Thiết bị hi-tech thế hệ mới: Vĩnh biệt dây dẫn!

Thiết bị hi-tech thế hệ mới: Vĩnh biệt dây dẫn!

Lướt qua tất cả những thiết bị mới nhất, cool nhất tại triển lãm công nghệ Tokyo, bạn sẽ thấy chúng 100% di động và 100% sử dụng kết nối không dây. Không còn nghi ngờ gì nữa: dây dẫn đang từng bước bị loại ra khỏi cuộc chơi.

Những công nghệ kết nối không dây như Bluetooth, Wi-Fi, WiMax, WiBro đang biến dây cáp dần trở thành dĩ vãng. Hãy xem xét thử trường hợp chiếc camera số Ixy Wireless của Canon : sử dụng công nghệ Wi-Fi kết hợp với PictBridge, nó cho phép người dùng gửi ảnh trực tiếp từ camera tới máy in mà chẳng cần thông qua PC hay cáp nối.

Thế nhưng, cũng xin lưu ý rằng dù sản phẩm của bạn có di động đến mức nào, ít ra vài tiếng một lần, chúng cũng cần phải được sạc lại pin một lần. Pin nhiên liệu đang được kỳ vọng là công nghệ giúp kéo dài khoảng thời gian ngắn ngủi này, nhưng nhanh nhất cũng phải vài năm nữa, pin nhiên liệu mới thực sự phổ cập. Thôi thì trong lúc chờ đợi, hãy cứ tạm bằng lòng với công nghệ pin thường đã vậy.

Hãy cùng PC World điểm qua những gương mặt "anh tài" nổi bật nhất.

1. Pin Sạch của Sanyo

images821131_eneloop161105.jpg


Hẳn bạn sẽ nhún vai: Pin thì có gì thú vị cơ chứ? Nhưng quả thật, Eneloop của Sanyo rất đáng để bạn ngó qua một lần.

Với Eneeloop, công nghệ pin nickel thông thường đã được cải tiến đến mức tối đa để pin không bị thất thoát năng lượng khi không sử dụng. Điều đó đồng nghĩa với việc Sanyo có thể sạc đầy pin từ trong nhà máy và ngay khi bạn bỏ tiền ra mua sản phẩm, bạn đã có thể sử dụng chúng luôn - thay vì sạc liên tục 3 tiếng trước khi dùng lần đầu như hiện nay.

Pin Eneloop hiện đã có mặt trên thị trường Nhật Bản. Một bộ 2 cục pin AA + bộ sạc có giá 10 USD. Nếu mua pin riêng, bạn sẽ mua theo đơn vị vỉ 4 hoặc 8 cục. Pin AAA sẽ được tung ra vào tháng 1/2006 với giá khoảng 8 USD/bộ.

2. Máy ảnh số DSC- T9 của Sony

images821133_sony161105.jpg


Mẫu máy ảnh số mới nhất của Sony, DSC-T9 là tất cả những gì một tay ảnh nghiệp dư mong đợi. Những tấm ảnh nhòe nhoẹt vì kỹ thuật chụp không đúng sẽ là dĩ vãng, bởi DSC-T9 bao gồm tới 2 hệ thống chống nhòe: một bù đắp cho những tấm bị rung tay, còn một hệ thống chịu trách nhiệm "nắm bắt" các vật thể chuyển động nhanh.

Với kích thước chỉ nhỏ như một tấm thẻ tín dụng, DSC-T9 có độ phân giải 6 megapixel và màn hình LCD 2,5 inch. Nó sẽ được bày bán trên thị trường Nhật từ ngày 18/11 với giá khoảng 400 USD. DSC-T9 sẽ có mặt tại Châu Âu, Úc và châu Á vào cuối năm nay.

3. Canon Ixy Digital không dây

images821137_canon161105.jpg


Ixy Digital không dây là chiếc máy ảnh số đầu tiên của Canon có tích hợp Wi-Fi và cho phép người dùng tự động truyền ảnh tới máy tính thông qua kết nối không dây. Bộ adapter đi kèm với máy sẽ cho phép bạn in ảnh không dây nhờ công nghệ PictBridge.

Ixy có bộ cảm biến hình ảnh 5 megapixel và ống kính zoom quang 3x. Nó sẽ có mặt tại Nhật từ tháng 12 với giá khoảng 433 USD. Ngoài ra, Canon cũng có kế hoạch ra mắt sản phẩm này tại Mỹ, châu Âu và các nước châu Á, tuy nhiên thời gian cụ thể chưa được công bố.

4. Điện thoại Sanyo W33SA

images821139_PCW-sanyoPhone161105.jpg


Sanyo vừa công bố con máy di động đầu tiên của Nhật Bản tương thích với truyền hình số mặt đất. Những hình ảnh sắc nét như DVD của truyền hình số mặt đất sẽ được hiển thị trên màn hình W33SA khi bạn đang rong ruổi trên đường đi chuyển. Nhưng tin hay nhất là khác với các dịch vụ video theo yêu cầu 3G khác, chương trình này xem không mất tiền.

Nhật, Hàn Quốc và một số nước châu Âu đang tiến hành thử nghiệm dịch vụ truyền hình số mặt đất - di động kiểu này, vì thế, chắc chắn trong vài tháng tới, những model ĐTDĐ tương tự như W33SA sẽ tiếp tục xuất hiện.

Đa số các dòng điện thoại cao cấp hiện nay chỉ có thể hiển thị truyền hình analog mà tuổi thọ pin cũng rất ngắn. Sanyo có vẻ khá hơn một chút: bạn có thể xem truyền hình chất lượng cao liên tục trong 2 tiếng 45 phút mà không cần sạc lại. Thế nhưng W33SA không nhẹ chút nào - gần 150 gr. Sản phẩm sẽ có mặt ở Nhật vào tháng 12.

5. Thiết bị chơi game mini Shanda EZ

images821145_ezmini161105.jpg


Được công bố lần đầu tại triển lãm công nghệ Bắc Kinh, mẫu game console mini này của Shanda Interactive Entertainment ngay lập tức thu hút khách tham quan.

Thoạt nhìn, EZ Mini giống hệt PSP của Sony - một hình thức có thể khiến các fan trung thành của PSP phiền lòng. Cũng như PSP, EZ Mini có một màn hình LCD trung tâm, hai bên là các hàng phím bấm để điều khiển. EZ Mini cũng được trang bị cả Wi-Fi lẫn Bluetooth, chơi được cả file nhạc Windows Media Audio, hiển thị sách điện tử và xem được cả video dưới định dạng DivX , MPEG-4 và Windows Media Video.

EZ Mini sẽ được bán tại Trung Quốc vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau.

6. ĐTDĐ Samsung SCH-V8400

images821143_PCW-samsungPhone161105.jpg


Mẫu ĐTDĐ mới nhất từ Samsung, SCH-V8400, được hãng quảng cáo là chiếc điện thoại nắp trượt mỏng nhất thế giới, cạnh tranh với điện thoại siêu mỏng vỏ gập RAZR của Motorola. Có kích thước gần như tương đương với đối thủ, SCH-V8400 chỉ dày 0,6 inch (chưa đến 15mm), dài hơn Razr không đáng kể nhưng bề ngang hẹp hơn và có trọng lượng nhẹ hơn.

SCH-V8400 được thiết kế để hoạt động trên nền mạng CDMA, với các tính năng: camera 1,3 megapixel, nghe nhạc MP3, phần mềm Picsel cho phép duyệt file văn bản, Adobe PDF và Microsoft Word, Excel cùng PowerPoint. Giá của nó khoảng từ 700-800 USD.

7.Pin nhiên liệu Hydrogen Canon

Canon mang đến triển lãm lần này một phiên bản mẫu của pin nhiên liệu hydrogen dành riêng cho các thiết bị điện tử di động ngốn nhiều điện năng, chẳng hạn như máy ảnh số. Là kết quả của nhiều năm nghiên cứu, loại pin này hiện cung cấp một lượng điện năng tương đương với pin sạc Lithium-ion cùng kích cỡ, tuy nhiên mục tiêu của Canon là phải cao gấp 3-5 lần. Phần lớn các loại pin nhiên liệu đang được phát triển hiện nay sử dụng methanol làm nguyên liệu chính, song sản phẩm của Canon lại chọn hydrogen.

(Theo PC World)
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top