Việc đón mặt trời mọc đầu tiên trong năm được gọi là "“初日の出( Hatsu hinode ) ". Có thể một số bạn đã có kinh nghiệm như vừa đi vừa dụi mắt buồn ngủ hoặc dậy sớm để đón mặt trời mọc đầu tiên trong năm. Vậy việc đón mặt trời mọc đầu tiên có ý nghĩa gì? Cũng có từ "ご来光", nhưng nó có khác với cụm từ “Hatsu hinode” mặt trời mọc đầu tiên không? Lần này, chúng ta hãy thử tìm hiểu về phong tục này.
Việc đón mặt trời mọc đầu tiên có ý nghĩa gì?
Từ xa xưa ở Nhật Bản, người ta đã cho rằng Toshigami (vị thần mang lại mùa màng bội thu và hạnh phúc đến cho mỗi nhà mỗi dịp năm mới) sẽ xuất hiện cùng với mặt trời mọc đầu tiên trong năm và nó được coi là điều đáng chúc mừng .Việc đón mặt trời mọc đầu tiên trong năm có nghĩa là cầu nguyện thần Toshigami cho mùa màng bội thu và hạnh phúc trong năm.
Vào ngày đầu năm mới, Thiên hoàng sẽ “bái tứ phương” tôn kính trời, đất và núi ở tất cả các hướng để đón mặt trời mọc đầu tiên, và người ta cho rằng việc đón mặt trời mọc đầu tiên đã trở thành một tập quán đối với người dân bình thường và trở nên phổ biến.
* Bái tứ phương là gì?
Vào lúc 5:30 sáng ngày đầu năm mới, mọi người bước vào một tòa nhà ở phía nam của ba cung điện của Hoàng cung (thuật ngữ chung cho "Kashikodokoro", "Koreiden" và "Shinden” ), tôn kính trời đất, tứ phía và các dãy núi, và cầu nguyện cho quốc gia, dân tộc thịnh vượng và mùa màng bội thu.
ご来光 là gì ?
Cách đọc là “Goraikou” .
"Goraikou" dùng để chỉ việc đón mặt trời mọc nhìn từ một ngọn núi cao hoặc đỉnh núi, và người ta nói rằng goraikou sẽ có nhiều ơn huệ của thần thánh ban cho . Người ta nói rằng càng lên cao, bạn có thể nhìn thấy mặt trời mọc càng nhanh, vì vậy việc đón mặt trời mọc của Núi Phú Sĩ là nổi tiếng nhất . Tất nhiên, việc đón mặt trời mọc nhìn từ những ngọn núi khác ngoài núi Phú Sĩ cũng là "Goraikou."
Người ta cũng nói rằng Goraikou xuất phát từ việc thờ núi. Thờ núi được cho là một loại hình thức tôn giáo thờ cúng thiên nhiên, và người ta coi miền núi có sức mạnh tâm linh vì tôn trọng thiên nhiên và không sợ hãi, vì vậy người ta nói rằng đón mặt trời mọc nhìn từ ngọn núi được gọi là 'Goraikou' và là sự linh thiêng.
"Có một từ tương tự, "ご来迎" , cách đọc là "Goraigou."
Goraigou là hiện tượng khi mặt trời chiếu từ phía sau người hoặc vật trên đỉnh núi cao, bóng người bị phản chiếu trong sương mù hoặc mây mù phía trước, xung quanh bóng người xuất hiện một vòng sáng. Còn gọi là "hiện tượng quang học".
Từ "Raigou" có nguồn gốc từ Phật giáo, và nếu bạn tin vào Phật A Di Đà, nó có nghĩa là bạn sẽ đến miền cực lạc sau khi bạn chết, bởi vì Phật A Di Đà sẽ đến với một ánh sáng tuyệt đẹp sau lưng.
Ngoài ra, không chỉ Phật A Di Đà , mà ánh sáng phía sau Đức Phật được gọi là "御光( Gokou )". "ご来光" là đón mặt trời mọc nhìn từ trên núi cao, và "ご来迎" là một từ Phật giáo dùng , để chỉ hiện tượng quang học, vì vậy "ご来光" và "ご来迎” là hai từ khá giống nhau nhưng lại khác nhau.
Sự khác biệt giữa “初日の出” và “ご来光” là gì?
Vậy sự khác biệt giữa “初日の出” và “ご来光” là gì?
“初日の出” sẽ nói khi đón mặt trời mọc vào ngày đầu tiên của năm mới ( Ngày 1 tháng 1 ) , và “ご来光” cũng sử dụng cho những ngày ngoài ngày đầu tiên của năm mới. Ngoài ra, ngay cả đón mặt trời mọc từ bất kỳ nơi nào , nếu là đón mặt trời mọc ngày đầu tiên của năm mới thì sẽ là “初日の出”, nhưng địa điểm của “ご来光” chỉ được giới hạn ở “những ngọn núi cao và đỉnh núi” . VÌ vậy mà “初日の出” và “ご来光” là hai điều khác nhau.
Vì bị lẫn lộn, cũng có một số người sử dụng nó như là" "tôi đã đón bình minh “ご来光” trên bãi biển vào ngày đầu năm mới" nhưng đó là một sai lầm."
Tôi nghĩ nhiều người có thể nghĩ rằng “初日の出” và “ご来光” là giống nhau. Tuy nhiên, cũng có thể hiểu rằng bạn có thể “ご来光” quanh năm. Sẽ là một điều vô cùng may mắn nếu có thể leo lên một ngọn núi cao, một đỉnh núi nơi có thể chiêm ngưỡng mặt trời mọc lần đầu tiên. Có thể vì lý do này mà có rất nhiều người leo núi từ đêm giao thừa và chiêm ngưỡng mặt trời mọc đầu tiên trên đỉnh núi hàng năm.
Có thể bạn sẽ thích