Dù Nhật Bản đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp tại Tokyo và Osaka cùng các vùng lân cận nhưng vẫn chưa thể kìm hãm tốc độ lây nhiễm (chứ chưa bàn đến mục tiêu “khống chế” vi rút). Trước tình hình này có lẽ vắc xin sẽ đóng vai trò quan trọng. Thế nhưng, hiện tại rất ít có thông tin về vắc xin tại Nhật bằng tiếng Việt. Để đưa lại thông tin sơ bộ về vắc xin tại Nhật giúp cho những ai quan tâm đến Nhật Bản, đặc biệt là đang sống và làm việc tại Nhật, có nguồn thông tin tham khảo, chủ động trong sinh hoạt và phòng bệnh, thông tin Nhật Bản xin tóm tắt những nội dung chính liên quan đến vắc xin chống corona tại Nhật Bản vào thời điểm hiện tại.
1/Vắc xin do cơ quan nào quản lý?
Vắc xin do Bộ Lao động,Y tế và Phúclợi trực tiếp quản lý và điều hành kế hoạch mua, sản xuất cũng như sử dụng.
2/Dự định Nhật Bản sẽ sử dụng loại vắc xin nào?
Nhật Bản dự định sẽ sử dụng vắc xin của các công ty sau đây:
+Pfizer (Mỹ)
+Moderna(Mỹ)
+Astrazeneca(Anh)
Tùy tình phát triển vắc xin trong nước, tiến triển của vi rút mà dự định này sẽ được điều chỉnh.
3/Lịch tiêm và đối tượng dự định được tiêm chủng sẽ ra sao?
a/Thứ tự ưu tiên sẽ như sau:
Sau khi kết thúc 4 đối tượng trên thì sẽ đến tiêm chủng đại trà.
Lưu ý:
Về việc có tiêm cho trẻ em và phụ nữ có thai hay không thì hiện tại vẫn đang được xem xét dựa trên tính năng và độ an toàn của vắc xin.
b/Lịch trình dự định quá trình tiêm chủng sẽ ra sao:
+Trong tháng 2 năm 2011:
Cấp phép cho vắc xin của công ty Pfizer
+Cuối tháng 2:
Bắt đầu tiêm cho những người làm trong ngành y tế.
+Cuối tháng 3 đến đầu tháng 4:
Tiêm cho người cao tuổi.
+Từ tháng 4:
Tiêm cho người có bệnh nền và những người làm trong các cơ sở dành cho người cao tuổi.
+Tháng 5 trở đi:
Cấp phép cho vắc xin của công ty Moderna. Bắt đầu tiêm đại trà cho toàn dân.
Dự định hoàn thành tiêm chủng trong nửa đầu năm 2021.
4/Những vấn để đặt ra:
Không riêng Nhật Bản mà việc tiem chủng trên toàn thế giới sẽ phải phụ thuộc vào quá trình phát triển, thử nghiệm và cấp phép cho vắc xin. Quá trình này hoàn toàn phụ thuộc vào các nhà sản xuất vắc xin cũng như quá trình tạo ra biến thể mới của vi rút. Nhật Bản cũng sẽ bị động và phụ thuộc vào các nhà sản xuất trong việc lên kế hoạch và thực hiện tiêm chủng.
Mặt khác, một vấn đề đặt ra nữa là công tác chuẩn bị. Hiện tại chính phủ Nhật yêu cầu các địa phương chuẩn bị để khi vắc xin được cấp phép sẽ bắt đầu tiến hành thực hiện ngay. Tuy thế nhiều địa phương gặp khó khăn trong công tác chuẩn bị vì thiếu thông tin về vắc xin, về số người dự định sẽ được tiêm chủng kèm với việc thiếu nhân sự đã khiến cho công tác chuẩn bị càng khó khăn hơn.
5/Một số hỏi đáp liên quan đến vắc xin:
Hỏi:
Kế hoạch được nêu ra ở trên có khả năng bị trễ hay thay đổi không?
Đáp:
Kế hoạch nêu ra ở trên chỉ là dự định. Mọi thứ còn dựa vào kết quả thử nghiệm và quá trình phát triển vắc xin của các công ty. Hiện tại ngay cả trên trang của Bộ Lao động, Y tế và Phúc lợi của Nhật cũng cho biết "một khi công dụng và độ an toàn của vắc xin được xác nhận thì sẽ thực hiện kế hoạch". Việc này có nghĩa là mọi thứ sẽ tùy thuộc vào tình hình vắc xin.
Hỏi:
Việc tiêm chủng sẽ được thực hiện ở đâu?
Đáp:
Nguyên tắc cơ bản là sẽ được thực hiện tại cơ sở y tế gần nơi bạn đăng ký địa chỉ thường trú. Người dân có thể theo dõi thông tin qua trang hướng dẫn về vắc xin hoặc xác nhận tại cơ quan phường xã nơi mình cư trú.
Một số trường hợp như đang nhập viện , có bệnh nền hay nơi ở và nơi đăng ký hộ khẩu khác nhau sẽ được xem là ngoại lệ và cho phép tiêm chủng ở cơ sở y tế không gần với nơi đối tượng đăng ký hộ khẩu.
Hỏi:
Thủ tục đăng ký tiêm chủng sẽ ra sao?
Đáp:
Sẽ theo thứ tự sau:
1/Thông báo và phiếu tiêm chủng sẽ được gửi đến nơi ở .
2/Kiểm tra chắc chắn mình thuộc đối tượng được tiêm.
3/Tự tìm kiếm cơ sở tiêm chủng
4/Tự liên lạc ( qua mạng hay điện thoại) để hẹn lịch tiêm.
5/Mang phiếu tiêm và giấy tờ cá nhân (như thẻ bảo hiểm, bằng lái ô tô) đến nơi đã hẹn để tiêm.
Hỏi:
Sẽ phải tiêm mấy lần?
Đáp:
Vắc xin mà Nhật Bản dự định sử dụng sẽ phải tiêm 2 lần.
Hỏi:
Tiêm chủng có mất phí không?
Đáp:
Phí tiêm chủng do nhà nước chịu 100%. Do đó sẽ hoàn toàn miễn phí.
Hỏi:
Tác dụng và thời gian có tác dụng của vắc xin ?
Đáp:
Hiện tại vắc xin đang được nghiên cứu phát triển cả tại Nhật và nước ngoài. Quá trình thử nghiệm kiểm tra để đưa ra kết luận của tác dụng và thời gian có tác dụng của thuốc đang được tiến hành. Cũng có nghiên cứu cho kết quả người dùng vắc xin ít bị nhiễm corona hơn người không dùng. Ngoài ra thuốc mới được thử nghiệm chưa có thời gian để kiểm định nên chưa có kết luận gì cụ thể về công dụng, tác dụng cũng như thời gian của nó vào thời điểm hiện tại cả.
Hỏi:
Liệu vắc xin có tác dụng với vi rút biến chủng?
Đáp:
Với biến chủng quy mô nhỏ thì thuốc sẽ có tác dụng. Ngoài ra, đã có kết luận vắc xin của công ty Pfizer có kháng thể với vi rút biến chủng. Trong quá trình kiểm định chính phủ (Nhật) sẽ đem cả tiêu chuẩn chống lại vi rút biến chủng làm cơ sở đánh giá cấp phép cho vắc xin.
Hỏi:
Vắc xin có tác dụng phụ gì không?
Đáp:
Hiện tại với những thông tin được thông báo tại Nhật thì có những tác dụng phụ như đau ở viết tiêm, đau đầu, đau cơ... Nhưng trong số những triệu chứng này cũng có những yếu tố không liên quan trực tiếp đến vắc xin(không có chứng cứ rõ ràng do vắc xin gây ra).
Hỏi:
Người nước ngoài có bị phân biệt trong quá trình ưu tiên tiêm chủng không?
Đáp:
Thông thường Nhật Bản không phân biệt người nước ngoài. Do đó đối tượng được ưu tiên và lịch trình tiêm chủng dành cho người nước ngoài cũng sẽ được áp dụng cho tiêu chuẩn chung của người Nhật. Khả năng cao là người nước ngoài cư trú bất hợp pháp sẽ không thuộc đối tượng được tiêm chủng.
Nguồn tham khảo:
1/Vắc xin do cơ quan nào quản lý?
Vắc xin do Bộ Lao động,Y tế và Phúclợi trực tiếp quản lý và điều hành kế hoạch mua, sản xuất cũng như sử dụng.
2/Dự định Nhật Bản sẽ sử dụng loại vắc xin nào?
Nhật Bản dự định sẽ sử dụng vắc xin của các công ty sau đây:
+Pfizer (Mỹ)
+Moderna(Mỹ)
+Astrazeneca(Anh)
Tùy tình phát triển vắc xin trong nước, tiến triển của vi rút mà dự định này sẽ được điều chỉnh.
3/Lịch tiêm và đối tượng dự định được tiêm chủng sẽ ra sao?
a/Thứ tự ưu tiên sẽ như sau:
Thứ tự | Đối tượng | Chú thích |
1 | Người làm trong ngành y tế (Khoảng 4 triệu người ) | Bao gồm cả nhân viên cấp cứu, phòng bảo hiểm y tế là những người luôn phải tiếp xúc với bệnh nhân corona. |
2 | Người cao tuổi (trên 65 tuổi) (Khoảng 36 triệu người) | |
3 | Người có bệnh nền (Khoảng 8,2 triệu người) | Người có bệnh nguy cơ tử vong cao như tiểu đường, cao huyết áp, bệnh hô háp v.v... |
4 | Người làm việc tại các cơ sở dành cho người cao tuổi (khoảng 2 triệu người) | Người làm việc tại các nhà dưỡng lão, trung tâm hỗ trợ người cao tuổi... |
Sau khi kết thúc 4 đối tượng trên thì sẽ đến tiêm chủng đại trà.
Lưu ý:
Về việc có tiêm cho trẻ em và phụ nữ có thai hay không thì hiện tại vẫn đang được xem xét dựa trên tính năng và độ an toàn của vắc xin.
b/Lịch trình dự định quá trình tiêm chủng sẽ ra sao:
+Trong tháng 2 năm 2011:
Cấp phép cho vắc xin của công ty Pfizer
+Cuối tháng 2:
Bắt đầu tiêm cho những người làm trong ngành y tế.
+Cuối tháng 3 đến đầu tháng 4:
Tiêm cho người cao tuổi.
+Từ tháng 4:
Tiêm cho người có bệnh nền và những người làm trong các cơ sở dành cho người cao tuổi.
+Tháng 5 trở đi:
Cấp phép cho vắc xin của công ty Moderna. Bắt đầu tiêm đại trà cho toàn dân.
Dự định hoàn thành tiêm chủng trong nửa đầu năm 2021.
4/Những vấn để đặt ra:
Không riêng Nhật Bản mà việc tiem chủng trên toàn thế giới sẽ phải phụ thuộc vào quá trình phát triển, thử nghiệm và cấp phép cho vắc xin. Quá trình này hoàn toàn phụ thuộc vào các nhà sản xuất vắc xin cũng như quá trình tạo ra biến thể mới của vi rút. Nhật Bản cũng sẽ bị động và phụ thuộc vào các nhà sản xuất trong việc lên kế hoạch và thực hiện tiêm chủng.
Mặt khác, một vấn đề đặt ra nữa là công tác chuẩn bị. Hiện tại chính phủ Nhật yêu cầu các địa phương chuẩn bị để khi vắc xin được cấp phép sẽ bắt đầu tiến hành thực hiện ngay. Tuy thế nhiều địa phương gặp khó khăn trong công tác chuẩn bị vì thiếu thông tin về vắc xin, về số người dự định sẽ được tiêm chủng kèm với việc thiếu nhân sự đã khiến cho công tác chuẩn bị càng khó khăn hơn.
5/Một số hỏi đáp liên quan đến vắc xin:
Hỏi:
Kế hoạch được nêu ra ở trên có khả năng bị trễ hay thay đổi không?
Đáp:
Kế hoạch nêu ra ở trên chỉ là dự định. Mọi thứ còn dựa vào kết quả thử nghiệm và quá trình phát triển vắc xin của các công ty. Hiện tại ngay cả trên trang của Bộ Lao động, Y tế và Phúc lợi của Nhật cũng cho biết "một khi công dụng và độ an toàn của vắc xin được xác nhận thì sẽ thực hiện kế hoạch". Việc này có nghĩa là mọi thứ sẽ tùy thuộc vào tình hình vắc xin.
Hỏi:
Việc tiêm chủng sẽ được thực hiện ở đâu?
Đáp:
Nguyên tắc cơ bản là sẽ được thực hiện tại cơ sở y tế gần nơi bạn đăng ký địa chỉ thường trú. Người dân có thể theo dõi thông tin qua trang hướng dẫn về vắc xin hoặc xác nhận tại cơ quan phường xã nơi mình cư trú.
Một số trường hợp như đang nhập viện , có bệnh nền hay nơi ở và nơi đăng ký hộ khẩu khác nhau sẽ được xem là ngoại lệ và cho phép tiêm chủng ở cơ sở y tế không gần với nơi đối tượng đăng ký hộ khẩu.
Hỏi:
Thủ tục đăng ký tiêm chủng sẽ ra sao?
Đáp:
Sẽ theo thứ tự sau:
1/Thông báo và phiếu tiêm chủng sẽ được gửi đến nơi ở .
2/Kiểm tra chắc chắn mình thuộc đối tượng được tiêm.
3/Tự tìm kiếm cơ sở tiêm chủng
4/Tự liên lạc ( qua mạng hay điện thoại) để hẹn lịch tiêm.
5/Mang phiếu tiêm và giấy tờ cá nhân (như thẻ bảo hiểm, bằng lái ô tô) đến nơi đã hẹn để tiêm.
Hỏi:
Sẽ phải tiêm mấy lần?
Đáp:
Vắc xin mà Nhật Bản dự định sử dụng sẽ phải tiêm 2 lần.
Hỏi:
Tiêm chủng có mất phí không?
Đáp:
Phí tiêm chủng do nhà nước chịu 100%. Do đó sẽ hoàn toàn miễn phí.
Hỏi:
Tác dụng và thời gian có tác dụng của vắc xin ?
Đáp:
Hiện tại vắc xin đang được nghiên cứu phát triển cả tại Nhật và nước ngoài. Quá trình thử nghiệm kiểm tra để đưa ra kết luận của tác dụng và thời gian có tác dụng của thuốc đang được tiến hành. Cũng có nghiên cứu cho kết quả người dùng vắc xin ít bị nhiễm corona hơn người không dùng. Ngoài ra thuốc mới được thử nghiệm chưa có thời gian để kiểm định nên chưa có kết luận gì cụ thể về công dụng, tác dụng cũng như thời gian của nó vào thời điểm hiện tại cả.
Hỏi:
Liệu vắc xin có tác dụng với vi rút biến chủng?
Đáp:
Với biến chủng quy mô nhỏ thì thuốc sẽ có tác dụng. Ngoài ra, đã có kết luận vắc xin của công ty Pfizer có kháng thể với vi rút biến chủng. Trong quá trình kiểm định chính phủ (Nhật) sẽ đem cả tiêu chuẩn chống lại vi rút biến chủng làm cơ sở đánh giá cấp phép cho vắc xin.
Hỏi:
Vắc xin có tác dụng phụ gì không?
Đáp:
Hiện tại với những thông tin được thông báo tại Nhật thì có những tác dụng phụ như đau ở viết tiêm, đau đầu, đau cơ... Nhưng trong số những triệu chứng này cũng có những yếu tố không liên quan trực tiếp đến vắc xin(không có chứng cứ rõ ràng do vắc xin gây ra).
Hỏi:
Người nước ngoài có bị phân biệt trong quá trình ưu tiên tiêm chủng không?
Đáp:
Thông thường Nhật Bản không phân biệt người nước ngoài. Do đó đối tượng được ưu tiên và lịch trình tiêm chủng dành cho người nước ngoài cũng sẽ được áp dụng cho tiêu chuẩn chung của người Nhật. Khả năng cao là người nước ngoài cư trú bất hợp pháp sẽ không thuộc đối tượng được tiêm chủng.
Nguồn tham khảo:
Mã:
https://www.mhlw.go.jp/stf/seisakunitsuite/bunya/0000121431_00218.html
https://www.kantei.go.jp/jp/headline/kansensho/vaccine.html
https://answers.ten-navi.com/pharmanews/20139/
https://www.astrazeneca.co.jp/media/press-releases1/2020/2020080701.html
https://vdata.nikkei.com/newsgraphics/coronavirus-vaccine-race/
https://www.nishinippon.co.jp/item/n/682970/
https://www.mhlw.go.jp/stf/seisakunitsuite/bunya/0000121431_00222.html#006
https://news.yahoo.co.jp/articles/a97847c13d7d04d448f03e253cb770446e5a5c6a
Sửa lần cuối:
Có thể bạn sẽ thích