Mọi người vẫn cho rằng một cái bắt tay có nhiều ý nghĩa. Trong khi điều trên hiện vẫn là phán đoán thì ở Nhật, năng lượng thông qua tiếp xúc của con người sẽ sớm được dùng để truyền dữ liệu. Tập đoàn viễn thông khổng lồ Nippon Telegraph and Telephone Corp. (NTT) đang lên kế hoạch thương mại hóa một hệ thống cho phép kiểm soát người vào phòng mà không cần chìa khóa hoặc thẻ từ.
Hệ thống sử dụng công nghệ biến chính bản thân con người làm vật truyền dẫn dữ liệu. Vì dữ liệu xuyên qua quần áo, túi xách và giày dép, bất kỳ ai mang một loại thẻ đặc biệt có thể mở khóa cửa bằng cách chạm vào tay nắm hoặc đứng tại một vị trí đặc biệt mà không cần phải lấy thẻ ra.
Kỹ sư nghiên cứu Mitsuru Shinagawa, nghiên cứu viên cấp cao của Phòng thí nghiệm Vi hệ thống tích hợp NTT phát biểu với AFP: “Trong cuộc sống hàng ngày, bạn lúc nào cũng chạm vào nhiều thứ. Thậm chí khi đang đứng yên, bạn cũng đang đứng lên một vật gì đó. Những sự tiếp xúc đơn giản này có thể hình thành giao tiếp.”
Tập đoàn viễn thông khổng lồ Nippon Telegraph and Telephone Corp (NTT) đang lên kế hoạch thương mại hóa một hệ thống cho phép kiểm soát người vào phòng mà không cần chìa khóa hoặc thẻ từ. (Ảnh: AFP)
Shinagawa cho biết, những ứng dụng tương lai có thể là một loại cửa chỉ cần đi vào, một loại phòng chỉ mở cửa cho những người có quyền sử dụng và một loại điều khiển tivi tự động chọn chương trình yêu thích của chủ nhân. Hệ thống này cũng cải thiện tình trạng an ninh. Nó có thể đảm bảo chỉ chủ xe mới mở được ô tô của mình bằng cách chạm vào cửa nếu chìa khóa xe vẫn nằm trong túi.
NTT đã phát triển được công nghệ mới cho phép bắt được những dữ liệu nặng tương đương với một đoạn hoạt hình thông qua hành động bắt tay, mặc dù công nghệ này chưa được thương mại hóa.
Theo nhân viên sáng tạo kinh doanh Toshiaki Asahi, Công ty NTT Electronics dự định bắt đầu kinh doanh hệ thống kiểm soát ra vào phòng trong những tháng tới
Đây sẽ là ứng dụng thương mại đầu tiên của hệ thống giao tiếp thông qua cơ thể người bằng điện trường hơn là phát những dòng điện vào cơ thể. Asahi cho biết: “Hiện nay xuất hiện nhu cầu hệ thống cửa ra vào không dùng đến tay ở công sở mà mọi người luôn bận tay hoặc không thích chạm tay vào nơi nào vì lý do vệ sinh hay y tế. Ở một số xưởng, nhà máy để một vật treo lơ lửng trên cổ (tức thẻ ra vào) là rất nguy hiểm.”
Giá của hệ thống này chưa được công bố nhưng sẽ “hơi đắt hơn” hệ thống kiểm tra thẻ thông thường, hơn nữa hệ thống chỉ được ra mắt ở một số thị trường hạn chế.
Một hệ thống kiểm tra thẻ thông thường bao gồm thẻ mang một con chip và đầu đọc thẻ. Người sử dụng phải quét thẻ qua đầu đọc để kiểm tra dữ liệu. Một số công ty khác tập trung vào việc sử dụng dòng điện và đòi hỏi người dùng phải đeo những thiết bị bên ngoài cơ thể. Vào năm 2004. Công ty Matsushita Electric Work, một đơn vị của nhà sáng lập nên Panasonic, Công ty Matsushita Electric Industrial, cho ra đời hệ thống gửi một dòng điện vào cơ thể người để lấy dữ liệu. Người sử dụng phải đeo một thiết bị tương tự như đồng hồ đeo tay và chạm vào bộ phận nhận dữ liệu nhưng trong 3 năm sản phẩm này có mặt trên thị trường, công ty chưa hề nhận được đơn đặt hàng nào.
Phát ngôn viên của công ty cho biết: “Chúng tôi nhận thấy nhu cầu rất ít, có lẽ khách hàng cho rằng hệ thống sử dụng dòng điện như hiện nay là ổn.”
Shinagawa phát biểu mục tiêu cao nhất của công nghệ này vượt trên giao tiếp người-máy và tập trung vào giao tiếp giữa người với người. “Khi công nghệ viễn thông phát triển, tiếp xúc giữa con người đã dần phai nhạt. Chúng tôi theo đuổi công trình vì mục tiêu phát triển một khái niệm mới về viễn thông thông qua tiếp xúc.”
NTT giới thiệu công nghệ với tên “RedTacton”, một từ có ý tưởng từ “touch” (tiếp xúc) và “act on” (hoạt động) với màu đỏ, biểu tượng của công nghệ viễn thông “ấm áp”. Các bác sĩ và y tá có thể ghi lại dữ liệu của bệnh nhân như nhịp tim và nhiệt độ chỉ cần tiếp xúc với cơ thể bệnh nhân.
Tuệ Minh (Theo PhysOrg)
Hệ thống sử dụng công nghệ biến chính bản thân con người làm vật truyền dẫn dữ liệu. Vì dữ liệu xuyên qua quần áo, túi xách và giày dép, bất kỳ ai mang một loại thẻ đặc biệt có thể mở khóa cửa bằng cách chạm vào tay nắm hoặc đứng tại một vị trí đặc biệt mà không cần phải lấy thẻ ra.
Kỹ sư nghiên cứu Mitsuru Shinagawa, nghiên cứu viên cấp cao của Phòng thí nghiệm Vi hệ thống tích hợp NTT phát biểu với AFP: “Trong cuộc sống hàng ngày, bạn lúc nào cũng chạm vào nhiều thứ. Thậm chí khi đang đứng yên, bạn cũng đang đứng lên một vật gì đó. Những sự tiếp xúc đơn giản này có thể hình thành giao tiếp.”
Tập đoàn viễn thông khổng lồ Nippon Telegraph and Telephone Corp (NTT) đang lên kế hoạch thương mại hóa một hệ thống cho phép kiểm soát người vào phòng mà không cần chìa khóa hoặc thẻ từ. (Ảnh: AFP)
Shinagawa cho biết, những ứng dụng tương lai có thể là một loại cửa chỉ cần đi vào, một loại phòng chỉ mở cửa cho những người có quyền sử dụng và một loại điều khiển tivi tự động chọn chương trình yêu thích của chủ nhân. Hệ thống này cũng cải thiện tình trạng an ninh. Nó có thể đảm bảo chỉ chủ xe mới mở được ô tô của mình bằng cách chạm vào cửa nếu chìa khóa xe vẫn nằm trong túi.
NTT đã phát triển được công nghệ mới cho phép bắt được những dữ liệu nặng tương đương với một đoạn hoạt hình thông qua hành động bắt tay, mặc dù công nghệ này chưa được thương mại hóa.
Theo nhân viên sáng tạo kinh doanh Toshiaki Asahi, Công ty NTT Electronics dự định bắt đầu kinh doanh hệ thống kiểm soát ra vào phòng trong những tháng tới
Đây sẽ là ứng dụng thương mại đầu tiên của hệ thống giao tiếp thông qua cơ thể người bằng điện trường hơn là phát những dòng điện vào cơ thể. Asahi cho biết: “Hiện nay xuất hiện nhu cầu hệ thống cửa ra vào không dùng đến tay ở công sở mà mọi người luôn bận tay hoặc không thích chạm tay vào nơi nào vì lý do vệ sinh hay y tế. Ở một số xưởng, nhà máy để một vật treo lơ lửng trên cổ (tức thẻ ra vào) là rất nguy hiểm.”
Giá của hệ thống này chưa được công bố nhưng sẽ “hơi đắt hơn” hệ thống kiểm tra thẻ thông thường, hơn nữa hệ thống chỉ được ra mắt ở một số thị trường hạn chế.
Một hệ thống kiểm tra thẻ thông thường bao gồm thẻ mang một con chip và đầu đọc thẻ. Người sử dụng phải quét thẻ qua đầu đọc để kiểm tra dữ liệu. Một số công ty khác tập trung vào việc sử dụng dòng điện và đòi hỏi người dùng phải đeo những thiết bị bên ngoài cơ thể. Vào năm 2004. Công ty Matsushita Electric Work, một đơn vị của nhà sáng lập nên Panasonic, Công ty Matsushita Electric Industrial, cho ra đời hệ thống gửi một dòng điện vào cơ thể người để lấy dữ liệu. Người sử dụng phải đeo một thiết bị tương tự như đồng hồ đeo tay và chạm vào bộ phận nhận dữ liệu nhưng trong 3 năm sản phẩm này có mặt trên thị trường, công ty chưa hề nhận được đơn đặt hàng nào.
Phát ngôn viên của công ty cho biết: “Chúng tôi nhận thấy nhu cầu rất ít, có lẽ khách hàng cho rằng hệ thống sử dụng dòng điện như hiện nay là ổn.”
Shinagawa phát biểu mục tiêu cao nhất của công nghệ này vượt trên giao tiếp người-máy và tập trung vào giao tiếp giữa người với người. “Khi công nghệ viễn thông phát triển, tiếp xúc giữa con người đã dần phai nhạt. Chúng tôi theo đuổi công trình vì mục tiêu phát triển một khái niệm mới về viễn thông thông qua tiếp xúc.”
NTT giới thiệu công nghệ với tên “RedTacton”, một từ có ý tưởng từ “touch” (tiếp xúc) và “act on” (hoạt động) với màu đỏ, biểu tượng của công nghệ viễn thông “ấm áp”. Các bác sĩ và y tá có thể ghi lại dữ liệu của bệnh nhân như nhịp tim và nhiệt độ chỉ cần tiếp xúc với cơ thể bệnh nhân.
Tuệ Minh (Theo PhysOrg)
Có thể bạn sẽ thích