Xã hội Tìm hiểu về EXPO và công tác chuẩn bị cho EXPO Osaka 2025 (Phần 1)

Xã hội Tìm hiểu về EXPO và công tác chuẩn bị cho EXPO Osaka 2025 (Phần 1)

2020 là một con số đẹp. Năm 2020 cũng mở ra một thập kỷ mới trong thế kỉ 21. Vì thế mà nhiều nước đua tranh để tổ chức những sự kiện lớn mang tầm quốc gia trong năm nay, như Olympic, Euro,… Nhưng hầu như tất cả đều bị hoãn lại do đại dịch Covid-19. Gần đây, trong một thông cáo chính thức, EXPO 2020 ở Dubai cũng bị hoãn lại.

EXPO là một sự kiện lớn sẽ được Osaka đăng cai tổ chức vào năm 2025. Vậy EXPO là sự kiện gì? Có ý nghĩa như thế nào với kinh tế Nhật Bản? Osaka đang chuẩn bị như thế nào cho sự kiện này? Thông Tin Nhật Bản sẽ tổng hợp lại để những độc giả quan tâm về Nhật Bản theo dõi.



Kì 1: EXPO và lịch sử hình thành của nó cùng với mối liên hệ với Nhật Bản

5 câu hỏi và giải đáp của giáo sư Sano Mayuko thuộc khoa Nghiên cứu giáo dục của Đại học Kyoto dưới đây tóm lược lịch sử EXPO và cái nhìn tổng quát về sự kiện này

1/ EXPO là gì?

EXPO là triển lãm quốc tế do một quốc gia tổ chức. Đây là sự kiện chính thức mang tầm quốc tế duy nhất được tham gia theo đơn vị quốc gia, mời chào sản phẩm đến các nước khác thông qua con đường ngoại giao. Sự kiện này được tổ chức bởi Cục Triển lãm quốc tế thành lập vào năm 1931, dựa theo hiệp ước giữa nhiều nước gọi là “Hiệp ước về triển lãm quốc tế” được kí kết vào năm 1928.


2/ EXPO là ý tưởng của Vương tế Albert – chồng nữ hoàng Victoria nước Anh, được tổ chức ở Luân Đôn vào năm 1851. Nhưng nó xuất phát từ động cơ gì? Hay chỉ mang mục đích phô trương kĩ thuật tiên tiến của Vương quốc Anh lúc bấy giờ?

Thực sự, động cơ ban đầu của nó khá trong sáng. EXPO từng được nói khá nhiều như một nơi của uy quyền quốc gia đậm tính chủ nghĩa đế quốc. Đương nhiên, cũng có thời kì nó mang hơi hướng của những điều như thế. Tuy nhiên, khi lần theo những ghi chép của các nhà tổ chức triển lãm tại Luân Đôn, có thể thấy những bàn luận về việc họ chỉ muốn làm một cuộc triển lãm lớn, trưng bày nhiều sản vật. Và ngay từ đầu nó chỉ được tổ chức theo nguyện vọng “Muốn hiểu biết về thế giới, mang theo nhiều thứ và bày ra cho mọi người xem”. Thêm nữa, khi tập trung nhiều sản phẩm trên khắp thế giới, trưng bày ra những thành quả sản xuất và kỹ thuật tân tiến thì dần dần theo dòng chảy của tự nhiên, nó liên hệ mật thiết với uy tín quốc gia.


3/ EXPO bắt nguồn ở Luân Đôn vào năm 1851, tại sao trải qua 80 năm sau nó lại trở thành một sự kiện được tổ chức theo hiệp ước mang tính quốc tế?

Xét về mặt kinh tế và cả nguồn nhân lực thì ban đầu, chỉ có quốc gia mới có thể tổ chức sự kiện, tập hợp và trưng bày sản phẩm trên khắp thế giới. Nhưng dần dần trong nhân dân cũng có thể thực hiện điều tương tự và những sự kiện tương tự ra đời.

Khi xem lại những ghi chép về EXPO thời đó, có thể nhận thấy những người có liên quan với EXPO có ý muốn rõ ràng về việc tách bạch EXPO với những hội chợ thương mại hay sự kiện dân gian kiểu như thế. Và cũng bởi lẽ họ xác định rõ ràng EXPO là sự kiện mang tầm quốc gia, nên họ đã hệ thống hóa bằng việc kí kết một hiệp ước giữa nhiều quốc gia.


4/ Ở Nhật Bản, EXPO được tổ chức lần đầu tiên là EXPO Osaka năm 1970. Vậy trước đó Nhật Bản có hoạt động dự tranh đăng cai EXPO hay không?

Một lần vào thời Minh Trị, Nhật đã có một kế hoạch đầy mộng tưởng cho EXPO năm 1940. Tuy nhiên đã không thể thực hiện khi Nhật bước vào thời kì chiến tranh Nhật Trung. Dù vậy, công tác chuẩn bị cho sự kiện đã được tiến hành tới giai đoạn bán vé vào cổng cho khách. Lúc đó, sự kiện không phải bị hủy mà chỉ bị hoãn lại. Vì thế mà vé vào cổng cho sự kiện năm 1940 đã có thể dùng để vào cổng EXPO Osaka năm 1970! Câu chuyện thật thú vị.


5/ EXPO Osaka năm 1970 là EXPO đầu tiên được tổ chức ở châu Á. Khi nhìn lại thì đây là sự kiện có ý nghĩa lịch sử như thế nào?

EXPO phản ánh những vấn đề và cấu trúc xã hội quốc tế thời đó. Từ những năm 60 đến những năm 70 là thời kì hàng loạt vùng thuộc địa tuyên bố độc lập, số quốc gia trên hành tinh tăng lên nhanh chóng.

Trong bối cảnh đó, EXPO Montreal được tổ chức vào năm 1967 ở Canada là thuộc địa cũ của Anh, và năm 1970, EXPO Osaka lần đầu tiên được tổ chức ở châu Á. EXPO Osaka đưa ra đề tài “Hòa hợp và tiến bộ của nhân loại”. Cục diện thế giới vốn đang bị chi phối trong tay một số ít quốc gia phát triển bỗng chốc thay đổi hoàn toàn vì hàng loạt quốc gia mới ra đời. Cho đến lúc đó, ý nghĩa việc Nhật Bản gia nhập vào nhóm các nước phát triển được nhấn mạnh. Nhưng cách nhìn mang tính lịch sử thế giới với ý nghĩa một EXPO phản ánh đậm nét sự biến hóa cấu trúc xã hội quốc tế cũng là một điều quan trọng.

Thêm nữa, EXPO Osaka 1970 cũng là cơ hội khai thác nhân tài rộng khắp xã hội và ngành nghề của Nhật Bản đến hiện tại. Những nghệ sĩ, kiến trúc sư, nhà thiết kế thời trang tiêu biểu cho Nhật Bản hiện nay đã nhờ EXPO Osaka mà có cơ hội phát triển tài năng lúc họ còn trẻ. Và có rất nhiều trường hợp như thế. Vì lẽ đó, khi thế giới chọn Osaka-Kansai tổ chức EXPO 2025 sẽ lôi kéo nhiều người trẻ tham gia công tác chuẩn bị, mang tới nhiều cơ hội để có thể phát huy tài năng của họ. Tôi thiết tha mong muốn một EXPO tạo ra những nhân tài đảm đương phần còn lại của thế kỉ 21 này.

Thongtinnhatban.net tổng hợp và lược dịch

Nguồn tham khảo

Mời đón đọc
Kì 2: Yumeshima (Đảo mộng mơ –tạm dịch) – nơi tổ chức EXPO Osaka 2025 và công tác chuẩn bị của Osaka cho sự kiện
 

Đính kèm

  • expoosaka.webp
    expoosaka.webp
    19.6 KB · Lượt xem: 2,615

Bài viết liên quan

Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Sự khác biệt trong cách tìm hiểu về tiền giữa nam và nữ, gần như giống nhau đối với những người ở độ tuổi 20 trở lên.
Nhật Bản : Sự khác biệt trong cách tìm hiểu về tiền giữa nam và nữ, gần như giống nhau đối với những người ở độ tuổi 20 trở lên.
Vào ngày 19 tháng 5, Viện nghiên cứu xã hội di động của NTT Docomo đã công bố một phân tích về các trải nghiệm học tập liên quan đến kiến thức tài chính và hình thành tài sản. Một cuộc khảo sát...
Thumbnail bài viết: Bộ trưởng Nông nghiệp Eto từ chức sau những phát biểu "hài hước" về gạo, sự tức giận của người tiêu dùng và suy nghĩ của nông dân về giá cả tăng cao.
Bộ trưởng Nông nghiệp Eto từ chức sau những phát biểu "hài hước" về gạo, sự tức giận của người tiêu dùng và suy nghĩ của nông dân về giá cả tăng cao.
Khi Bộ trưởng Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Eto Taku phát biểu vào ngày 18 tháng này rằng ông chưa bao giờ mua gạo vì những người ủng hộ tặng ông "rất nhiều", có lẽ ông chỉ muốn gây cười...
Thumbnail bài viết: Aichi : Bắt giữ 2 người đàn ông Việt Nam vì làm bài kiểm tra tiếng Nhật thay người khác.
Aichi : Bắt giữ 2 người đàn ông Việt Nam vì làm bài kiểm tra tiếng Nhật thay người khác.
Vào ngày 21, Cảnh sát tỉnh Aichi thông báo đã bắt giữ hai người đàn ông Việt Nam, ティエン・サイン・ヴィエン ( Tien Sanh Vien ? 35 tuổi), một nhân viên công ty ở Bodaiji Higashi , thành phố Konan, tỉnh Shiga...
Thumbnail bài viết: Tại sao FamilyMart lại bán "quần áo" ? Một "chiến lược lối sống" nổi bật trong cuộc chiến cửa hàng tiện lợi.
Tại sao FamilyMart lại bán "quần áo" ? Một "chiến lược lối sống" nổi bật trong cuộc chiến cửa hàng tiện lợi.
"Tôi đã đến cửa hàng tiện lợi để mua cà phê trong giờ nghỉ trưa, nhưng trước khi kịp nhận ra, tôi đã mua một chiếc áo phông" .... Những trải nghiệm như vậy đã lan truyền trên mạng xã hội kể từ...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Nhanh chóng xem xét lại các hợp đồng gạo dự trữ, hướng tới mức giá 3.000 yên/5 kg trong thời gian sớm.
Nhật Bản : Nhanh chóng xem xét lại các hợp đồng gạo dự trữ, hướng tới mức giá 3.000 yên/5 kg trong thời gian sớm.
Trong cuộc tranh luận giữa các nhà lãnh đạo đảng vào ngày 21, Thủ tướng Ishiba Shigeru tuyên bố, "Giá gạo phải ở mức 3.000 yên (cho 5 kg). Chúng tôi sẽ đạt được mức giá đó sớm nhất có thể." Ông...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Tiền lương thực tế giảm 0,5% trong năm tài chính 2024 ,năm thứ 3 liên tiếp giảm.
Nhật Bản : Tiền lương thực tế giảm 0,5% trong năm tài chính 2024 ,năm thứ 3 liên tiếp giảm.
Theo Khảo sát lao động hàng tháng cho năm tài chính 2024 do Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi công bố vào ngày 22, tiền lương thực tế trung bình hàng tháng của mỗi người, có tính đến biến động giá cả...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : 51,4% công ty đang gặp phải tình trạng thiếu hụt lao động, mức cao nhất từ trước đến nay.
Nhật Bản : 51,4% công ty đang gặp phải tình trạng thiếu hụt lao động, mức cao nhất từ trước đến nay.
Theo khảo sát của Teikoku Databank, 51,4% công ty đang gặp phải tình trạng thiếu hụt lao động toàn thời gian tính đến tháng 4 năm 2025, mức tương đương với năm 2023, mức cao nhất từ trước đến nay...
Thumbnail bài viết: Du khách nước ngoài đến Nhật Bản vào tháng 4 đạt mức cao kỷ lục trong một tháng, ghi nhận 3.908.900 lượt du khách.
Du khách nước ngoài đến Nhật Bản vào tháng 4 đạt mức cao kỷ lục trong một tháng, ghi nhận 3.908.900 lượt du khách.
Tổ chức Du lịch Quốc gia Nhật Bản đã công bố vào ngày 21 rằng số lượng du khách nước ngoài đến Nhật Bản trong tháng 4 (ước tính giá trị) là 3.908.900 người , tăng 28,5% so với cùng kỳ năm ngoái...
Thumbnail bài viết: "Tăng chi tiêu quốc phòng" có thực sự không cần thiết không ? Chiến lược quốc phòng "hiệu suất chi phí tốt nhất" của Đài Loan mà Nhật Bản nên noi theo
"Tăng chi tiêu quốc phòng" có thực sự không cần thiết không ? Chiến lược quốc phòng "hiệu suất chi phí tốt nhất" của Đài Loan mà Nhật Bản nên noi theo
Đã 100 ngày trôi qua kể từ khi chính quyền Trump nhậm chức. Nhiều quốc gia đã phải chịu sự chi phối của "những yêu cầu vô lý" của chính quyền này, và Nhật Bản cũng không ngoại lệ. Một điều có thể...
Thumbnail bài viết: "Chỉ có Hàn Quốc rẻ hơn Nhật Bản" , Thủ tướng Ishiba cân nhắc tăng thuế xuất cảnh hiện tại là 1.000 yên . Các biện pháp đối phó với ô nhiễm du lịch.
"Chỉ có Hàn Quốc rẻ hơn Nhật Bản" , Thủ tướng Ishiba cân nhắc tăng thuế xuất cảnh hiện tại là 1.000 yên . Các biện pháp đối phó với ô nhiễm du lịch.
Tại Ủy ban Ngân sách của Viện Tham mưu vào ngày 19, Thủ tướng Ishiba Shigeru đã bày tỏ ý định xem xét tăng thuế du lịch quốc tế, hiện đang được đánh thuế ở mức 1.000 yên/người như một loại "thuế...
Your content here
Top