Xã hội Rào cản làm việc từ xa mang đặc thù văn hóa Nhật Bản

Xã hội Rào cản làm việc từ xa mang đặc thù văn hóa Nhật Bản

Hiện tại, công chúng bị ám ảnh bởi tin tức về sự lây lan của virus corona. Tôi nghĩ rằng công ty của bạn cũng được đề nghị làm việc cho làm việc tại nhà. Và tôi nghĩ rằng có rất nhiều người thực sự đã thử nó và nhận ra sự khó khăn của việc làm tại nhà.

Trong bài này, tôi sẽ cho bạn biết về khoảng cách giữa giao tiếp tiếng Anh và tiếng Nhật, nhưng yếu tố cần thiết để làm việc từ xa thành công thực sự là thu hẹp khoảng cách giao tiếp. Vì vậy, trong tháng này, tôi sẽ thay đổi ý chính và viết về giao tiếp để làm việc từ xa thành công.

Các cuộc hội nghị từ xa cần được "nghiên cứu"

"Tele", chẳng hạn như ti vi, điện thoại hoặc thần giao cách cảm trong khoa học viễn tưởng, thực sự có nghĩa là "ở rất xa". Do đó, nghĩa gốc của thuật ngữ telework có nghĩa là "làm việc từ xa". Trong trường hợp này, nó có thể là một nơi xa công ty, nhưng nếu bạn nghĩ rằng bạn làm việc ở một nơi khác với bên kia, bạn cũng có thể nói rằng một chi nhánh công ty hoặc một chuyến đi kinh doanh là một công việc từ xa theo nghĩa rộng.

Lenovo, nơi tôi làm việc, kinh doanh ở 180 khu vực trên khắp thế giới, vì vậy chúng tôi có một tư duy rất tiên tiến trong việc làm việc từ xa. Ngay cả ở Nhật Bản, chúng tôi có một hệ thống gọi là "Telework không giới hạn" cho phép tất cả nhân viên có thể làm việc từ xa theo ý muốn trước khi bị ảnh hưởng bởi virus corona.

Tuy nhiên, khi bạn thử nó, đôi khi nó không hoạt động. Trước hết là các cuộc hội nghị. Trong thực tế, chúng tôi có hội nghị kéo dài cả ngày. Hiện nay e-mail và mạng đã phát triển, vì vậy có thể nói lý do chúng tôi đến công ty chỉ là là để đi họp.

Gần đây, số lượng hệ thống hội nghị có thể dễ dàng truy cập thông qua các dịch vụ Web đã tăng lên. Tôi nghĩ rằng các hệ thống này đã khá phát triển với tư cách là công cụ, nhưng nếu bạn tham gia vào một cuộc gọi hội nghị với bên ngoài, …, tôi nghĩ rằng có nhiều trường hợp cách thức tiến hành hội nghị chưa chắc đã thành công.

Cụ thể, chúng ta không biết ai đang nói trong phòng hội nghị, chúng ta sử dụng những từ mà những thành viên ở phòng hội nghị thực mới hiểu như “cái đó” và “ở đây”. Trường hợp xấu nhất là một hệ thống âm thanh kém, nơi bạn không thể thu được âm thanh ở xa, điều đó có nghĩa là bạn có rất nhiều công việc từ xa.

Với trường hợp này có thể giải quyết bằng cách thực hiện triệt để các quy tắc mọi người xưng danh trước sau đó dành thời gian để trả lời câu hỏi từ những người tham gia trực tuyến, năng suất sẽ khá gần với cuộc hội nghị gặp mặt trực tiếp.

"Người đi đầu" là rất quan trọng

Cũng không có nghĩa là sau khi hội nghị được tổ chức suôn chảy thì việc làm từ xa cũng sẽ được tiến hành thuận buồm xuôi gió. Một trong những trở ngại lớn nhất đối với việc làm từ xa ở Nhật Bản là vấn đề thuộc về "cấp trên".

Để đối phó với sự lây lan của virus corona, công ty tôi ,Lenovo Nhật Bản, cũng đã chỉ thị rằng việc làm việc từ xa phải được thực hiện nhiều nhất trong khả năng có thể sau chính sách của chính phủ vào ngày 25 tháng 2. Trên thực tế, vào đầu tháng 2, HR đã hướng dẫn thực hiện "tự phán đoán" liên quan đến việc làm từ xa, nhưng chỉ một phần trong số đó được thực hiện.

Dường như người Nhật có khuynh hướng xem bản thân là trung tâm và cho rằng việc không đến không đến công sẽ phá vỡ sự hài hòa. Đây là một đức tính của người Nhật. Ngoài ra việc đến đến công ty còn liên quan đến cả việc quan sát sắc mặt của sếp nữa.
Tôi cho rằng không chỉ làm việc từ xa mà những quan niệm như thế này đã đến lúc cần phải thay đổi. Từ đó tôi đã rút ra được bài học cho chính bản than là “tiếng gọi của cấp trên” “cấp trên phải gương mẫu”. Khi không biết nên làm hay không nhân viên sẽ quan sát hành động của cấp trên. Khi tôi cho nhân viên thấy việc bản thân tôi cũng tiên phong thực làm việc từ xa và mọi người nghĩ rằng “sếp David cũng làm từ xa đó” thì tỷ lệ nhân viên làm việc từ xa cũng đã tăng lên.

Thêm nữa, làm việc từ xa càng kéo dài thì tôi càng cảm thấy thiếu sự giao tiếp với cấp dưới. Báo cáo công việc vẫn được gửi đều, kết quả công việc cũng theo kế hoạch. Nhưng lại nảy sinh cảm giác “người nọ đang làm gì nhỉ?” và ngược lại là cả cảm giác “Không biết mình có bị những người xung quanh nghi ngờ là giờ đang làm gì vậy hay không”.

Mấu chốt quan trọng ở đây chính là thời gian “chuyện phiếm”. Chúng ta thường chuyện phiếm một cách vô ý thức tại nơi làm việc. Nếu dành 30 phút hay 1 tiếng cho chuyện phiếm thì không ổn. Nhưng chỉ là câu chào hỏi hay vài câu trao đổi với người bên cạnh lại đưa lại cảm giác thăng bằng.

Trường hợp của tôi thì tôi cố gắng ngoài e-mail ra còn sử dụng cả chat và hỏi nhân viên những nội dung vu vơ kiểu “ có ổn không?”
Đây là ý kiến của tôi với tư cách là người nước ngoài nhưng tôi cho rằng Nhật Bản, đặc biệt là Tokyo, là vùng đất rất coi trọng chuyển đến công sở làm việc . Hơn nữa, quan niệm “Nhân viên làm việc tang ca là nhân viên cố gắng” vẫn còn bám rễ.

Do đó, ngày thường khi người đi làm về đến nhà thì cả nhà đã ăn cơm xong và phải ăn cơm nguội một mình, đi tắm và ngủ. Hôm sau thì phải rời nhà để đi làm khi cả gia đình đang ngủ. Có thể nói kiểu sinh hoạt nay đã trở thành nếp sinh hoạt thường nhật của nhiều người.

Sự khác nhau giữa từ "hospital" và "clinic":
Chắc bạn cũng rõ từ Salary man là từ tiếng Anh có nguồn gốc từ Nhật Bản. Nhưng rút cuộc thì từ này cũng có thể được hiểu ở nước ngoài. Có thể hiểu nhưng nó được hiểu kèm theo “chết vì làm việc quá sức”, và được sử dụng trong văn cảnh chỉ sự hi sinh thời gian của bản than cho công việc của người Nhật.

Lần vì vi rút corona nên làm việc từ xa đang gây được sự chú ý từ quan điểm duy trình công việc. Tuy là một tình huống không vui. Tuy nhiên tôi cho rằng có lẽ nó sẽ tạo ra cơ hội để làm việc từ xa được nhìn nhận tại Nhật.Giảm giờ làm việc để dành thời gian cho gia đình. Hay chuyển đến sống ở vùng mình thích. Tôi hy vọng rằng làm việc từ xa sẽ được sử dụng như là một cách để nâng cao những nhu cầu vốn có của “quality of Life” (chất lượng cuộc sống) như thế này.

Ở trên tôi cũng đã đề cập rồi nhưng để kết thúc tôi nghĩ tôi nên giới thiệu mộ tình huống liên quan đến sự khác biệt giữa tiếng Nhật và tiếng Anh. Tôi sẽ giới thiệu tình huống cá nhân liên khác biệt giữa tiếng Anh và tiếng Nhật liên quan đến bệnh tật.


Các bạn có hiểu sự khác biệt giữa từ “hospital” và “clinic” không? Ở nhật bệnh viện người ta dịch là “hospital”. Điều này không sai. Nhưng ở nước ngoài khi nói đến “hospital” là người ta nghĩ đến việc đi bệnh viện lớn hay phẩu thuật. Với sốt thường thì người ta sẽ đi đến “clinic”. Thú thật là có lần thời còn học trung học phổ thông tôi bị sốt trong lúc đang du học tại Nhật và chủ nhà trọ bảo tôi “David ơi, chúng ta đi hospital nhé”. Tôi đã vô cùng giật mình và nghĩ rằng “chắc sắp chết đến nơi rồi”.

Vì vậy giả sử có đi đến bệnh viện to đi nữa thì nếu làtrường hợp chỉ đến để lấy thuốc cảm hãy không nói với người nước ngoài “go to hospital” (Đi viện) mà hãy nói đi phòng khám. Xét về cách sử dụng tiếng Anh thì không đúng nhưng mà lại đúng ý muốn diễn tả cho đối phương hiểu.

Nguồn tiếng Nhật
 

Đính kèm

  • telework.jpg
    telework.jpg
    208.9 KB · Lượt xem: 4,104
Sửa lần cuối:

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top