Thái độ của người Nhật và người Việt đối với "Tết"

Thái độ của người Nhật và người Việt đối với "Tết"

Chỉ còn khoảng một tuần nữa là người Nhật đón tết. Trong khi đó tết Việt (tết Âm lịch) thì vẫn còn rất xa ở phía trước. Quan sát phản ứng, thái độ của người Nhật và Việt đối với Tết tôi nhận ra vài điều khá thú vị nên xin chia sẻ cùng mọi người.


event4645.webp


Hôm nay ở Nhật đã là 27 Tết. Nếu như là ở Việt Nam thì có lẽ mọi người đang nhộn nhịp chuẩn bị cho Tết rồi. Thế nhưng tại thời điểm này người Nhật vẫn miệt mài làm việc. Có vẻ như cuối năm ai cũng cố gắng hoàn thành nốt công việc của năm 2014 và họ quên luôn chuyện Tết sắp đến. Một số công ty Nhật cũng cho nhân viên nghỉ từ ngày hôm nay rồi nhưng đa số công ty làm việc đến ngày 29.Tại Nhật là thế nhưng ở Việt Nam thì mọi thứ hoàn toàn khác. Cách đây vài tuần khi tôi liên lạc về Việt Nam để bàn công việc thì lại nhận được câu đại loại "cuối năm rồi nên mọi người không có hứng làm việc nữa để ra năm đi...". Và, không phải một nơi trả lời như thế mà hầu như nơi nào tôi liên hệ cũng có câu tương tự.

Tốt xấu hay dở thì xin miễn bàn ở đây vì mỗi người có một cách nhìn nhận riêng. Tuy nhiên một sự thật không thể phủ nhận được là có sự khác biệt khá lớn trong quan niệm đối với Tết của người Việt và người Nhật. Thiết nghĩ những ai đang làm việc cho(với) công ty Nhật nên để ý đến việc này để có cách cư xử thích hợp bớt đi rắc rối cũng như không để tuột mất các cơ hội.

Chắc chắn có người sẻ hỏi tôi nên làm như thế nào để "không tuột mất cơ hội". Xin nêu ra vài ý kiến như sau:
Với những ai đang làm việc tại Nhật thì nên bỏ cách nói theo kiểu Việt Nam là sắp tết rồi nên .... để từ chối công việc. Cũng như không nên ép công ty cho nghỉ tết sớm hơn để về thăm nhà hay thăm bạn bè. Thay vào đó nên cố gắng cùng mọi người trong công ty hoàn thành nốt phần việc còn lại. Với cách này bạn đã cho người Nhật hiểu rằng bạn cũng đã "nhập gia tùy tục" rồi.

Với các công ty Việt Nam đang làm với Nhật thì nên bớt đi một chút hưởng thụ và tỏ ra mình cũng hiểu và tôn trọng đối tác. Điều đơn giản trước hết là không nên đem lý luận "sắp tết rồi/ cuối năm rồi...." (1) ra giải thích cho việc chậm trễ trong công việc. Thay vào đó nên quán triệt với Nhân viên là nên làm vừa lòng đối tác "khó tính" bằng cách cố giải quyết nốt công việc còn lại. Chắc chắn rằng công ty Nhật sẽ cảm thấy vừa lòng khi một công ty nào đó của Việt Nam dám "phá lệ" để hoàn thành công việc vào dịp cuối năm.

Một thực tế đáng buồn là tôi chưa nghe công ty Việt Nam nào có cách làm riêng để vừa lòng đối tác Nhật vào những ngày lễ tết. Trong khi đó việc nhịn đi chơi(hưởng thụ) trong các kỳ nghỉ để làm việc là điều gần như "đương nhiên" trong văn hóa kinh doanh của người Nhật.

Chú thích (1):
Công ty Nhật họ thừa biết các công ty Việt Nam làm việc kém hiệu quả vào cuối và đầu năm nên họ cũng có đối sách của riêng họ rồi nên thiết nghĩ không cần đem lý do này ra giải thích cho họ nữa.
 
Bình luận (5)

lonelyinsnow

Moderator
Ở Việt Nam cũng cảm thấy được nhiều người vẫn nôn nao khi Tết sắp đến. Thường thì từ Giáng Sinh đã thấy mọi người nôn nao chờ Tết rồi . Vậy nên công việc cũng bị xao nhãng ít nhiều . Và k chỉ thế, nhiều khi cảm giác ở Việt Nam ăn Tết rất dài . Từ tết Tây rồi đến Tết Ta cho tới hết tháng Giêng luôn . Có lẽ nhiều người vẫn nghĩ "Tháng Giêng là tháng ăn chơi" ...
Còn với người Nhật họ thường than Tết buồn chán . Và họ cũng lấy ngày nghỉ rất ít . Chỉ khoảng 3 ngày thôi. Hôm trước vừa hỏi họ thì có người bảo là k cần nghỉ nhiều làm chi... Và còn lo là không biết đang nghỉ hệ thống web cty có trục trặc gì không nữa ...Hehe..Có lẽ một phần vì ở Nhật trong năm đã có nhiều ngày lễ . Và 1 điều khác biệt khá lớn giữa Việt và Nhật là ở Nhật vào dịp Tết k nhiều người đổ xô về quê đón Tết với cả gia đình như ở Viêt Nam . Thường là họ sẽ đi du lịch đâu đó hoặc ở nhà nghỉ ngơi bù cho đợt dốc sức bận rộn cuối năm . Hoặc đơn giản là lên lịch đi xem 1 show của ca sĩ họ yêu thích ... Ở điểm này thì cũng thấy đc sự khác biệt trong mục đích làm việc giữa người Nhật và người Việt . Người Nhật làm việc thiên về lợi ích cho cty nhiều hơn . Còn người Việt đi làm vì gia đình nhiều hơn nên cuối năm nhất định phải về quê với gia đình cho bằng được và muốn ở cùng gia đình càng lâu càng tốt ...>> Lúc nào cũng muốn nghỉ dài
 

haibantay

New Member
Chào mọi người!
Mình cũng là lần đầu tiên ăn tết tại nước bạn Nhât. Đi làm trong công ty và chào đón năm mới cùng mọi người thật là vui.
Trong công việc thì mình thấy càng gần cuối năm thì họ lại càng cố gắng hơn làm sao cho công việc trong năm nay ko kéo dài sang năm sau. Công ty mình kế hoạch sang khoảng 1 tuần sau của năm mới với kết thúc đợt hàng, Thế mà mọi người ai cũng cố gắng để làm việc và kết quả là đợt hàng đó đã xong trong năm nay. Giám đốc thì chưa đến tết nhưng lại còn vui hơn cả tết . Có lẽ đây là một món quà mà tất cả nhân viên trong công ty giành tặng cho " Giám Đốc sama " của mình. Không khí này gần như là ngược lại với Việt Nam ta chăng.
Đây chắc có lẽ là điểm khác biệt của Tết Việt và Tết Nhật mà tôi cảm nhận được . Và cũng đễ cảm ơn nhân viên trong công ty đã cùng vất vã làm việc trong năm qua một bữa tiệc linh đình tại công tỵ đã xẫy ra. Mọi người vui vẽ ăn uống và cho nhau những tiếng nói cười, tôi ko biết người Nhật họ có ít thể hiện cảm xúc của mình không, nhưng trong buổi tiệc chỉ có giám đốc đứng dậy chúc tết mọi người. Tôi cũng là người Việt Nam làm việc trong công ty và cũng cố ... cố .... gắng ...gắng ...chúc tết mọi người một cách "bì bà bì bỏm" với chút ít tiếng Nhật của mình. Thế mà họ hiểu được và gật đầu ủng hộ nhiều lắm và cho lại tôi những ánh mắt thân thiện nhất. Không khí tết của tôi tại Nhật là vậy đó.
Tuy mọi người không gửi lời chúc tết cho nhau như ở Việt Nam quê hương mình, nhưng tôi vẫn cảm nhận được tình cảm đó, thay vào lời nói họ lại chứng minh bằng ánh mắt, bằng hành động của mình. Đúng là Nhật, vẽ ngoài nhìn cứng rắn oai vệ nhưng sâu thẵm bên trong họ cũng là một người như mọi người.
Chúc mọi người luôn tìm được và cảm nhận được cái tết tại Nhật riêng cho mình.


Hãy sống và tự hào với cái tên tôi là người Việt Nam.
 
Đã là cái tết lần thứ 7 mình chưa được về Việt Nam ăn tết cùng gia đình, tất cả đều đón tết tại Nhật. Phong thái của người Nhật khác hẳn Việt Nam ở chỗ đến sát tết mà vẫn chẳng thấy có gì thay đổi nhiều cho lắm. Khi ra siêu thị thấy có vẻ những ngày giáp tết người ta đi chợ để mua đồ có vẻ đông hơn, hàng hóa vẫn đa dạng hơn 1 chút so với trước tết. Nhưng trong Công ty thì hầu như ai cũng đều lo cho công việc. Do làm việc với Nhật đã lâu nên khái niệm giáp tết của mình cũng hầu như gần giống người Nhật. Vẫn cần mẫn làm cho đến hết ngày tháng chứ không trông mong về sớm vì về sớm vẫn giống mọi ngày.
Ước gì mình có một chút thời gian và thư thả money về ăn tết quê hương. Lâu lắm rồi vẫn nhớ hương vị tết Việt Nam.
Nhớ lúc bé mình cũng như bao đứa trẻ khác, ai cũng háo hức chờ tết, ngày cuối năm hì hục dọn dẹp nhà cửa và đầu năm chưng diện áo mới cùng bạn bè, đi hội chợ xuân và được lì xì tết. Cái không khí tết ấy ở Nhật hầu như mình không cảm nhận được. tại xứ Nhật.
Đôi khi mình không thích lắm phong thái của một bộ phận người Việt nhưng chung quy lại, vẫn thích cách sống ở Việt Nam đặc biệt là mỗi độ có dịp lễ tết. Gia đình bạn bè sum họp, hàn huyên tỉ tê chén chú chén anh …Hương vị tết Việt vẫn thật thích nhỉ!!!
 

kamikaze

Administrator
Hương vị tết quê hương không ai lại không nhớ đến và không ai lại không muốn hưởng cả. Tuy nhiên vấn đề nằm ở chỗ sự cân bằng trong mối quan hệ giữa "hưởng thụ" và "công việc" mà thôi.
 

haibantay

New Member
Huhu, Nghe BanMeTinhYeu nói mà buồn quá đi. Nhưng thật sư khi đã nói ra như vậy thì cũng giống như trong lòng đã có tết rồi mà. "Lâu lắm rồi vẫn nhớ hương vị tết Việt Nam" câu nói mới đi vào lòng người xiết bao.
Em may mắn hơn BanMeTinhYeu chút đó là : Lần đầu tiên ăn tết tại Nhật nhưng em vẫn cảm nhận được cái tết của quê hương. Vẫn được ăn bánh chưng xanh, chả lụa Việt Nam, Vẫn được hưởng không khí náo nhiệt vui vẻ khi sửa soạn làm thịt gà, nấu các món ăn của quê hương để đón tết cùng bạn bè và người thân tại xứ người. Cùng nhau ăn mâm cơm tất niên cùng mọi người.
Với Haibantay Tết thật sự ở trong lòng mỗi người. Tết là lúc mọi người bớt chút thời gian tạm gác lại công việc hàng ngày lại về thăm cha thăm mẹ, thắp cho ông bà tổ tiên nén hương thành kính báo cáo một năm qua như thế nào đó rồi sau nữa thăm anh em bạn bè và dành cho nhau những lời chúc ngọt ngào nhất và .....v....v.... Nhưng nói ngắn lại một chút đó chính là lúc để mình Tỉnh Tâm lại và nhớ về những người có ơn với mình như ông bà, cha mẹ, thầy cô, anh em, bạn bè và dành cho nhau những tình thương ấm áp. Và khi bạn sống trong đó và cảm nhận được điều đó thì ở đó có tết.
Thật sự rất cảm ơn bữa cơm tất niên và tình cảm mà vợ chồng anh chị người Việt Nam bên này dành cho Haibantay và mọi người bên này. Tết chính là đây.
 

Bài viết liên quan

Thumbnail bài viết: Trợ cấp bằng tiền mặt cho tất cả người dân...Trong khi một số người vui mừng, những người khác lại nói rằng "không hiệu quả".
Trợ cấp bằng tiền mặt cho tất cả người dân...Trong khi một số người vui mừng, những người khác lại nói rằng "không hiệu quả".
Dư luận đang chia rẽ về kế hoạch trợ cấp bằng tiền mặt cho tất cả người dân của chính phủ. Một số người có thể nghĩ rằng việc cắt giảm thuế sẽ hiệu quả hơn, xét đến những vấn đề phát sinh từ các...
Thumbnail bài viết: 5,84 triệu bệnh nhân mất trí nhớ , tại sao Nhật Bản có tỷ lệ mất trí nhớ cao nhất trong số các nước phát triển?
5,84 triệu bệnh nhân mất trí nhớ , tại sao Nhật Bản có tỷ lệ mất trí nhớ cao nhất trong số các nước phát triển?
Số lượng người cao tuổi mắc chứng mất trí nhớ tiếp tục tăng theo từng năm và dự kiến sẽ vượt quá 5,84 triệu vào năm 2040. Nhật Bản có tỷ lệ mất trí nhớ cao Mất trí nhớ là một trong những vấn...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Cán cân thanh toán quốc tế đạt thặng dư kỷ lục 30 nghìn tỷ yên , cập nhật năm thứ hai liên tiếp, tác động của đồng yên yếu.
Nhật Bản : Cán cân thanh toán quốc tế đạt thặng dư kỷ lục 30 nghìn tỷ yên , cập nhật năm thứ hai liên tiếp, tác động của đồng yên yếu.
Bộ Tài chính công bố vào ngày 12 rằng thặng dư tài khoản vãng lai, thể hiện tình hình giao dịch hàng hóa, dịch vụ và đầu tư với các quốc gia ở nước ngoài, đã tăng 16,1% so với năm trước lên...
Thumbnail bài viết: Lý do khiến cước điện thoại di động liên tiếp tăng, KDDI theo chân Docomo. Softbank và Rakuten sẽ ra sao ?
Lý do khiến cước điện thoại di động liên tiếp tăng, KDDI theo chân Docomo. Softbank và Rakuten sẽ ra sao ?
NTT Docomo và KDDI lần lượt công bố các gói giá mới vào tháng 5 năm 2025. Nhìn vào nội dung, có vẻ như giá đã tăng so với các gói giá tương tự hiện có. Không còn nghi ngờ gì nữa, tình hình lạm...
Thumbnail bài viết: Thuế và chi phí an sinh xã hội là gánh nặng . Tỷ lệ gánh nặng quốc gia của Nhật Bản có cao hơn các quốc gia khác không?
Thuế và chi phí an sinh xã hội là gánh nặng . Tỷ lệ gánh nặng quốc gia của Nhật Bản có cao hơn các quốc gia khác không?
Theo ngân sách năm tài chính 2025 do Liên đoàn các Hiệp hội Bảo hiểm Y tế Quốc gia công bố vào ngày 23 tháng 4, tỷ lệ phí bảo hiểm trung bình cho năm tài chính này là 9,34%, tăng 0,03 điểm so với...
Thumbnail bài viết: Nippon Telegraph and Telephone (NTT) đổi tên công ty thành "NTT" từ ngày 1 tháng 7 , logo công ty cũng thay đổi.
Nippon Telegraph and Telephone (NTT) đổi tên công ty thành "NTT" từ ngày 1 tháng 7 , logo công ty cũng thay đổi.
Nippon Telegraph and Telephone (NTT) đã thông báo vào ngày 9 tháng 5 rằng công ty sẽ đổi tên thành "NTT Corporation" từ ngày 1 tháng 7. Ngoài ra, công ty sẽ cải tiến nhận diện công ty (CI) và logo...
Thumbnail bài viết: Điều tra tình hình thực tế về chi tiêu quốc phòng của Nhật Bản (ấn bản năm 2025).
Điều tra tình hình thực tế về chi tiêu quốc phòng của Nhật Bản (ấn bản năm 2025).
Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), được biết đến là một cơ quan quốc tế do độ tin cậy của dữ liệu mà viện này cung cấp, thường xuyên công bố nhiều báo cáo khác nhau về xu hướng...
Thumbnail bài viết: Số lượng du khách nước ngoài đến Nhật Bản vượt quá 10 triệu lần đầu tiên trong một quý ! Du lịch trong nước có thực sự có tác động kinh tế không ?
Số lượng du khách nước ngoài đến Nhật Bản vượt quá 10 triệu lần đầu tiên trong một quý ! Du lịch trong nước có thực sự có tác động kinh tế không ?
Tôi cảm thấy rằng số lượng khách du lịch nước ngoài đã tăng lên gần đây, nhưng liệu đó có thực sự là điều tích cực cho nền kinh tế không? Bạn đã bao giờ có một câu hỏi đơn giản như vậy chưa? Theo...
Thumbnail bài viết: Bí quyết để đạt được "lợi nhuận từ khách du lịch nước ngoài và giá cả hợp lý cho người Nhật" , điều cần thiết cho sự phục hồi của nền kinh tế Nhật Bản
Bí quyết để đạt được "lợi nhuận từ khách du lịch nước ngoài và giá cả hợp lý cho người Nhật" , điều cần thiết cho sự phục hồi của nền kinh tế Nhật Bản
■ Động lực vượt 40 triệu du khách nước ngoài đến Nhật Bản Các điểm đến du lịch đông đúc người nước ngoài ngay cả trong kỳ nghỉ dài. Tại các điểm đến du lịch nổi tiếng như Kyoto, một xu hướng...
Thumbnail bài viết: Con số gần đây nhất của Nhật Bản là 1,37%. Xem xét xu hướng chi tiêu quân sự và GDP ở các quốc gia khác.
Con số gần đây nhất của Nhật Bản là 1,37%. Xem xét xu hướng chi tiêu quân sự và GDP ở các quốc gia khác.
Biện pháp được sử dụng phổ biến nhất để so sánh sức mạnh quân sự và trang thiết bị quân sự của mỗi quốc gia là giá trị thực tế của chi tiêu quân sự. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố như sức mạnh kinh tế...
Your content here
Top