Penguin chỉ khoái đọc và dịch những đoạn ngắn ngắn kiểu này, nên comment tiếp đây :-d.
1)県 → tỉnh (区 mới là quận chứ nhỉ?)
2)通路の奥から詰める → khi lên tàu không đứng ngay lối ra vào mà đứng vào phía sau (phía trong) của lối đi
3)悲しいかな → không thấy dịch ý này
Thật là buồn, chúng ta không thường gặp những người trẻ tuổi có thể làm được những việc đương nhiên như thế này.
@hanh: "trên xe điện.. và khi TÀU..." dùng cho thống nhất lại sẽ hay hơn.
@peguin20110: thế để kiếm cho penguin20110 mỗi ngày 1 câu nhỉ
Peguin20110 nhận xét như trên kia chính xác rồi đấy.
Đã nghĩ là phải làm nha, không nói suông thế đâu.
Bốn em ngồi trên chiếc ghế dành cho 4 người. Không đứng gần cửa.
▼幼いころから親が運転する車で移動して育った世代だ。家族だけのマイカー空間であれば食べ散らかしても、シートに寝転んでもいい。それが公共交通機関では通用しないことを知る、知らない、の差はどこから生じるのだろう.
Là thế hệ được giáo dục ngay từ lúc còn nhỏ khi di chuyển bằng xe hơi cha mẹ lái. Nếu là không gian xe riêng của gia đình thì có thể ăn uống đủ thứ hay ngả lưng tại chỗ cũng không sao. Vậy sự khác biệt giữa biết, không biết những việc không thông thường trên các phương tiện giao thông công cộng không hiểu điều này nảy sinh từ đâu?
よくある光景だが<< cái chữ が ở đây không phải là "nhưng" mà làm nhẹ câu nói thôi.
@penguin20110 : Không đưa ra cách dịch mà bôi đỏ là muốn người dịch tự suy nghĩ lại 1 lần nữa cho kỹ.
Nếu lần đầu thì Penguin nghĩ như vậy hay hơn, để người dịch phải tự suy nghĩ tìm hiểu thêm, nhưng cũng nội dung đó mà nói qua nói lại vài lần thì nên đưa ra cách nghĩ của mình chứ?
Chưa đưa ra là vì cảm thấy người dịch chưa tra cứu tìm hiểu kỹ. Chỉ khi nào cảm thấy người dịch bí thật mới đưa ra.
OK, nếu như vậy thì Penguin đồng ý, tại vì thỉnh thoảng Penguin có cảm giác nhiều tranh luận không có "đáp án" cuối cùng mà :0)
▼JR信越線。ビジネススーツのその女性は、経済新聞を読みながら朝食のサンドイッチをお召し上がりだ。よくある光景だが、駅に着くと空いた缶コーヒーを慣れた手つきで座席下に置き、さっそうと下車していった。後に座る人なぞ眼中にない風情だ
Trên tuyến xe điện Shinetsu. Một phụ nữ mặc đồ vest doanh nhân vừa đọc báo kinh tế vừa ăn bánh Sandwich. Đây là cảnh thường gặp (trên xe điện), và khi tàu dừng tại nhà ga, người phụ nữ kia đã đặt ngay dưới ghế ngồi lon cà phê không và nhanh chóng xuống tàu. Không hề nghĩ gì cho người đến sau.
Có một số chỗ chưa được dịch?
- お召し上がりだ: có thể dịch là "dùng (bữa)" chẳng hạn, dạng từ lịch sự cho "ăn".
vậy là "dùng bánh sandwich" ??? Ai cũng biết お召し上がり là dạng kính ngữ của động từ ăn nhưng đâu cần phải quá máy móc như thế chứ ?
jindo nghĩ dùng từ "ăn" như chị H nghe còn phù hợp văn phong tiếng Việt hơn là "dùng bánh sandwich".
À, ý là dịch theo lối lịch sự như dùng trong tiếng Nhật để nhấn mạnh thêm sự đối lập với hành động thiếu lịch sự của cô ta ngay sau đó ý mà.
Nhưng cũng phải xem có hợp văn phong TV ko chứ ???
Nhiều khi cũng muốn đưa ngay ra cho khỏe. Nhưng lại cảm thấy là để cho người đang dịch cố thêm 1 chút nữa sẽ có kết quả. Và rồi người dịch lại im lặng. Thế nên là không có kết quả.
Trong tiếng Việt có từ "dùng (bữa)" là dạng nói lịch sử của "ăn" mà.
cái đó có lẽ chỉ hợp với kiểu "dùng bữa trong nhà hàng" chẳng hạn. CÒn kiểu ăn sáng, ăn nhanh, ăn bánh sandwich trên xe điện thì có ai nói "dùng bánh sandwich" ???
Cho em í kiến chỗ này 1 tí nhé... Nghĩ cho người đang dịch chính là tốt nhưng mà ngoài người đó ra thì các thành viên khác vẫn có thể đưa ra ý kiến riêng, phương án của mình mà, đâu nhất thiết cứ phải chính người dịch làm. Tại sao người dịch chính im mà các thành viên khác cũng im???
Môi trường có thể không phù hợp, nhưng vẫn có thể phù hợp với con người thực hiện hành động đó.
Và ý của Dịu là "có thể dịch như vậy", còn jindo cảm thấy "không thể dịch như vậy" thì cũng chịu thôi, có lẽ ko cần tranh luận thêm.
Và ý ở đây ko phải như jindo nói là "dùng từ máy móc" mà Dịu chỉ nghĩ cách dùng từ như thế có thể bộc lộ thêm sự đối lập như đã giải thích phía trên thôi.
Cho em í kiến chỗ này 1 tí nhé... Nghĩ cho người đang dịch chính là tốt nhưng mà ngoài người đó ra thì các thành viên khác vẫn có thể đưa ra ý kiến riêng, phương án của mình mà, đâu nhất thiết cứ phải chính người dịch làm. Tại sao người dịch chính im mà các thành viên khác cũng im???