Thương mại Việt - Nhật: 10 mặt hàng xuất khẩu triển vọng

Thương mại Việt - Nhật: 10 mặt hàng xuất khẩu triển vọng

[wrap]http://www.vneconomy.com.vn/pictures/060309092745_00.jpg[/wrap]Theo đánh giá của Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, quan hệ thương mại Việt-Nhật đang phát triển với tốc độ cao. Nhật luôn duy trì vị trí là một trong 3 thị trường xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam sau Mỹ và EU.

Nếu như kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nhật Bản năm 2000 đạt 4,52 tỷ USD, thì năm 2005 kim ngạch xuất nhập khẩu 2 nước đã đạt hơn 8,163 tỷ USD, tăng gần 2 lần so với năm 2000.

Trong quan hệ thương mại với Nhật Bản, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây luôn đạt tốc độ phát triển khá cao, tăng trung bình từ 15-20% so với năm trước. Trong cán cân thương mại, Việt Nam luôn là nước xuất siêu.

Các số liệu thống kê cho thấy cả năm 2005, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt khoảng 4,56 tỷ USD, tăng 20,3% so với năm 2004 (từ năm 2001 đến nay, lần đầu tiên tốc độ tăng trưởng vượt qua con số 20%).

Về nhập khẩu năm 2005, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản đạt khoảng 3,6 tỷ USD, tăng 15,3% so với 2004. Xuất siêu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt khoảng 960 triệu USD, tăng hơn 43% so với năm ngoái. Nếu trừ dầu thô Việt Nam vẫn xuất siêu trên 370 triệu USD.

Điều đáng lưu ý là kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam không chỉ tăng về kim ngạch đơn thuần mà đang có những bước phát triển tương đối rõ nét về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu. Gần đây, Việt Nam đã xuất khẩu được hoa tươi, hàng may mặc cao cấp, thực phẩm chế biến... sang thị trường Nhật.

Cùng với sự phát triển về mặt hàng xuất khẩu, tỷ lệ gia công nội địa trong sản phẩm xuất khẩu, tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu thành phẩm trong tổng kim ngạch xuất khẩu cũng ngày càng được nâng cao (đặc biệt đối với sản phẩm thủy sản, cơ khí, công nghệ thông tin...).

10 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn của Việt Nam sang Nhật Bản trong năm 2005 được thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản tổng kết gồm:

- Hàng may mặc (đạt 721,7 triệu USD, tăng 8,6% so với năm 2004);
- Hải sản kể cả tôm (đạt 614 triệu USD, tăng 1,9%, trong đó tôm đông lạnh đạt 452 triệu USD, tăng 0,5%);
- Dầu thô (đạt 585 triệu USD, tăng 58,6% do giá dầu thô trên thế giới trong năm 2005 tăng đột biến);
- Hàng dệt thoi (đạt 466 triệu USD, tăng 7,8%);
- Dây cáp điện (đạt 450 triệu USD, tăng 35,4%);
- Than đá (đạt 207,6 triệu USD, tăng 51,8%);
- Đồ gỗ (184,3 triệu USD, tăng 21,0%);
- Hàng dệt kim (đạt 122,5 triệu USD, tăng 16,1%);
- Linh kiện điện tử mạch in (đạt 119 triệu USD, tăng 7,2%).

Qua theo dõi của Thương vụ, trong những tháng cuối năm 2005, mặc dù Nhật Bản thắt chặt lại các biện pháp kiểm tra an toàn thực phẩm đối với tôm nhập khẩu vào Nhật Bản, nhưng tôm xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản từ năm 2004 đến nay đã vươn lên đứng vị trí thứ nhất với thị phần nhập khẩu vào Nhật Bản đạt 23,3%, vượt qua đối thủ lâu nay là Indonesia (khoảng 21%).

Ngoài ra, trong năm 2005, thị phần đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Nhật đã tăng từ vị trí thứ 4 lên thứ 3 (sau Trung Quốc và Đài Loan), hiện đang chiếm 8% thị phần nhập khẩu đồ gỗ của Nhật Bản và đang có xu hướng tăng hơn nữa.

Với nhu cầu nhập khẩu đồ gỗ nội thất, ngoại thất của Nhật Bản là hơn 2,2 tỷ USD/năm và mức độ tăng trưởng xuất khẩu gỗ hiện nay cùng với nỗ lực khai thác thị trường, cải tiến sản phẩm của các doanh nghiệp, Việt Nam có thể vươn lên ngang tầm với Đài Loan năm 2006. Đây là mặt hàng có triển vọng rất lớn để tăng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản vào năm 2006 và những năm sau này.

Cũng theo cơ quan này, 10 mặt hàng (không tính dầu thô) có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu lớn sang thị trường Nhật Bản trong năm 2005 gồm:

- Gạo (tăng 184,3% so với năm 2004, đạt kim ngạch xuất khẩu 27,3 triệu USD);
- Mạch điện tử tích hợp và linh kiện điện tử (tăng 93,3%, đạt 18,4 triệu USD);
- Đồ nhựa gia dụng (tăng 57,5%, đạt 71,3 triệu USD);
- Than đá (tăng 51,8%, đạt 207,6 triệu USD);
- Mô tơ loại nhỏ (tăng 47, 6%, đạt 35,2 triệu USD);
- Dây cáp điện (tăng 35,4%, đạt 450,8 triệu USD);
- Cà phê (tăng 33,7%, đạt 26,5 triệu USD);
- Tơ tằm (tăng 28,5%, đạt 15,7 triệu USD);
- Giày dép (tăng 21,9%, đạt 134 triệu USD);
- Đồ gỗ gia dụng (tăng 21%, đạt 184 triệu USD).

Trong khi đó, mặt hàng mây tre xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đang có xu hướng chững lại. Bên cạnh các nguyên nhân khách quan là nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này của Nhật Bản đang giảm đều (từ năm 2002 đến nay, hàng năm nhu cầu tiêu dùng của Nhật giảm khoảng 9-10%).

Theo nhận định của Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, tốc độ xuất khẩu mặt hàng mây tre không tăng còn do nguyên nhân chủ quan là mẫu mã của Việt Nam còn nghèo nàn và giá cả chưa cạnh tranh được với Trung Quốc và Philippines.

Do đó, cơ quan này đã khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam cần phải chú trọng hơn nữa đến việc cải tiến mẫu mã để kích cầu tiêu dùng, đặc biệt cần tăng cường sáng tạo việc kết phối nguyên liệu trên 1 sản phẩm để làm tăng giá trị sản phẩm và tạo ra sản phẩm mới.

Theo Vneconomy
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top