Lâu lắm rồi bận rộn túi bụi nên không có thời gian để lên đây. Hôm nay cũng chả phải rảnh nhưng trời vừa mưa xong, cảm giác thỏai mái. Suy nghĩ vẩn vơ.. nghĩ đến vài chuyện về công việc vừa qua. Ghi lại đây coi như là tóm tắt 1 chút suy nghĩ chủ quan.
Trong quan hệ công việc từ trước đến nay mình đã gặp nhiều kiểu người Nhật. Từ đại diện các công ty lớn cho đến những anh Nhật làm cò mồi cá nhân. Và có lẽ là cũng đã nếm mùi đủ kiểu "Nhật củ chuối" cho đến "Nhật đáng kính". Mỗi người một kiểu. Mỗi anh một cách nhìn một thái độ đối với người Việt Nam hay nói chung là với công ty Việt Nam. Mà có lẽ nhìn rộng ra là thái độ của họ đối với cái gọi là "Việt Nam"- Hai chữ mà rất nhiều người vì nó, vì lòng tự ái dân tộc mà đã phải ôm phải những sự dằn vặt không đáng có khi sống và làm việc ở mảnh đất được cho là lịch lãm nhưng cũng nổi tiếng với việc người nước ngòai bị phân biệt đối xử này!
Trước hết có lẽ đa số người Nhật và công ty Nhật đưa lại cho đối tác ấn tượng là họ tử tế và chu đáo. Họ dễ gần và dễ nói chuyện. Nhiều công ty, người Việt Nam khi gặp lần đầu cũng nhận được cảm giác này. Thực ra thì đây là bản tính khách sáo, lịch sự bề ngòai của người Nhật. Họ rất giỏi che đi những suy nghĩ thật để biểu hiện ra ngoài những cái gì không làm mất lòng đối tác. Cho dù họ có khó chịu với mặt nào đó của đối tác đi nữa thì vẫn thể hiện ra là họ rất "dễ chịu". Nhiều người Việt Nam đã bị cảm giác này "đánh lừa" và kỳ vọng vào phía Nhật quá nhiều để rồi sau đó phải thất vọng khi họ thể hiện ra các mặt khác trong cách giao tiếp của họ.
Kế đến là thái độ trịch thượng kẻ cả hay nói cách khác là thái độ bề trên. Nhật Bản là nước phát triển. Do đó bản thân người Nhật cũng đã vô hình tự đặt mình vào thứ hạng trên cùng ở các nước châu Á. Họ có khuynh hướng xem thường người Châu Á và trọng người Âu, Mỹ ...Tâm lý này ảnh hưởng đến cách nhìn nhận, giao thiệp với đối tác Việt Nam của các công ty Nhật. Nếu bạn chú ý sẽ nhận ra nhiều điều trong biểu hiện của với thái độ nhìn các công ty Việt Nam, nhìn người Việt Nam từ trên xuống(xin phép không đi sâu vào vấn đề này tại bài viết này).
Tiếp theo là sự hoài nghi về khả năng hiểu tiếng Nhật cũng như hiểu về Nhật của phía Việt Nam. Có lẽ chỉ những người phiên dịch tinh ý mới nhận ra điều này trong cách nói chuyện, giao tiếp của họ. Ví dụ như họ luôn tìm cách giải thích một cách đơn giản nhất các vấn đề mà họ trình bày. Sau khi giải thích xong cứ phải hỏi mãi đối tác là "đã hiểu chưa". Bản thân mình thì đã từng thấy nhiều trường hợp họ xầm xì với nhau rằng : Nói thế nhưng chắc chẳng hiểu đâu!
Cũng có không ít trường hợp họ hơi "mất lịch sự" mà hỏi thẳng phiên dịch là "có chắc là hiểu tiếng Nhật không?" "có đủ khả năng để hiểu vấn đề không?".. Tất nhiên cũng không thể trách được vì nhiều khi khả năng phiên dịch quá yếu buộc họ phải "kiểm chứng". Tuy thế, cũng nhiều trường hợp xuất phát từ tâm lý không tin tưởng hay nhìn từ trên xuống đối với người Việt, công ty Việt.
Hệ quả của các yếu tố trên đây là việc không giữ lời hứa. Việc tự tiện thay đổi giờ/lịch hẹn....Và kết quả cuối cùng là khiến cho các mối quan hệ đổ vỡ, công việc làm ăn thất bại. Vì thế nên trong các mối quan hệ với người Nhật có lẽ vấn đề quan trọng Nhất đễ dẫn đến thành công là phía Việt Nam phải gây lòng tin và thể hiện mình để ít ra thì cũng đánh tan đi được phần nào những suy nghĩ kiểu thành kiến cố hữu của người Nhật như đã nêu ở trên.
By QUYEN TRAN (kamikaze)
Trong quan hệ công việc từ trước đến nay mình đã gặp nhiều kiểu người Nhật. Từ đại diện các công ty lớn cho đến những anh Nhật làm cò mồi cá nhân. Và có lẽ là cũng đã nếm mùi đủ kiểu "Nhật củ chuối" cho đến "Nhật đáng kính". Mỗi người một kiểu. Mỗi anh một cách nhìn một thái độ đối với người Việt Nam hay nói chung là với công ty Việt Nam. Mà có lẽ nhìn rộng ra là thái độ của họ đối với cái gọi là "Việt Nam"- Hai chữ mà rất nhiều người vì nó, vì lòng tự ái dân tộc mà đã phải ôm phải những sự dằn vặt không đáng có khi sống và làm việc ở mảnh đất được cho là lịch lãm nhưng cũng nổi tiếng với việc người nước ngòai bị phân biệt đối xử này!
Trước hết có lẽ đa số người Nhật và công ty Nhật đưa lại cho đối tác ấn tượng là họ tử tế và chu đáo. Họ dễ gần và dễ nói chuyện. Nhiều công ty, người Việt Nam khi gặp lần đầu cũng nhận được cảm giác này. Thực ra thì đây là bản tính khách sáo, lịch sự bề ngòai của người Nhật. Họ rất giỏi che đi những suy nghĩ thật để biểu hiện ra ngoài những cái gì không làm mất lòng đối tác. Cho dù họ có khó chịu với mặt nào đó của đối tác đi nữa thì vẫn thể hiện ra là họ rất "dễ chịu". Nhiều người Việt Nam đã bị cảm giác này "đánh lừa" và kỳ vọng vào phía Nhật quá nhiều để rồi sau đó phải thất vọng khi họ thể hiện ra các mặt khác trong cách giao tiếp của họ.
Kế đến là thái độ trịch thượng kẻ cả hay nói cách khác là thái độ bề trên. Nhật Bản là nước phát triển. Do đó bản thân người Nhật cũng đã vô hình tự đặt mình vào thứ hạng trên cùng ở các nước châu Á. Họ có khuynh hướng xem thường người Châu Á và trọng người Âu, Mỹ ...Tâm lý này ảnh hưởng đến cách nhìn nhận, giao thiệp với đối tác Việt Nam của các công ty Nhật. Nếu bạn chú ý sẽ nhận ra nhiều điều trong biểu hiện của với thái độ nhìn các công ty Việt Nam, nhìn người Việt Nam từ trên xuống(xin phép không đi sâu vào vấn đề này tại bài viết này).
Tiếp theo là sự hoài nghi về khả năng hiểu tiếng Nhật cũng như hiểu về Nhật của phía Việt Nam. Có lẽ chỉ những người phiên dịch tinh ý mới nhận ra điều này trong cách nói chuyện, giao tiếp của họ. Ví dụ như họ luôn tìm cách giải thích một cách đơn giản nhất các vấn đề mà họ trình bày. Sau khi giải thích xong cứ phải hỏi mãi đối tác là "đã hiểu chưa". Bản thân mình thì đã từng thấy nhiều trường hợp họ xầm xì với nhau rằng : Nói thế nhưng chắc chẳng hiểu đâu!
Cũng có không ít trường hợp họ hơi "mất lịch sự" mà hỏi thẳng phiên dịch là "có chắc là hiểu tiếng Nhật không?" "có đủ khả năng để hiểu vấn đề không?".. Tất nhiên cũng không thể trách được vì nhiều khi khả năng phiên dịch quá yếu buộc họ phải "kiểm chứng". Tuy thế, cũng nhiều trường hợp xuất phát từ tâm lý không tin tưởng hay nhìn từ trên xuống đối với người Việt, công ty Việt.
Hệ quả của các yếu tố trên đây là việc không giữ lời hứa. Việc tự tiện thay đổi giờ/lịch hẹn....Và kết quả cuối cùng là khiến cho các mối quan hệ đổ vỡ, công việc làm ăn thất bại. Vì thế nên trong các mối quan hệ với người Nhật có lẽ vấn đề quan trọng Nhất đễ dẫn đến thành công là phía Việt Nam phải gây lòng tin và thể hiện mình để ít ra thì cũng đánh tan đi được phần nào những suy nghĩ kiểu thành kiến cố hữu của người Nhật như đã nêu ở trên.
By QUYEN TRAN (kamikaze)
Sửa lần cuối:
Có thể bạn sẽ thích