Thái độ của Sếp Nhật khi nhân viên nghỉ việc

Thái độ của Sếp Nhật khi nhân viên nghỉ việc

Sếp công ty cũ của em là người khá nhiệt tình tham gia các buổi nomikai, cổ vũ bóng đá... nhưng khi nhân viên mà bác khá quý nghỉ việc thì bác thay đổi thái độ, ko tham gia buổi tiệc chia tay và sau khi gặp lại nhân viên cũ này ở sân bóng hay đám cưới ai đó trong công ty thái độ của bác khá lạnh lùng (mặc dù bác không biết lý do nghỉ việc là gì).

Sếp ở công ty hiện tại cũng như thế. Lúc trước thì niềm nở, vui vẻ, thoải mái; nhưng sau khi nhận được đơn xin nghỉ việc thì thái độ hoàn toàn thay đổi và yêu cầu giải trình lý do nghỉ việc (có lẽ do Sếp bất ngờ về việc người này nghỉ việc).

Qua 2 tình huống này, em có chút thắc mắc:
- Ở Nhật khi nghỉ việc, Sếp có yêu cầu nhân viên giải trình lí do hay không?
- Thái độ của Sếp Nhật (cả ở Nhật và Việt Nam) như thế nào khi nhân viên xin nghỉ đúng pháp luật?
- Trong mọi trường hơp, Sếp sẽ không tham gia tiệc chia tay nhân viên?

Mong nhận được sự chia sẻ của mọi người.

P/s: Post chỉ đề cập đến tình huống nhân viên nghỉ đúng theo luật
 
Sửa lần cuối:
Bình luận (6)

kamikaze

Administrator
- Ở Nhật khi nghỉ việc, Sếp có yêu cầu nhân viên giải trình lí do hay không?

Ở Nhật hay ở Việt gì nữa thì có lẽ vấn đề đầu tiên mà công ty (cả sếp lẫn đồng nghiệp) quan tâm và muốn biết khi người nào đó nghỉ việc là lý do vì sao. Ở Nhật thì khi nhân viên báo nghỉ chắc chắn câu hỏi đầu tiên của sếp là "lý do vì sao?". Và thường kèm theo đó là cách nói kiểu "Nếu như có gì không bằng lòng mà công ty có thể tạo điều kiện được thì công ty sẽ sẵn sàng".

- Thái độ của Sếp Nhật (cả ở Nhật và Việt Nam) như thế nào khi nhân viên xin nghỉ đúng pháp luật?
Đúng luật là một chuyện. Nhưng thái độ của Sếp và công ty thế nào thì sẽ nằm ở chỗ nhân viên xin nghỉ có hợp tình không.

- Trong mọi trường hơp, Sếp sẽ không tham gia tiệc chia tay nhân viên?
Nếu nghỉ hợp tình thì Sếp sẽ tham gia tiệc chia tay thôi. Thường chỉ khi nhân viên nghỉ không hợp tình và làm phật lòng Sếp, Sếp mới né tránh tham gia tiệc chia tay.

Xin nói thêm chút về hai chữ "hợp tình". Trước hết nếu chỉ xét đến mấy chữ "đúng luật" thì có lẽ rất dễ. Bởi vì luật quy định khi nghỉ việc thì trình giấy xin nghỉ việc lên trước bao nhiêu ngày rồi sau đó cứ thế mà nghỉ (Dù muốn hay không muốn thì khi nhân viên xin nghỉ đúng luật công ty cũng phải chấp nhận).

Nhưng bên cạnh "luật" thì trong công ty còn "lệ" hay nói cách khác "tình" = mối quan hệ giữa người với người. Thường thì ở công ty Nhật, nhân viên muốn nghỉ sẽ làm "công tác hành lang" trước với đồng nghiệp, cấp trên. Nghĩa là trước khi "đệ đơn xin nghỉ" thì ngươì muốn nghỉ sẽ tìm cách nào đó làm cho mọi người xung quanh hiểu lý do mình muốn nghỉ, thời gian mình sẽ nghỉ v.v... Sau khi được mọi người chấp nhận rồi mới trình đơn lên. Nói cách khác đơn xin nghỉ việc chỉ là hình thức. Nghỉ việc theo kiểu này là "hợp tình".

Quay lại phần thắc mắc vì sao Sếp lạnh lùng mà @Chibi14 nêu ra trên kia có lẽ là bởi lẽ tình cảm Sếp dành cho nhân viên này quá nặng và nhân viên đã nghỉ không "hợp tình" làm bác ấy thất vọng.
 

Chibi14

Member
- Giải trình lí do nghỉ việc:
Theo quan điểm của cá nhân em, cách quan tâm về lí do nghỉ việc của Sếp và đồng nghiệp ở Nhật và Việt có lẽ là khác nhau. Việc nghỉ việc của 1 nhân viên có lẽ cũng ảnh hưởng ít nhiều đến dòng chảy công việc trong công tỵ Nhưng hình như ở Việt Nam có suy nghĩ: nếu nhân viên đã muốn nghỉ việc thì ko níu kéo, ko có người này thì có người khác (dù đôi khi có tiếc nuối), sự thích ứng trong công việc của người Việt khá cạo >> quan tâm vì tò mò. Còn ở Nhật với quan niệm gắn kết lâu dài giữa công ty và nhân viên, lo ngại việc nhân viên mới ko thể đảm nhận ngay công việc của người cũ (thời gian đào tạo khá dài)>>quan tâm vì lo sợ ảnh hưởng đến công việc.
Về lí do nghỉ việc:
+ Nếu nhân viên có điều gì đó không bằng lòng với công ty, nhưng vẫn muốn tiếp tục gắn bó với công ty thì có lẽ họ đã trực tiếp trao đổi với Sếp; không đến mức đệ đơn xin nghỉ ngay. Khi đã đệ đơn xin nghỉ thì có lẽ cũng hiếm người vì vài lời thuyết phục sau đó mà ở lại.
+ Nghỉ việc vì có những mâu thuẫn ko thể hòa hợp về cách làm việc, chiến lược kinh doanh hay công việc ko đúng như hợp đồng, ko có cơ hội phát triển bản thân. Thực tế, khi nhân viên đã có ý định ra đi thì trước sau họ cũng ra đi. Công ty muốn biết lí do có lẽ chỉ để đưa ra được những chính sách, thay đổi hợp lý trong tương lai nhằm giữ chân nhân tài.
Theo em hiểu thì sau khi đệ đơn xin nghỉ việc trước bao nhiêu ngày theo luật quy định thì mới có căn cứ nói với đồng nghiệp thời gian sẽ nghỉ, lí do muốn nghỉ (thường là lí do cá nhân, lí do gia đinh..). Có tình huống lúc trước như này, nhân viên cũng nói sơ qua với đồng nghiệp về ý định nghỉ việc... chưa kịp nói với Sếp Việt thì hôm sau đã được Sếp gọi lên trách cứ là tại sao mọi người đã biết hết chuyện nhân viên này nghỉ việc mà Sếp chưa được biết gì.
Về cách viết đơn xin nghỉ việc form tiếng Nhật và Việt em thấy đều giống nhau về lí do - chỉ cần nêu lí do cá nhân, lí do gia đình; ko cần nêu cụ thể lí do là gì. Nếu Sếp muốn biết thì sẽ trao đổi sau đó, nhưng ở trường hợp của bạn này sau khi bạn đó nộp đơn xin nghỉ việc, Sếp ko hề nói gì ngoài việc chỉ thị người khác nhận bàn giao. Du muốn hay không muốn thì khi nhân viên xin nghỉ đúng luật công ty vẫn phải chấp nhận; nhưng đến ngày nghỉ Sếp nói rằng công ty chưa xác nhận việc bạn ấy nghị Chỗ này hơi vô lý, vì có thể đơn phương chấm dứt theo đúng luật. Sếp nói công ty chưa xác nhận, tại sao lại chỉ thị người khác nhận bàn giao:D. Hơn nữa, Sếp còn thắc mắc " bạn ấy chưa hề có giải thích nào sau khi nộp đơn xin nghỉ việc, là sao ?"

Được Sếp dành cho tình cảm nhiều quá - đôi khi cũng mệt nhỉ? Si nghĩ, si nghĩ tương lai khi nghỉ việc thì sẽ làm gì nà.
 
Sửa lần cuối:

Chibi14

Member
Ở công ty cũ, sau khi thấy bác Sếp không tham gia vào buổi tiệc chia tay của nhân viên nghỉ việc, em có hỏi người Nhật khác thì được giải thích nếu tham gia thì có nghĩa là ủng hộ cho việc nhân viên đó nghỉ việc. Nhưng vào ngày cuối cùng của nhân viên đó, thì vẫn có nghi lễ tặng hoa và quà chia tay nhân viên. Mọi sự gặp mặt sau đó chỉ là xã giao mấy câu chào là hết. Công ty lớn, nghỉ việc cũng nhiều với nhiều lí do khác nhau trong đó lí do sang Nhật cùng chồng cũng có, nhưng Sếp không tham gia tiệc chia tay nào cả.

Tình huống của em ở công ty cũ, vào công ty với tư cách nhân viên phòng nhân sự. Nhưng do công ty đang hình thành rất nhiều bộ phận kỹ thuật mới, trợ lý kỹ thuật người Nhật rất nhiều mà phiên dịch thì không tuyển được nên Sếp bên bộ phận kỹ thuật đề xuất với Sếp em - mượn tạm thời cho đến khi tuyển được phiên dịch. Phòng nhân sự lúc đó đang sử dụng nhiều dịch vụ thuê ngoài nên vẫn có thể điều tiết được. Sau khi hỗ trợ dịch 1 thời gian, có phiên dịch mới vào nhưng xếp vào các bộ phận khác chưa đủ nên ko có người thay thế em. Em có đề xuất với Sếp của mình quay lại phòng nhân sự, Sếp nói rất mong hỗ trợ 1 thời gian đó. Lúc đó, em nghĩ bây giờ 1 phiên dịch mới vào dịch có lẽ cũng khó khăn cho bạn í và cho các bạn kỹ thuật, nên đã tiếp tục hỗ trợ cho bộ phận đó vững vàng 1 chút. Quay nhìn lại bộ phận nhân sự mọi thứ cũng đã dần đi vào ổn định, các công việc đều đã có người phụ trách. Em có chia sẻ với 1 anh Nhật là có lẽ sẽ rời công ty để phát triển bản thân hơn nhưng hơi áy náy với việc nghỉ việc. Anh nói cũng thấy tiếc cho em nếu cứ làm ở đây, do vậy cứ đi và anh luôn hỗ trợ em. Anh kể rằng quan niệm làm việc cả đời cho một công ty của Nhật giờ cũng đã dần thay đổi. Như bố anh, cho đến khi nghỉ hưu cũng trải qua 3 công ty đấy. Một thời gian sau em có nộp đơn xin nghỉ việc và trình bày lí do với Sếp em. Sếp em có nói là bây giờ quay trở lại phòng nhân sư rồi Sếp sẽ bố trí công việc cho. Em hỏi cụ thể là công việc gì thì Sếp nói, tạm thời cứ quay lại đã rồi sau sẽ tính. Nhìn lại thì chả có công việc gì dành cho mình, em nói mọi thứ đã ổn định nên em ko muốn xáo trộn nữa. Sếp hỏi, nếu đi rồi sau này công ty cần thì có quay lại nữa không? (thực ra câu này sau này có hỏi khá nhiều người khi nghỉ việc). Chốt lại là em nghỉ việc. Nhưng sau đó, Sếp em không hề thông báo gì với bác Sếp ở bộ phận kỹ thuật. Em nghĩ là Sếp em sẽ nói, nhưng đến gần hôm em nghỉ bác Sếp ở bộ phận kỹ thuật mới biết việc này; còn mọi người trong bộ phận đều biết và đều ủng hộ quyết định của em. Sau đó, em gặp Sếp em hoặc mấy bác ở bộ phận khác vẫn nói chuyện bình thường.
 
Sửa lần cuối:

kamikaze

Administrator
- Giải trình lí do nghỉ việc:
Theo quan điểm của cá nhân em, cách quan tâm về lí do nghỉ việc của Sếp và đồng nghiệp ở Nhật và Việt có lẽ là khác nhau. Việc nghỉ việc của 1 nhân viên có lẽ cũng ảnh hưởng ít nhiều đến dòng chảy công việc trong công tỵ Nhưng hình như ở Việt Nam có suy nghĩ: nếu nhân viên đã muốn nghỉ việc thì ko níu kéo, ko có người này thì có người khác (dù đôi khi có tiếc nuối), sự thích ứng trong công việc của người Việt khá cạo >> quan tâm vì tò mò. Còn ở Nhật với quan niệm gắn kết lâu dài giữa công ty và nhân viên, lo ngại việc nhân viên mới ko thể đảm nhận ngay công việc của người cũ (thời gian đào tạo khá dài)>>quan tâm vì lo sợ ảnh hưởng đến công việc.
Về lí do nghỉ việc:
+ Nếu nhân viên có điều gì đó không bằng lòng với công ty, nhưng vẫn muốn tiếp tục gắn bó với công ty thì có lẽ họ đã trực tiếp trao đổi với Sếp; không đến mức đệ đơn xin nghỉ ngay. Khi đã đệ đơn xin nghỉ thì có lẽ cũng hiếm người vì vài lời thuyết phục sau đó mà ở lại.
+ Nghỉ việc vì có những mâu thuẫn ko thể hòa hợp về cách làm việc, chiến lược kinh doanh hay công việc ko đúng như hợp đồng, ko có cơ hội phát triển bản thân. Thực tế, khi nhân viên đã có ý định ra đi thì trước sau họ cũng ra đi. Công ty muốn biết lí do có lẽ chỉ để đưa ra được những chính sách, thay đổi hợp lý trong tương lai nhằm giữ chân nhân tài.
Theo em hiểu thì sau khi đệ đơn xin nghỉ việc trước bao nhiêu ngày theo luật quy định thì mới có căn cứ nói với đồng nghiệp thời gian sẽ nghỉ, lí do muốn nghỉ (thường là lí do cá nhân, lí do gia đinh..). Có tình huống lúc trước như này, nhân viên cũng nói sơ qua với đồng nghiệp về ý định nghỉ việc... chưa kịp nói với Sếp Việt thì hôm sau đã được Sếp gọi lên trách cứ là tại sao mọi người đã biết hết chuyện nhân viên này nghỉ việc mà Sếp chưa được biết gì.
Về cách viết đơn xin nghỉ việc form tiếng Nhật và Việt em thấy đều giống nhau về lí do - chỉ cần nêu lí do cá nhân, lí do gia đình; ko cần nêu cụ thể lí do là gì. Nếu Sếp muốn biết thì sẽ trao đổi sau đó, nhưng ở trường hợp của bạn này sau khi bạn đó nộp đơn xin nghỉ việc, Sếp ko hề nói gì ngoài việc chỉ thị người khác nhận bàn giao. Du muốn hay không muốn thì khi nhân viên xin nghỉ đúng luật công ty vẫn phải chấp nhận; nhưng đến ngày nghỉ Sếp nói rằng công ty chưa xác nhận việc bạn ấy nghị Chỗ này hơi vô lý, vì có thể đơn phương chấm dứt theo đúng luật. Hơn nữa công ty chưa xác nhận, tại sao lại chỉ thị người khác nhận bàn giao:D. Hơn nữa, Sếp còn nói rằng bạn ấy chưa hề có giải thích nào sau khi nộp đơn xin nghỉ việc, là sao ?

Được Sếp dành cho tình cảm nhiều quá - đôi khi cũng mệt nhỉ? Si nghĩ, si nghĩ tương lai khi nghỉ việc thì sẽ làm gì nà.

Ở Nhật với những ông sếp bình thường, ở những công ty bình thường thì khi nhân viên xin nghỉ việc và biết không thể níu kéo được công ty họ cũng không níu kéo bởi lẽ họ cho rằng nếu không còn tâm ở lại với công ty nữa thì làm việc cũng không hiệu quả.

Nhưng thực tế thì lại có những ông Sếp và những công ty không bình thường. Trường hợp này họ sẽ tìm mọi cách níu kéo, làm khó dễ và thậm chí "thù hận" nhân viên. Và dù biết rằng có hỏi lý do người nghỉ việc cũng ít khi khai thật ra nhưng họ vẫn tìm cách hỏi.

Nói chung trường hợp @Chibi14 nêu ra trên đây thuộc kiểu "không bình thường". Nhưng rất tiếc là số người "không bình thường" chiếm khá nhiều % trong các công ty vừa và nhỏ tại Nhật nói chung trong số người Nhật làm việc ở Việt Nam nói riêng.
 
Sửa lần cuối:

kingwizard

New Member
Giờ hơi trễ nhưng post bài đầu tiên trong năm mới, chúc forum ngày càng phát triển, chúc bác kazekami sức khỏe dồi dào.
Chả là tuần sau bắt đầu nghỉ việc rồi, mà chắc dc mọi người yêu quý nên được làm 2-3 cái tiệc chia tay lận, toàn đánh lẻ từng nhóm, chứ ko phải toàn cty. và có cả giám đốc nữa. Mình thì tiếng Nhật hơi kém trong khoản từ vựng ngoài công việc, cũng goole rồi mà ko ra, nên lên đây nhờ mọi người chỉ vài câu nói, đại loại là : trong thởi gian qua đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, hay mấy câu thường dùng trong trường hợp này.
Cám ơn mọi ngưởi rất nhiều
 

kamikaze

Administrator
Câu cửa miệng:
(今まで)大変お世話になりました。ありがとうございました。

Lưu ý: Gửi sai mục rồi nên đừng gửi thêm vào đây nữa.
Nếu muốn trao đổi về tiếng Nhật thì nên gửi qua mục tiếng Nhật nhé.
 

Bài viết liên quan

Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Tâm lý người tiêu dùng cải thiện trong tháng thứ hai liên tiếp vào tháng 6, giá gạo và xăng tăng chậm lại.
Nhật Bản : Tâm lý người tiêu dùng cải thiện trong tháng thứ hai liên tiếp vào tháng 6, giá gạo và xăng tăng chậm lại.
Theo Khảo sát xu hướng người tiêu dùng tháng 6 do Văn phòng Nội các công bố vào ngày 1, Chỉ số tâm lý người tiêu dùng (hộ gia đình có hai người trở lên, điều chỉnh theo mùa), cho biết tâm lý người...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Giá đất mặt tiền tại Tokyo tăng 8,1%, đứng đầu cả nước , giá trung bình cũng tăng trong năm thứ tư liên tiếp.
Nhật Bản : Giá đất mặt tiền tại Tokyo tăng 8,1%, đứng đầu cả nước , giá trung bình cũng tăng trong năm thứ tư liên tiếp.
Vào ngày 1, Cơ quan Thuế quốc gia đã công bố giá đất mặt tiền năm 2025, là cơ sở tính thuế thừa kế và thuế tặng cho. Giá trung bình toàn quốc tăng 2,7% theo năm, mức tăng lớn nhất kể từ năm 2010...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Giá gạo trung bình toàn quốc giảm tuần thứ 5 liên tiếp , giảm 119 yên so với tuần trước, còn 3.801 yên cho 5 kg.
Nhật Bản : Giá gạo trung bình toàn quốc giảm tuần thứ 5 liên tiếp , giảm 119 yên so với tuần trước, còn 3.801 yên cho 5 kg.
Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản đã công bố giá trung bình của 5 kg gạo được bán tại các siêu thị trên toàn quốc từ ngày 16 đến ngày 22 tháng 6 . Giá là 3.801 yên bao gồm thuế, giảm 119 yên...
Thumbnail bài viết: Tiêu thụ hàng nhập khẩu giảm đột ngột , lợi nhuận hoạt động của Takashimaya giảm 27% trong tháng 3-5 .
Tiêu thụ hàng nhập khẩu giảm đột ngột , lợi nhuận hoạt động của Takashimaya giảm 27% trong tháng 3-5 .
Hiệu suất hoạt động của các cửa hàng bách hóa lớn đang giảm sút do lượng tiêu thụ hàng nhập khẩu ( từ khách tham quan) đối với các mặt hàng có giá trị cao chậm lại. Takashimaya và J. Front...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : 20.000 yên là không đủ ! Gánh nặng thuế tiêu dùng hàng năm đối với chi phí thực phẩm.
Nhật Bản : 20.000 yên là không đủ ! Gánh nặng thuế tiêu dùng hàng năm đối với chi phí thực phẩm.
Trong bài phát biểu tại thành phố Gojo, tỉnh Nara vào ngày 29, Tổng thư ký Moriyama Hiroshi của Đảng Dân chủ Tự do đã bày tỏ sự phản đối đối với việc cắt giảm thuế tiêu dùng mà các đảng đối lập...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : 10% dịch vụ chăm sóc y tế tại các phòng khám có "giá trị thấp" , 100 tỷ yên lãng phí vào các đơn thuốc không hiệu quả.
Nhật Bản : 10% dịch vụ chăm sóc y tế tại các phòng khám có "giá trị thấp" , 100 tỷ yên lãng phí vào các đơn thuốc không hiệu quả.
Có bao nhiêu "dịch vụ chăm sóc y tế giá trị thấp" hoặc không có lợi cho sức khỏe của bệnh nhân được cung cấp tại Nhật Bản? Một nhóm từ Đại học Tsukuba và những nhóm khác đã tiến hành làm rõ vấn đề...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : 84% doanh nghiệp vừa và nhỏ có kế hoạch trả "tiền thưởng mùa hè". 36% có kế hoạch tăng, phần lớn nói "không thay đổi".
Nhật Bản : 84% doanh nghiệp vừa và nhỏ có kế hoạch trả "tiền thưởng mùa hè". 36% có kế hoạch tăng, phần lớn nói "không thay đổi".
Vào ngày 25 tháng 6, trang web tìm kiếm việc làm En Japan đã công bố kết quả khảo sát về tình hình thực tế của các kế hoạch tiền thưởng mùa hè dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ vào năm 2025. Theo...
Thumbnail bài viết: Một thảm họa lớn ở Nhật Bản vào tháng 7 ? Bối cảnh của sự lan truyền của tin đồn sai sự thật.
Một thảm họa lớn ở Nhật Bản vào tháng 7 ? Bối cảnh của sự lan truyền của tin đồn sai sự thật.
Một "lời tiên tri" rằng một thảm họa lớn sẽ xảy ra ở Nhật Bản vào tháng 7 năm 2025 đã lan truyền ở Hồng Kông và những nơi khác, và ngày càng có nhiều người hủy chuyến đi đến Nhật Bản. Cơ quan Khí...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Xếp hạng các tỉnh có tỷ lệ kết hôn quốc tế cao! Những thay đổi đáng ngạc nhiên trong năm 2019 và 2023.
Nhật Bản : Xếp hạng các tỉnh có tỷ lệ kết hôn quốc tế cao! Những thay đổi đáng ngạc nhiên trong năm 2019 và 2023.
Kể từ năm 2017, giải thích trong các báo cáo của viện nghiên cứu và các nguồn khác bằng chứng rằng nguyên nhân chính khiến tỷ lệ sinh giảm về mặt thống kê của Nhật Bản là "những người chưa kết...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Nhiệt độ trung bình từ tháng 7 đến tháng 9 cao hơn mức trung bình trên toàn quốc,cẩn thận với mức nhiệt cực đoan 40 độ.
Nhật Bản : Nhiệt độ trung bình từ tháng 7 đến tháng 9 cao hơn mức trung bình trên toàn quốc,cẩn thận với mức nhiệt cực đoan 40 độ.
Theo Weathernews công bố, nhiệt độ từ tháng 7 đến tháng 9 năm 2025 dự kiến sẽ cao hơn mức trung bình trên toàn quốc, một số khu vực dự kiến sẽ trải qua "mức nhiệt cực đoan" khoảng 40 độ và tuyên...
Your content here
Top