợp.
Ông đánh giá như thế nào về tình hình rác thải tại Hà Nội hiện nay?
Tỷ lệ thu gom rác đạt 70% là khá cao so với các vùng phụ cận. Tuy nhiên, Hà Nội mới chỉ dừng lại ở chôn lấp mà chưa tái chế. Trong khi đó, chúng ta cần phải tính đến việc không có một diện tích nào để chôn lấp rác mà mãi mãi không đầy.
Dự án 3R sẽ giúp Hà Nội tái chế rác để phục vụ các mục đích kinh tế khác như sản xuất phân com-pốt hoặc thức ăn trong chăn nuôi lợn.
Cuối cùng, cần phải nói rằng, Hà Nội có tiềm năng để trở thành một thành phố đẹp trên thế giới.
Cảm ơn ông!
- Mỗi ngày trên địa bàn Hà Nội (7 quận nội thành) có khoảng 1.200 - 1.250 tấn rác thải (không kể rác thải xây dựng), trong đó có hơn 100 tấn rác thải công nghiệp và bệnh viện.
Việc thực hiện thu gom rác của Hà Nội từ trước tới nay do Urenco đảm nhiệm. Thực tế cho thấy, Urenco chỉ thu gom được khoảng hơn 1.000 tấn/ngày đêm, bằng khoảng 75%.
Phần còn lại, một số được thu gom bởi những người thu đồng nát nhằm tái chế, còn lại nhân dân tự đổ xuống sông, mương, ao, hồ và được thu gom qua các kỳ tổng vệ sinh. Công nghệ và thiết bị còn lạc hậu, chưa tổ chức phân loại tại nguồn, mới chỉ xử lý chôn lấp là chủ yếu.
Theo tính toán, nếu chuyển từ hệ thống thu gom hiện hành của Hà Nội sang mô hình đề xuất của JICA thì sẽ tiết kiệm được 3USD/1tấn rác và đảm bảo được các tiêu chuẩn: Sản lượng thu gom; Tính bền vững; Tính công bằng.
- Dự án phân loại rác thải tại nguồn do Urenco tiến hành thí điểm tại phường Phan Chu Trinh, Hà Nội từ năm 2002. Các hộ gia đình được phát hai túi ni-lông, một túi màu đen, một túi màu trắng. Túi đen đựng rác hữu cơ, túi trắng đựng rác vô cơ. Cuối ngày, hai xe chuyên dụng của Urenco sẽ thu gom những túi rác được tập kết ở đầu phố.
Tuy nhiên, theo phản ánh của người dân trong phường, dự án khó khả thi bởi giờ thu gom rác của Urenco không cố định. Rác được tập kết tại một điểm mà chưa được thu gom ngay dẫn đến việc một số người bới rác tiếp tục bới những túi này gây nên tình trạng lộn xộn, ô nhiễm. Trong khi đó, nhiều gia đình chưa tạo được thói quen phân loại rác, tiếp tục “quên” hoặc bỏ rác nhầm túi…
- Chương trình 3R (giảm thiểu (reduce), tái chế (recycle), tái sử dụng (reuse)…) là sáng kiến của cựu Thủ tướng Koizumi và đã rất thành công ở Nhật Bản.
Có thể bạn sẽ thích