Trong hành trình về Việt Nam sau chuyến thăm Mỹ và Canada, Thủ tướng Phan Văn Khải sẽ có cuộc gặp với Thủ tướng Nhật Koizumi khi dừng chân tại thủ đô Tokyo ngày 1/7, trong năm giờ.
Trước khi lên đường trở về Nhật tham gia sự kiện này, đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Hattori Norio đã có cuộc trao đổi với phóng viên báo chí.
Thưa đại sứ, giới quan sát nhận định rằng Thủ tướng Phan Văn Khải và Thủ tướng Nhật Bản Koizumi tiến hành các cuộc gặp khá thường xuyên?
Theo tôi được biết, Thủ tướng Phan Văn Khải và Thủ tướng Koizumi đã thiết lập một mối quan hệ cá nhân rất gần gũi. Hai thủ tướng tin cậy lẫn nhau và coi nhau như bạn bè. Vì vậy, cả hai ông đều cảm thấy việc gặp nhau càng thường xuyên càng tốt, là cần thiết và quan trọng.
Chúng tôi đã đưa lời mời muốn đón tiếp ngài Thủ tướng Việt Nam khi ông dừng chân tại Nhật trên đường đi công du Mỹ và Canada hoặc trên đường về. Thủ tướng Koizumi sẽ mở tiệc tối chiêu đãi Thủ tướng Phan Văn Khải tại dinh thự chính thức của Thủ tướng.
Dinh thự vừa được nâng cấp, do vậy ngài Thủ tướng Việt Nam sẽ là khách mời đặc biệt tại ngôi nhà mới sửa của thủ tướng Nhật Bản.
Hai thủ tướng dự kiến trao đổi những vấn đề gì thưa đại sứ?
Tôi chắc hai ông sẽ đề cập đến vấn đề thời sự, nhất là kết quả chuyến thăm Mỹ vừa qua của Thủ tướng Phan Văn Khải. Ngoài ra, hai bên sẽ thảo luận về vấn đề cải cách LHQ, đặc biệt là Hội đồng Bảo an.
Bên cạnh đó là hàng loạt vấn đề thuộc về quan hệ song phương giữa hai nước như đầu tư của Nhật tại Việt Nam, hợp tác trong vấn đề văn hóa và những nỗ lực của Nhật để hỗ trợ Việt Nam gia nhập WTO càng sớm càng tốt.
Sau cùng, Thủ tướng Koizumi sẽ tuyên bố ông muốn nâng tỉ lệ ngân sách dành cho các khoản viện trợ (ODA) từ 0,2% GDP lên đến 0,7% GDP của Nhật. Chúng tôi hi vọng Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ phương châm này.
Thưa đại sứ, phía Nhật Bản quan sát chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Phan Văn Khải như thế nào? Ông bình luận gì về vai trò của Việt Nam trong khu vực, nhất là trong mối quan hệ giữa ASEAN - Trung Quốc - Nhật Bản?
Thủ tướng Phan Văn Khải tới Mỹ là chuyến thăm lịch sử trên mọi khía cạnh và chúng tôi chào mừng Việt Nam và Mỹ cải thiện quan hệ.
Tôi nghĩ với tư cách là một thành viên đầy tích cực của ASEAN, Việt Nam có thể đóng góp rất nhiều cho ổn định trong khu vực.
Nhật Bản muốn và cần tăng cường quan hệ với toàn bộ ASEAN, đặc biệt là với Việt Nam. Giữa Việt Nam và Nhật Bản không hề có các vướng mắc về chính trị và lãnh thổ.
Việc hai nước tăng cường quan hệ mang lại lợi ích cho cả đôi bên. Việt Nam đã bày tỏ rõ quan điểm ủng hộ Nhật Bản trở thành thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ và chúng tôi rất hoan nghênh điều này.
Chưa thể kết thúc đàm phán về WTO nhân chuyến thăm của Thủ tướng Việt Nam tới Mỹ, ông nhìn nhận thế nào về khả năng gia nhập WTO của Việt Nam trong năm nay?
Chúng tôi nhiều lần đã bày tỏ rằng Nhật Bản nỗ lực kết thúc đàm phán về WTO với Việt Nam trước chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Phan Văn Khải nhằm mở cánh cửa giúp Việt Nam có thể thúc đẩy kết thúc đàm phán với các thành viên chủ chốt khác của WTO.
Tôi không rõ tiến trình đàm phán giữa Mỹ và Việt Nam đang đi đến giai đoạn nào. Theo báo chí, hai bên đã đi được 60% chặng đường. Nhưng bên cạnh Mỹ, Việt Nam vẫn còn phải kết thúc đàm phán với một số thành viên khác nữa.
Và trên tất cả, Việt Nam phải hoàn thành cuộc đàm phán đa phương tại Geneva, Thụy Sĩ mà cuộc đàm phán này thậm chí còn khó khăn và phức tạp hơn.
Do vậy, để gia nhập WTO trong năm nay thì rõ ràng còn hàng loạt vấn đề và rào cản mà Việt Nam phải vượt qua. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng việc này là có thể. Mốc 2005 vẫn còn khả thi, phụ thuộc vào nỗ lực của Chính phủ Việt Nam.
Xin cảm ơn đại sứ!
(Theo Cẩm Hà Tuổi Trẻ)
Trước khi lên đường trở về Nhật tham gia sự kiện này, đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Hattori Norio đã có cuộc trao đổi với phóng viên báo chí.
Thưa đại sứ, giới quan sát nhận định rằng Thủ tướng Phan Văn Khải và Thủ tướng Nhật Bản Koizumi tiến hành các cuộc gặp khá thường xuyên?
Theo tôi được biết, Thủ tướng Phan Văn Khải và Thủ tướng Koizumi đã thiết lập một mối quan hệ cá nhân rất gần gũi. Hai thủ tướng tin cậy lẫn nhau và coi nhau như bạn bè. Vì vậy, cả hai ông đều cảm thấy việc gặp nhau càng thường xuyên càng tốt, là cần thiết và quan trọng.
Chúng tôi đã đưa lời mời muốn đón tiếp ngài Thủ tướng Việt Nam khi ông dừng chân tại Nhật trên đường đi công du Mỹ và Canada hoặc trên đường về. Thủ tướng Koizumi sẽ mở tiệc tối chiêu đãi Thủ tướng Phan Văn Khải tại dinh thự chính thức của Thủ tướng.
Dinh thự vừa được nâng cấp, do vậy ngài Thủ tướng Việt Nam sẽ là khách mời đặc biệt tại ngôi nhà mới sửa của thủ tướng Nhật Bản.
Hai thủ tướng dự kiến trao đổi những vấn đề gì thưa đại sứ?
Tôi chắc hai ông sẽ đề cập đến vấn đề thời sự, nhất là kết quả chuyến thăm Mỹ vừa qua của Thủ tướng Phan Văn Khải. Ngoài ra, hai bên sẽ thảo luận về vấn đề cải cách LHQ, đặc biệt là Hội đồng Bảo an.
Bên cạnh đó là hàng loạt vấn đề thuộc về quan hệ song phương giữa hai nước như đầu tư của Nhật tại Việt Nam, hợp tác trong vấn đề văn hóa và những nỗ lực của Nhật để hỗ trợ Việt Nam gia nhập WTO càng sớm càng tốt.
Sau cùng, Thủ tướng Koizumi sẽ tuyên bố ông muốn nâng tỉ lệ ngân sách dành cho các khoản viện trợ (ODA) từ 0,2% GDP lên đến 0,7% GDP của Nhật. Chúng tôi hi vọng Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ phương châm này.
Thưa đại sứ, phía Nhật Bản quan sát chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Phan Văn Khải như thế nào? Ông bình luận gì về vai trò của Việt Nam trong khu vực, nhất là trong mối quan hệ giữa ASEAN - Trung Quốc - Nhật Bản?
Thủ tướng Phan Văn Khải tới Mỹ là chuyến thăm lịch sử trên mọi khía cạnh và chúng tôi chào mừng Việt Nam và Mỹ cải thiện quan hệ.
Tôi nghĩ với tư cách là một thành viên đầy tích cực của ASEAN, Việt Nam có thể đóng góp rất nhiều cho ổn định trong khu vực.
Nhật Bản muốn và cần tăng cường quan hệ với toàn bộ ASEAN, đặc biệt là với Việt Nam. Giữa Việt Nam và Nhật Bản không hề có các vướng mắc về chính trị và lãnh thổ.
Việc hai nước tăng cường quan hệ mang lại lợi ích cho cả đôi bên. Việt Nam đã bày tỏ rõ quan điểm ủng hộ Nhật Bản trở thành thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ và chúng tôi rất hoan nghênh điều này.
Chưa thể kết thúc đàm phán về WTO nhân chuyến thăm của Thủ tướng Việt Nam tới Mỹ, ông nhìn nhận thế nào về khả năng gia nhập WTO của Việt Nam trong năm nay?
Chúng tôi nhiều lần đã bày tỏ rằng Nhật Bản nỗ lực kết thúc đàm phán về WTO với Việt Nam trước chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Phan Văn Khải nhằm mở cánh cửa giúp Việt Nam có thể thúc đẩy kết thúc đàm phán với các thành viên chủ chốt khác của WTO.
Tôi không rõ tiến trình đàm phán giữa Mỹ và Việt Nam đang đi đến giai đoạn nào. Theo báo chí, hai bên đã đi được 60% chặng đường. Nhưng bên cạnh Mỹ, Việt Nam vẫn còn phải kết thúc đàm phán với một số thành viên khác nữa.
Và trên tất cả, Việt Nam phải hoàn thành cuộc đàm phán đa phương tại Geneva, Thụy Sĩ mà cuộc đàm phán này thậm chí còn khó khăn và phức tạp hơn.
Do vậy, để gia nhập WTO trong năm nay thì rõ ràng còn hàng loạt vấn đề và rào cản mà Việt Nam phải vượt qua. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng việc này là có thể. Mốc 2005 vẫn còn khả thi, phụ thuộc vào nỗ lực của Chính phủ Việt Nam.
Xin cảm ơn đại sứ!
(Theo Cẩm Hà Tuổi Trẻ)
Có thể bạn sẽ thích