Thị trường phần mềm Nhật Bản mở cửa đón VN

Thị trường phần mềm Nhật Bản mở cửa đón VN

Cơ hội lớn, nắm bắt được không?

Theo Hiệp hội Dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT) Nhật Bản, VN đang nổi lên trở thành một trong những lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp (DN) CNTT Nhật Bản về gia công phần mềm.

Song liệu các DN phần mềm VN có đáp ứng được những đòi hỏi của một thị trường vốn “khó tính” như Nhật Bản? Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Koichi Mukai, tổng giám đốc Liên doanh phần mềm Việt - Nhật, cho biết:

- Sau thị trường Trung Quốc và Ấn Độ, các DN Nhật đang quan tâm tới việc chuyển các đơn đặt hàng gia công phần mềm đến thị trường VN. Mục tiêu của công ty chúng tôi là hợp tác với thị trường Nhật nên chúng tôi đưa kỹ sư tin học của VN sang Nhật để đào tạo tiếng Nhật, làm việc tại các công ty Nhật trong vòng hai năm nhằm học kinh nghiệm. Sau đó họ sẽ trở về VN để phụ trách các dự án làm phần mềm cho thị trường Nhật.

ImageView.aspx

Ông Koichi Mukai

* Theo ông, đâu là thế mạnh để các DN phần mềm VN tạo sự chú ý cho cộng đồng DN CNTT Nhật?

- Đó là vấn đề giá thành. Từ trước đến nay Trung Quốc có lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực gia công phần mềm, tuy nhiên gần đây giá nhân công của Trung Quốc có chiều hướng tăng, đồng nhân dân tệ lại tăng giá. Trong khi đó VN vẫn còn lợi thế cạnh tranh về giá thành. Một lý do nữa là yếu tố con người. Người VN siêng năng và cần mẫn, có nhiều điểm tương đồng với người Nhật chúng tôi.

* Ông có thể cho một cái nhìn thẳng thắn đâu là điểm yếu của các DN phần mềm cũng như nguồn nhân lực của VN?

- Hiện nay các DN phần mềm VN tập trung nhiều vào lĩnh vực lập trình, nhưng lĩnh vực thiết kế hệ thống đòi hỏi trình độ cao hơn lại rất ít người có kinh nghiệm. Điều này khiến VN rất khó thực hiện các dự án Thị trường phần mềm Nhật Bản đạt 140 tỉ USD/năm, trong đó giá trị gia công phần mềm ở nước ngoài khoảng 3 tỉ USD/năm. Theo đánh giá của giới chuyên môn, thị trường VN có khả năng chiếm được 10%, tức 300 triệu USD/năm giá trị gia công phần mềm cho Nhật.

Theo Hội Tin học TP.HCM, thị trường công nghệ thông tin VN đạt doanh số 685 triệu USD. Giá trị gia công phần mềm xuất khẩu năm 2004 đạt 45 triệu USD (chiếm khoảng 25% tổng doanh thu công nghiệp phần mềm), tăng 50% so với năm trước. Trong hai năm liên tiếp gia công xuất khẩu phần mềm VN giữ được mức tăng trưởng này.

phần mềm qui mô lớn. Nhận ra vấn đề cốt lõi là nguồn nhân lực thiếu kinh nghiệm, các DN VN cần tranh thủ nhiều hợp đồng từ các DN nước ngoài và qua đó dần dần đội ngũ nhân lực kỹ sư của VN sẽ có kinh nghiệm. Và cũng từ đó VN sẽ thu hút được các dự án có qui mô lớn hơn.

* Ông nhận định như thế nào về khả năng cạnh tranh của nguồn nhân lực VN với các nước láng giềng trong khu vực?

- Xét về năng lực và trình độ CNTT, chúng tôi thấy nguồn nhân lực của Ấn Độ được coi là “có giá”. Kế đến là Trung Quốc. Nguồn nhân lực của Singapore và Hàn Quốc cũng rất tốt. Tuy nhiên, nguồn gia công phần mềm của Nhật chuyển sang các nước này không nhiều lắm.

Từ trước đến nay nhiều DN Nhật chuyển những hợp đồng gia công phần mềm sang thị trường Trung Quốc là vì rất nhiều người Trung Quốc biết tiếng Nhật. Đây là điều các DN ở các quốc gia cần quan tâm khi muốn hợp tác kinh tế với Nhật. Chúng tôi hi vọng ngày càng có nhiều người VN quan tâm và học tiếng Nhật, có thể làm việc bằng tiếng Nhật.

* Xin cảm ơn ông.

(Theo Tuổi Trẻ)
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top