Nhật Bản với việc bảo tồn di sản văn hóa Huế

  • Thread starter Thread starter vhs
  • Ngày gửi Ngày gửi

Nhật Bản với việc bảo tồn di sản văn hóa Huế

Năm 1988, một nhóm chuyên gia văn hóa Nhật đã đến khảo sát việc trùng tu di tích cổ ở Huế. Từ đó đến nay, nhiều tổ chức của Nhật Bản liên tục hỗ trợ kinh phí và cử chuyên gia tham gia hợp tác bảo tồn di tích cố đô.
Vừa góp của, vừa góp công
Người Nhật khá quan tâm tới việc bảo tồn các di sản văn hóa Huế, đặc biệt là di sản kiến trúc từ rất sớm. Năm 1988, ông Saichi Ijima, Chủ tịch Quỹ Toyota Foundation đã đến thăm Huế. Cùng đi có ba chuyên gia về tu bổ kiến trúc cổ Nhật Bản. Đó là kiến trúc sư - thợ cả Tanaka Fumio, người được Nhật Bản tôn vinh là báu vật sống trong lĩnh vực bảo tồn di tích kiến trúc truyền khống; giáo sư-tiến sĩ-kiến trúc sư Shigeeda Yutaka, chuyên gia tu bổ di tích kiến trúc cổ Đông phương của ĐH Nihon (Tokyo) và một người Nhật gốc Việt, ông Bùi Chí Trung, Phó Chủ tịch Hội giao lưu văn hóa thành phố Aichi. Trong chuyến đi ấy, nhóm chuyên gia Nhật Bản đã đến khảo sát rất kỹ lưỡng di tích lăng Minh Mạng với ý định sẽ đầu tư vào việc nghiên cứu tu bổ một công trình trong khu di tích này. Họ chọn Hữu Tùng Tự để làm bài thử nghiệm đầu tiên, đồng thời, tiến hành khảo sát lập hồ sơ cho dự án tu bổ Bi Đình lăng Minh Mạng trong tương lai. Tổng kinh phí cho cả hai dự án này là 60.000 USD, được Toyota Foundation tài trợ trong năm tài khóa 1996.
Trước đó, Nhật Bản đã giúp đỡ về mặt kinh phí cho các dự án bảo tồn và phái huy di sản văn hóa Huế. Năm 1991, Chính phủ Nhật Bản, thông qua quỹ ủy thác UNESCO đã tài trợ 100.000 USD để trùng tu công trình ngọ môn, cổng chính của Hoàng Thành Huế. Năm 1994, Toyota Foundation đã tài trợ để lắp đặt thiết bị bảo quản cho kho cổ vật trị giá 40.000 USD.
Trong các năm sau, nhiều chương trình hợp tác và đầu tư của Nhật Bản tiếp tục được xúc tiến tại Huế: ĐH Showa đã hỗ trợ kinh phí và kỹ thuật để Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế (TTBTDTCĐ Huế) thực hiện đo vẽ, khảo sát và lưu trữ dữ liệu của hơn 800 ngôi nhà truyền thống ở Huế và phụ cận. Năm 2002, Chính phủ Nhật Bản, thông qua UNESCO, tài trợ 15.000 USD cho TTBTDTCĐ Huế để thực hiện Hồ sơ quốc gia về Nhã nhạc triều Nguyễn, trình UNESCO đề nghị đưa Nhã nhạc triều Nguyễn vào Danh mục các kiệt tác di sản văn hóa truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.
Trong các năm từ 1993 đến nay, Trung tâm nghiên cứu kiến trúc của ĐH Waseda đã phối hợp với TTBTDTCĐ Huế nghiên cứu lập dự án phục hồi điện Cần Chánh (trong Hoàng thành Huế) và ký kết một chương trình hợp tác nghiên cứu và bảo tồn di tích Huế (giai đoạn 2003 - 2007), trong đó phía Nhật Bản đóng góp bằng hình thức viện trợ các thiết bị máy móc và phương tiện cơ giới trị giá 1.100.000 USD và cử chuyên gia sang phối hợp thực hiện chương trình.
Trong lĩnh vực tuyên truyền, quảng bá hình ảnh di sản văn hóa Huế ra thế giới bên ngoài, Nhật Bản là một trong những nước tiên phong. Từ năm 1990, Trung tâm nghiên cứu văn hóa UNESCO tại Nhật Bản (ACCU) đã đến Huế thực hiện cuốn phim tư liệu dài gần một giờ để giới thiệu dí tích Huế với thế giới. Những năm sau, Đài NHK và một số hãng truyền hình Nhật Bản khác đã liên tục đến Huế để làm các cuốn phim về di sản văn hóa Huế (cả di sản vật thể lẫn di sản phi vật thể) để giới thiệu với công chúng Nhật Bản và thế giới. Hiện đoàn nghệ thuật của Huế cũng được mời sang Nhật biểu diễn...
Bảo tồn di sản văn hóa Huế theo quan điểm Nhật Bản
Trong lĩnh vực bảo tồn di tích, các chuyên gia Nhật Bản đã mang đến Huế những quan điểm mới mẻ. Các nhà trùng tu di tích ở Huế đã tiếp thu, vận dụng một số quan điểm này vào việc trùng tu, bảo tồn di sản văn hóa Huế.
- Thứ nhất, đó là việc đánh giá cao tầm quan trọng của quy trình nghiên cứu khảo sát tiền trùng tu để tăng tỷ trọng đầu tư cho công việc này. Theo các chuyên gia ở ĐH Waseda, quá trình nghiên cứu tư liệu, khai quật khảo cổ, đo vẽ, khảo sát và hiện trạng di tích trước khi tu bổ là một bước đi cơ bản và đặc biệt quan trọng. Ở Nhật Bản, kinh phí dành cho công đoạn này chiếm đến 1/4 tổng kinh phí đầu tư cho việc trùng tu, trong khi ở Việt Nam, tỷ lệ đó vào khoảng 1/20.
Theo các chuyên gia Nhật, những gì chưa được nghiên cứu thấu đáo thì chưa nên tu bổ. KTS Shigeeda cho rằng: "Khi tu bổ di tích kiến trúc cổ, người Nhật tuân thủ nguyên tắc là đối với những chỗ chưa nghiên cứu, tìm hiểu thì chưa tu bổ. Thứ hai là chỉ lựa chọn những phương pháp tu bổ mà những người đời sau có thể tu bổ thêm được và phải tạo điều kiện để người đời sau có thể biết vì sao phương pháp tu bổ ấy được chọn lựa. Chuyên gia tu bổ kiến trúc cổ giống như bác sĩ chữa bệnh. Khi bác sĩ chưa biết rõ căn nguyên của bệnh mà chữa trị thì có thể gây ra tử vong. Để tránh trường hợp đó, chúng tôi không tu bổ những gì mình chưa tìm hiểu thấu đáo. Thực trạng tu bổ kiến trúc cổ Việt Nam chưa thể nói là hoàn hảo".
- Thứ hai, người Nhật rất chú trọng đến phương pháp hạ giải toàn bộ di tích để trùng tu. Nhưng khi trùng tu thì họ chú ý tái sử dụng tối đa các cấu kiện kiến trúc và vật liệu cũ. Phương pháp này đã được các chuyên gia ở Huế vận dụng để trùng tu các di tích: Hữu Tùng Tự, Minh Lâu, điện Sùng Ân (đều thuộc lăng Minh Mạng); Khương Ninh Các, Hiển Lâm Các (Hoàng Thành)...
- Thứ ba là quan điểm về việc xã hội hóa quy trình trùng tu di tích. Theo KTS Shinichiro Nakazawa (ĐH Waseda): "Trên các công trường trùng tu di tích ở Huế, nên thay các tấm biển "Khu vực đang tu sửa. Không tham quan" thành các tấm biển "Khu vực đang tu sửa. Mời tham quan và đóng góp ý kiến".
Người Nhật cho rằng cái mà họ quan tâm nhiều nhất trong khi trùng tu di tích là diễn biến của quá trình trùng tu chứ không phải là kết quả trùng tu. Cần phải xã hội hóa việc bảo tồn, tôn tạo di tích bằng cách tạo điều kiện cho dư luận xã hội tham gia vào quá trình này. Mời công chúng đến tham quan công trình đang trùng tu (tất nhiên phải bảo đảm an toàn tối đa cho họ) là một cách để tranh thủ những đóng góp, nhận xét của công chúng (trong đó có những nhà chuyên môn mà nhà trùng tu chưa biết đến) để việc trùng tu, bảo tồn được tốt hơn.
Các chuyên gia Nhật Bản cũng khuyến cáo các nhà trùng tu di tích ở Huế nên chú trọng nghiên cứu việc sử dụng hệ thống đo lường thời Nguyễn để phục vụ công tác trùng tu di tích. Không nên sử dụng hệ mét để trùng tu các di tích truyền thống, vì có thể tạo ra những sai số khi chuyển đổi hệ thống đo lường. Những sai số này sẽ tác động không nhỏ vào việc làm biến dạng di tích, hoặc làm việc trùng tu không được hoàn hảo.
Có thể những quan điểm trên, đôi chỗ, không phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam, nhưng dù sao cũng là những gợi mở thú vị.(theo DL Vietnam)
 

Bài viết liên quan

Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Các công ty nghĩ gì về các cuộc đàm phán thuế quan Nhật Bản - Hoa Kỳ ?
Nhật Bản : Các công ty nghĩ gì về các cuộc đàm phán thuế quan Nhật Bản - Hoa Kỳ ?
Các cuộc đàm phán Nhật Bản-Hoa Kỳ về các biện pháp thuế quan của chính quyền Trump cuối cùng đã bắt đầu. Tuy nhiên, có vẻ như cuộc họp đầu tiên không đi sâu vào chi tiết và kết luận vẫn chưa rõ...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Chỉ số giá tiêu dùng tháng 3 ghi nhận giá gạo tăng 92,1%, cao nhất từ trước đến nay.
Nhật Bản : Chỉ số giá tiêu dùng tháng 3 ghi nhận giá gạo tăng 92,1%, cao nhất từ trước đến nay.
Nhìn vào diễn biến giá cả hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trong nước, Chỉ số giá tiêu dùng tháng 3, không tính thực phẩm tươi sống, vốn rất dễ biến động do thời tiết, đã tăng 3,2% so với cùng kỳ năm...
Thumbnail bài viết: Số tiền viện trợ ODA của Nhật Bản tụt xuống vị trí thứ tư , mức giảm 14,4% do đồng yên mất giá.
Số tiền viện trợ ODA của Nhật Bản tụt xuống vị trí thứ tư , mức giảm 14,4% do đồng yên mất giá.
Vào ngày 17, Bộ Ngoại giao thông báo rằng Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã công bố số tiền hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Nhật Bản cho năm 2024 (số liệu tạm thời) là...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Tỷ lệ ủng hộ Nội các Ishiba ghi nhận mức thấp nhất là 23,1% , lần đầu tiên tỷ lệ không ủng hộ ở mức 50%.
Nhật Bản : Tỷ lệ ủng hộ Nội các Ishiba ghi nhận mức thấp nhất là 23,1% , lần đầu tiên tỷ lệ không ủng hộ ở mức 50%.
Theo cuộc thăm dò ý kiến của Jiji Press được tiến hành từ ngày 11 đến ngày 14 tháng 4, tỷ lệ ủng hộ Nội các Ishiba là 23,1%, giảm 4,8 điểm so với tháng trước, mức thấp nhất kể từ khi Nội các được...
Thumbnail bài viết: Người Việt Nam mang số lượng lớn "thuốc lá" vào Nhật Bản . Nhân viên hải quan tại Sân bay Kansai theo dõi chặt chẽ tình trạng buôn lậu.
Người Việt Nam mang số lượng lớn "thuốc lá" vào Nhật Bản . Nhân viên hải quan tại Sân bay Kansai theo dõi chặt chẽ tình trạng buôn lậu.
Cảnh giác trong suốt thời gian diễn ra Triển lãm Triển lãm Osaka-Kansai cuối cùng cũng đã khai mạc. Dự kiến sẽ có khoảng 3,5 triệu người từ nước ngoài đến tham quan trong thời gian diễn ra...
Thumbnail bài viết: Các quốc gia thành viên nhất trí về hiệp ước đại dịch do WHO đề xuất , kết hợp các bài học kinh nghiệm từ đại dịch Corona.
Các quốc gia thành viên nhất trí về hiệp ước đại dịch do WHO đề xuất , kết hợp các bài học kinh nghiệm từ đại dịch Corona.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông báo rằng các quốc gia thành viên đã nhất trí đàm phán một hiệp ước quốc tế mới, Hiệp ước Đại dịch, nhằm tăng cường các biện pháp kiểm soát bệnh truyền nhiễm, rút...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Giá gạo đã tăng 70% ! Tại sao giá cả tăng không ngừng ?
Nhật Bản : Giá gạo đã tăng 70% ! Tại sao giá cả tăng không ngừng ?
"Gần đây, mỗi lần tôi mua gạo ở siêu thị, có vẻ như giá đắt hơn..." Bạn đã bao giờ cảm thấy như vậy chưa? Trên thực tế, người ta nói rằng giá gạo đã tăng hơn 70% trong một năm. Đây là mức tăng lớn...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Hơn 10.000 chữ ký bày tỏ lo ngại về việc thu hồi "tư cách vĩnh trú" theo Đạo luật Kiểm soát nhập cư sửa đổi.
Nhật Bản : Hơn 10.000 chữ ký bày tỏ lo ngại về việc thu hồi "tư cách vĩnh trú" theo Đạo luật Kiểm soát nhập cư sửa đổi.
"Đừng thu hồi tư cách vĩnh trú của những người trẻ không có 'quốc gia nào để trở về!" 11.339 chữ ký phản hồi cho lời kêu gọi này đã được gửi đến chính phủ vào ngày 17 tháng 2. Đã hơn tám tháng...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Cán cân thương mại năm tài chính 2024 thâm hụt 5,2 nghìn tỷ yên, giảm do đồng yên yếu . Mức thâm hụt thương mại năm thứ tư liên tiếp.
Nhật Bản : Cán cân thương mại năm tài chính 2024 thâm hụt 5,2 nghìn tỷ yên, giảm do đồng yên yếu . Mức thâm hụt thương mại năm thứ tư liên tiếp.
Theo số liệu thống kê thương mại của Bộ Tài chính cho năm tài chính 2024 (dự kiến, cơ sở thông quan) được công bố vào ngày 17, cán cân thương mại, tức là xuất khẩu trừ nhập khẩu ghi nhận mức thâm...
Thumbnail bài viết: Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi hoãn tăng lương hưu cơ bản. Kế hoạch xóa khỏi dự luật do phản ứng dữ dội của Đảng Dân chủ Tự do.
Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi hoãn tăng lương hưu cơ bản. Kế hoạch xóa khỏi dự luật do phản ứng dữ dội của Đảng Dân chủ Tự do.
Vào ngày 16, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi đã quyết định xóa đề xuất tăng lương hưu cơ bản (lương hưu quốc gia) khỏi dự luật cải cách hệ thống lương hưu để trình lên Quốc hội hiện tại. Việc sử...
Your content here
Top