ngoctangjp
New Member
PHƯƠNG PHÁP LÀM BÀI THI ĐỌC HIỂU TIẾNG NHẬT
[Đọc hiểu] luôn là nỗi sợ hãi đối với hầu hết các bạn đang theo học Tiếng Nhật, đặc biệt khi càng học lên cao thì bài đọc lại càng dài, càng nhiều chữ hán nhìn thôi là đã hoa mắt rồi chứ nói gì đến đọc với hiểu nữa. Nhưng [đọc hiểu] lại chiếm đến ⅓ điểm số bài thi, bỏ qua thì không được mà làm thì không biết làm thế nào??
Trong bài viết này mình sẽ chia sẻ cùng các bạn các dạng câu hỏi, các tip hay và phương pháp làm bài thi đọc hiểu.
Hãy theo dõi đến cuối bài để lấy 59/60 điểm đọc hiểu nhé!
Dạng 1 - câu hỏi [Nội dung đoạn văn]
Chắc hẳn trong quá trình ôn luyện hay đi thi bạn đã rất nhiều lần gặp những câu hỏi như thế này trong bài đọc hiểu rồi đúng không?
Đây là những dạng câu hỏi hỏi về nội dung tổng quát của đoạn văn, hay bài văn mà chắc chắn không một đề thi nào là không có. Vậy đối với dạng câu hỏi này thì cách giải quyết là gì. Sau đây mình sẽ chỉ cho các bạn một vài mẹo nhỏ nhé!
Một trong những cách hỏi mà đề thi hay ra đối với dạng câu hỏi này là:
Đây là dạng câu hỏi được xem là dễ nhất trong bài đọc hiểu, nên các bạn đừng để mất điểm ở câu hỏi này nhé, sẽ rất đáng tiếc đó.
Vậy tại sao lại nói dạng câu hỏi này dễ? chúng ta cùng xem cách giải quyết nó như thế nào nhé.
Đầu tiên: Nếu trong đoạn văn xuất hiện các từ: でも、しかし... thì tất cả những gì tác giả nói bên trên chúng ta không cần để ý vì ý kiến tác giả luôn nằm sau những từ này. Và đáp án thường là câu cuối của đoạn văn.
Tiếp theo : Chú ý đến các cách nói sau ở cuối câu, cuối đoạn văn
Dạng 3 - chỉ thị từ
Câu hỏi thường gặp của dạng này là:
Để biết rõ hơn về cách làm phần này chúng ta cùng theo dõi video sau:
Dạng 4 - câu hỏi tại sao?
Nếu trong đoạn văn xuất hiện nhiều từ chỉ lý do thì các bạn cần chú ý đến các cách nói như [...というわけではない - không hẳn là như vậy]…. Đây là cách nói phủ định, vì vậy tất cả các lý do xuất hiện trước đó đều bị phủ định và không phải là đáp án chính xác. Lúc này chúng ta cần tìm đáp án ở các câu văn kế tiếp.
Lưu ý: Nếu trong đoạn văn xuất hiện cách nói のだ và ở cuối câu thì cách nói này tương tự với cách nói から。
Dạng 5 - 何々について (phần gạch chân)
Đây là dạng câu hỏi mà chắc chắn sẽ gặp trong đề thi, không những thế mà còn xuất hiện nhiều.
Đáp án phần này thường nằm trước hoặc sau phần gạch chân. Những câu hỏi dạng gạch chân sẽ hay đi kèm với một số dạng câu hỏi khác như [câu hỏi tại sao], [chỉ thị từ]. Các bạn chỉ cần kết hợp chú ý của các dạng câu hỏi lại là sẽ tìm được đáp án.
Dạng 6 - 穴埋め (dạng bài đục lỗ)
Dạng bài này được xem là khó nhất trong đọc hiểu cũng là nỗi sợ hãi lớn rất của các học viên khi tham gia các kỳ thi Tiếng Nhật. Nguyên một đoạn văn, có mấy chỗ có cái ô trống rõ to trên bài đọc hiểu xong bắt các bạn phải điền vào ô trống đó. Đôi khi mình còn không hiểu hết đoạn văn ấy nói về cái gì.
Hầu hết các bạn đi thi đều có tư tưởng sẽ bỏ qua bài này bởi vì điểm cũng không nhiều mà lại tốn thời gian. Đây cũng được xem như một chiến thuật làm bài thi hiệu quả. Tuy nhiên để chinh phục lên đỉnh cao của việc học tiếng Nhật thì đây chính là thách thức dành cho bạn.
Đối với dạng bài này chúng ta cần phải hiểu được nội dung câu trước, câu sau và mối quan hệ của nó thì mới chọn được đáp án chính xác nhất.
Để hiểu rõ hơn về cách làm dạng bài này chúng ta cùng theo dõi video sau:
Chú ý:
Ngoài những lưu ý của từng dạng câu hỏi bên trên, còn một số chú ý mà các bạn cần nhớ để có thể làm bài đọc hiểu một cách hiệu quả nhất
Trên đây là một số típ nhỏ đối với từng dạng câu hỏi về phương pháp làm bài thi đọc hiểu. Tuy không nhiều nhưng nó là những vũ khí đắc lực cho các bạn khi làm bài đọc hiểu. Cảm ơn các bạn đã luôn theo dõi Riki Online, để xem thêm các bài viết chia sẻ hay khác hoặc có những ý kiến đóng góp cho Riki Online vui lòng liên hệ qua email: [email protected] !
Nếu bạn có muốn copy bài viết trên thì hãy dẫn nguồn link về website : https://online.riki.edu.vn
CHÚC BẠN THÀNH CÔNG !
[Đọc hiểu] luôn là nỗi sợ hãi đối với hầu hết các bạn đang theo học Tiếng Nhật, đặc biệt khi càng học lên cao thì bài đọc lại càng dài, càng nhiều chữ hán nhìn thôi là đã hoa mắt rồi chứ nói gì đến đọc với hiểu nữa. Nhưng [đọc hiểu] lại chiếm đến ⅓ điểm số bài thi, bỏ qua thì không được mà làm thì không biết làm thế nào??
Trong bài viết này mình sẽ chia sẻ cùng các bạn các dạng câu hỏi, các tip hay và phương pháp làm bài thi đọc hiểu.
Hãy theo dõi đến cuối bài để lấy 59/60 điểm đọc hiểu nhé!
Dạng 1 - câu hỏi [Nội dung đoạn văn]
- この文章の内容として最も合っているものはどれですか
- 正しいものはどれですか
Chắc hẳn trong quá trình ôn luyện hay đi thi bạn đã rất nhiều lần gặp những câu hỏi như thế này trong bài đọc hiểu rồi đúng không?
Đây là những dạng câu hỏi hỏi về nội dung tổng quát của đoạn văn, hay bài văn mà chắc chắn không một đề thi nào là không có. Vậy đối với dạng câu hỏi này thì cách giải quyết là gì. Sau đây mình sẽ chỉ cho các bạn một vài mẹo nhỏ nhé!
- Đối với đoạn văn ngắn thì đọc nhanh, chọn đáp án bằng phương pháp loại trừ (loại các đáp án sai, còn lại là đáp án đúng). Các đáp án trong phần này thường rất giống nhau, nếu bạn chọn đáp án là 1 thì phải chỉ ra được các đáp án còn lại sai ở đâu thì đáp án mình chọn mới là chính xác nhất.
- Đối với trung văn và trường văn thì ta sẽ đọc chậm rồi tìm đáp án đúng và khớp với bài nhất, đặc biệt phần này lưu ý các từ đồng nghĩa, các cách nói đồng nghĩa.
Một trong những cách hỏi mà đề thi hay ra đối với dạng câu hỏi này là:
- この文章で筆者最も言いたいことは何ですか
- この人の意見として、合っているものはどれか
- 筆者は「 」についてどう言っていますか
Đây là dạng câu hỏi được xem là dễ nhất trong bài đọc hiểu, nên các bạn đừng để mất điểm ở câu hỏi này nhé, sẽ rất đáng tiếc đó.
Vậy tại sao lại nói dạng câu hỏi này dễ? chúng ta cùng xem cách giải quyết nó như thế nào nhé.
Đầu tiên: Nếu trong đoạn văn xuất hiện các từ: でも、しかし... thì tất cả những gì tác giả nói bên trên chúng ta không cần để ý vì ý kiến tác giả luôn nằm sau những từ này. Và đáp án thường là câu cuối của đoạn văn.
Tiếp theo : Chú ý đến các cách nói sau ở cuối câu, cuối đoạn văn
- べきだ - nên
- なければならない - phải...
- たいものである - rất muốn...
- と思われる - được nghĩ là...
- 問題ではないか - chẳng phải là vấn đề … hay sao
- と言わざるを得ない - đành phải nói là ...
- ~たい、~ほし - muốn….
- ~たら。。。のに - nếu ....như vậy thì đã tốt
- ~ではないでしょうか、~ではないだろうか - chẳng phải là... hay sao
Dạng 3 - chỉ thị từ
Câu hỏi thường gặp của dạng này là:
- これ、それ、あれは何を指しているか?
Để biết rõ hơn về cách làm phần này chúng ta cùng theo dõi video sau:
- なぜ、なんのため。どうして、なんで...
- そのため、それで、だから、ですから
- で、よって、このようなわけで
- したがって、そうして、そうすると
- その結果、だって、それゆえに、だつたら。
Nếu trong đoạn văn xuất hiện nhiều từ chỉ lý do thì các bạn cần chú ý đến các cách nói như [...というわけではない - không hẳn là như vậy]…. Đây là cách nói phủ định, vì vậy tất cả các lý do xuất hiện trước đó đều bị phủ định và không phải là đáp án chính xác. Lúc này chúng ta cần tìm đáp án ở các câu văn kế tiếp.
Lưu ý: Nếu trong đoạn văn xuất hiện cách nói のだ và ở cuối câu thì cách nói này tương tự với cách nói から。
Dạng 5 - 何々について (phần gạch chân)
Đây là dạng câu hỏi mà chắc chắn sẽ gặp trong đề thi, không những thế mà còn xuất hiện nhiều.
Đáp án phần này thường nằm trước hoặc sau phần gạch chân. Những câu hỏi dạng gạch chân sẽ hay đi kèm với một số dạng câu hỏi khác như [câu hỏi tại sao], [chỉ thị từ]. Các bạn chỉ cần kết hợp chú ý của các dạng câu hỏi lại là sẽ tìm được đáp án.
Dạng 6 - 穴埋め (dạng bài đục lỗ)
Dạng bài này được xem là khó nhất trong đọc hiểu cũng là nỗi sợ hãi lớn rất của các học viên khi tham gia các kỳ thi Tiếng Nhật. Nguyên một đoạn văn, có mấy chỗ có cái ô trống rõ to trên bài đọc hiểu xong bắt các bạn phải điền vào ô trống đó. Đôi khi mình còn không hiểu hết đoạn văn ấy nói về cái gì.
Hầu hết các bạn đi thi đều có tư tưởng sẽ bỏ qua bài này bởi vì điểm cũng không nhiều mà lại tốn thời gian. Đây cũng được xem như một chiến thuật làm bài thi hiệu quả. Tuy nhiên để chinh phục lên đỉnh cao của việc học tiếng Nhật thì đây chính là thách thức dành cho bạn.
Đối với dạng bài này chúng ta cần phải hiểu được nội dung câu trước, câu sau và mối quan hệ của nó thì mới chọn được đáp án chính xác nhất.
Để hiểu rõ hơn về cách làm dạng bài này chúng ta cùng theo dõi video sau:
Ngoài những lưu ý của từng dạng câu hỏi bên trên, còn một số chú ý mà các bạn cần nhớ để có thể làm bài đọc hiểu một cách hiệu quả nhất
- Từ nối trong đoạn văn
- Cách nói thể hiện tâm trạng của tác giả
- Lưu ý cách dùng một số cấu trúc ngữ pháp đặc biệt
Trên đây là một số típ nhỏ đối với từng dạng câu hỏi về phương pháp làm bài thi đọc hiểu. Tuy không nhiều nhưng nó là những vũ khí đắc lực cho các bạn khi làm bài đọc hiểu. Cảm ơn các bạn đã luôn theo dõi Riki Online, để xem thêm các bài viết chia sẻ hay khác hoặc có những ý kiến đóng góp cho Riki Online vui lòng liên hệ qua email: [email protected] !
Nếu bạn có muốn copy bài viết trên thì hãy dẫn nguồn link về website : https://online.riki.edu.vn
CHÚC BẠN THÀNH CÔNG !
Sửa lần cuối: