Tôn giáo của Nhật Bản.

Tôn giáo của Nhật Bản.

Chào các bạn. Tôi đang có một cuộc tranh luận thú vị với một người. Anh ta nói là anh ta sống đã lâu ở Nhật Bản. Tôi hơi tò mò về tôn giáo của người Nhật thì được anh ta cho biết như sau:
- Văn hoá Nhật chịu ảnh hưởng khá nặng của Thiên Chúa Giáo.
- Mặc dù chỉ có khoảng 1% người Nhật là tín đồ Thiên Chúa Giáo (đã rửa tội) nhưng họ coi Thiên Chúa Giáo như một “Truyền thống văn hoá dân tộc” của mình. Cái này anh ta gọi là: Người Nhật Bản “theo” Thiên chúa giáo.
- Theo anh ta thì Thiên Chúa Giáo ở Nhật cũng như Đạo Phật ở Việt Nam. Người Việt Nam đa số khi khai lý lịch thì ghi ở mục Tôn giáo là “Không” nhưng ở nhà có bàn thờ Phật và vẫn đi lễ chùa.
- Trong lễ Noel, dù không phải là tín đồ Thiên Chúa Giáo, nhưng họ vẫn có thể đọc kinh và hát thánh ca trong khi làm lễ.
- Shinto không phải là tôn giáo. Shinto là tín ngưỡng bản địa.
- Anh ta chưa bao giờ nhìn thấy một căn nhà nào ở Nhật có bàn thờ Phật.
- Anh ta chưa bao giờ thấy một người Nhật nào đi lễ chùa.
- Khi anh ta hỏi một người Nhật “tôn giáo của bạn là gì”. Họ trả lời “Không có tôn giáo” hoặc “Thiên Chúa Giáo”.
- Theo anh ta thì đa số người Nhật không biết nguồn gốc của câu Itadakimasu mà họ nói trước bữa ăn.

Bản thân tôi chưa đến Nhật bao giờ và đã từng làm việc với người Nhật. Tuy nhiên tôi chưa bao giờ hỏi họ về tôn giáo. Tuy nhiên những gì tôi đã đọc về tôn giáo ở Nhật là trái ngược hoàn toàn với anh ta nói:
- Ảnh hưởng của đạo Thiên chúa lên văn hoá Nhật là không đáng kể.
- Người Nhật họ nói “Tôi sinh ra theo Shinto, Lấy vợ chồng theo Công giáo và chết theo Phật giáo”.
- Shinto là một tín ngưỡng đã được biến thành một tôn giáo có tổ chức đàng hoàng. Thời trước 1945, Nhật Hoàng là giáo chủ của một phái “Thần Đạo Quốc gia”.
- Khoảng 95 triệu người Nhật có quy y Tam bảo ở một tông phái Phật giáo nào đó. Cũng khoảng chừng đó số lượng người có ghi danh ở một ngôi đền Thần đạo. Có nhiều người ghi danh ở cả hai.
- Những người lớn tuổi ở Nhật có bàn thờ Phật. Giới trẻ ngày nay ít quan tâm đến đạo Phật.
- Chùa (cũng như đền) đều là nơi người Nhật tham gia trong các lễ hội tôn giáo.
- Khi hỏi về tôn giáo của một người Nhật thì họ trả lời “Tôi không biết” (ngoại trừ người theo Thiên Chúa giáo).
- Đảng Kominto là một chính đảng khá lớn ở Nhật. Tôn chỉ của Đảng này là đưa đạo Phật phái Nichiren thành “quốc giáo” của Nhật Bản.

Tôi có thể chứng minh rằng anh bạn kia sai bằng sách vở. Nhưng tôi muốn kiểm chứng bằng những gì các bạn thực sự mắt thấy tai nghe.
Xin cám ơn trước.
 
Bình luận (11)

kamikaze

Administrator
Xin phép đưa ra một vài nhận xét theo cảm tính chứ không theo tài liệu.
-Nếu nói văn hóa Nhật chịu ảnh hưởng khá nặng của văn hóa Âu-Mỹ thì có lẽ chấp nhận được nhưng nói văn hóa Nhật ảnh hưởng khá nặng bởi Thiên Chúa Giáo thì chưa thỏa đáng. Nó ảnh hưởng ở chỗ nào nhỉ? Tôi thì lại thấy ngược lại là ngoài số ít người Nhật theo Thiên Chúa Giáo thì đa số người Nhật quay lưng lại với những người truyền giáo (Thuộc một phái nào đó của Thiên chúa).

-Không biết anh bạn kia lấy gì làm chứng cớ để nói TCG là truyền thống văn hóa của Nhật?Nếu như anh ta nói rằng người Nhật có thể đọc kinh hát thánh ca trong khi làm lễ để làm chứng thì có lẽ cũng chưa thỏa đáng. Ở điểm này tôi nhìn nhận sự việc như sau:
Việc người Nhật đọc kinh và hát thánh ca thì tôi chưa thấy. Chỉ thấy họ trang trí vào ngày lễ Giáng Sinh. Cái này tôi nghĩ là trào lưu tạo ra bởi các nhà kinh doanh, cửa hàng muốn thổi phồng lên để bán được nhiều đồ hơn trong dịp Giáng sinh. Dần dần nó trở thành như một dịp lễ mà có lẽ người Nhật không quan trọng hóa là dịp lễ gì mà chỉ nhớ đến sắp được nghỉ, sắp có giảmgiá v.v... Và giả sử như có việc người Nhật đọc kinh và hát thánh ca thì cũng không nên nghĩ rằng họ đã bị ảnh hửơng của TCG mà hãy nghĩ đến yếu tố, sự khéo léo trong việc tiếp nhận văn hóa nước ngòai, và tính tập thể của người Nhật.
Có rất nhiều tập tục của nước ngoài khi vào đến Nhật đã bị biến đối, hay bị "Nhật hóa" như là Lễ Tình Nhân, Rằm tháng 7 v.v...

Nếu anh ta nói chưa nhìn thấy 1 ngừơi Nhật đi lễ chùa thì có lẽ anh ta cũng chưa nhận ra rằng ở Nhật để kiếm ra một giáo xứ(nhà thờ) của ĐTC? Tôi vẫn thường gặp người Việt theo ĐTC qua đây và rất vất vả khi tìm ra một nhà thờ.

Còn việc ở Nhật không có bàn thờ phật thì có lẽ do anh ta chưa đi hết. Nếu anh ta xuống okinawa (ngày xưa là đảo lưu cầu) thì sẽ thấy hầu như nhà nào cũng có bàn thờ phật/ thờ tổ tiên. Bản thân tôi đã có dịp vào khá nhiều nhà của người Nhật và cũng thấy đa số có bàn thờ phật. Có lẽ anh bạn kia vào các căn hộ chung cư thì hiếm nhưng vào các căn nhà 1 căn riêng lẻ và khá cũ 1 chút thì sẽ tìm thấy bàn thờ.

Àh mà sao có 2 câu mâu thuẫn thế này?
- Văn hoá Nhật chịu ảnh hưởng khá nặng của Thiên Chúa Giáo.
- Ảnh hưởng của đạo Thiên chúa lên văn hoá Nhật là không đáng kể.

Về Shinto có phải là Tôn giáo hay không thì có lẽ nên xem lại định nghĩa về tôn giáo. Tuy thế trong các sách vở của Nhật giới thiệu về văn hóa vẫn xem Shinto là một tôn giáo.


Tạm thời thế hy vọng nhận được ý kiến của các thành viên khác.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

cuonglhvt

New Member
Ðề: Re: Tôn giáo của Nhật Bản.

Àh mà sao có 2 câu mâu thuẫn thế này?
- Văn hoá Nhật chịu ảnh hưởng khá nặng của Thiên Chúa Giáo.
- Ảnh hưởng của đạo Thiên chúa lên văn hoá Nhật là không đáng kể.

Cám ơn bạn đã giải đáp.
Không có gì là mâu thuẫn cả vì đó là ý kiến của hai người khác nhau.
Loạt gạch đầu dòng đầu tiên là quan điểm của anh ta.
Loạt gạch đầu dòng thứ hai là quan điểm của tôi. Quan điểm này tôi cho rằng bạn cũng đồng ý rằng đó là quan điểm thường thấy trên các phương tiện thông tin và dễ dàng kiểm chứng dựa trên các tài liệu trên mạng cũng như sách vở.

Tôi không đồng ý với quan điểm của anh ta.

Thêm một vấn đề nữa là tôi đã gửi cho anh ta các bài viết của tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á thống kê số lượng tín đồ Phật giáo (có quy y tam bảo) do Bộ Văn Hóa Nhật Bản cung cấp. Anh ta cho rằng đó là những nguồn tin do báo chí trong nước đăng, không đáng tin cậy. Khi tôi gửi cho anh ta link của những video clip về các tục lệ của Nhật Bản trong dịp Vu Lan (Obon), anh ta nói rằng quan điểm của anh ta không phải là "Ở Nhật Bản không có người theo đạo Phật." Đối với anh ta, cái video clip về lễ Obon chỉ là một ví dụ hiếm hoi. Còn THỰC SỰ LÀ anh ta chưa thấy. Chính vì thế tôi mới hỏi các bạn về những gì các bạn thấy thực sự và vui lòng cho biết các bạn đã ở Nhật Bản trong thời gian bao lâu.
 

kamikaze

Administrator
Chào bạn
Vì thấy chung 1 chỗ nên tưởng là ý kiến của anh ta mà lại mâu thuẫn thế kia.
Về tỷ lệ phần trăm giữa tín đồ phật giáo và Thiên Chúa Giáo thì không cần phải bàn cãi gì vì phật giáo vẫn áp đảo.

Tôi không rõ anh bạn kia quan sát thế nào. Không cần bàn đến obon (vu lan) mà hãy lấy thí dụ vào ngày tết. Xem bao nhiêu người lên chùa(phật giáo và Thần đạo) và có bao nhiêu người đi nhà thờ? Có cần phải đưa ra một vài tấm hình để chứng minh về việc này không nhỉ?

Còn nữa, trong đời sống thường ngày thì có lẽ còn bao nhiêu dịp nữa chứng minh sự ảnh hưởng của phật giáo. Ngày làm việc đầu năm các công ty lên chùa để cầu may cho cả năm. Khi mua xe mới người ta cũng lên chùa nhờ các nhà sư đuổi tà cầu may !

Và nếu như nói rằng Thiên Chúa Giáo ảnh hưởng lớn thì tôi chưa thấy 1 cái nhà thờ lớn nào ở Nhật cỡ như nhà thờ Đức Bà ở Thành phố Hồ Chí Minh. Trong khi đó đi đâu cũng gặp chùa chiền.

Àh thời gian ở Nhật của mình hơn 12 năm.

Nếu có thể bạn mời anh kia vào đây cùng thảo luân nhé
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

kimkiyokawa

New Member
Tuy là hiểu biết không nhiều nhưng cũng xin lên tiếng ở đây về những gì mắt thấy tai nghe đối với vấn đề tôn giáo ở Nhật Bản.
Trước hết phải nói là rất ít người Nhật theo đạo Thiên Chúa, ngoại trừ một số người truyền đạo thường là bị từ chối như kami đã nói ở trên. Nhận định của anh bạn kia có lẽ bắt nguồn từ việc nhìn thấy người Nhật thường làm đám cưới theo cách như ở nhà thờ nhưng thật ra những người làm đám cưới theo cách này cũng không phải là những người theo TCG, đó chỉ là phong cách họ lựa chọn cho đám cưới của mình, cưới kiểu phương tây hay kiểu tuyền thống mà thôi. Câu itadakiamsu thì mình không nghĩ nó bắt nguồn từ TCG đâu, xem lại nhé.
Đạo phật và Thần đạo (Shinto) ở Nhật là một nét khá thú vị trong văn hóa tôn giáo Nhật Bản. Đa số người Nhật mình biết thường không phân biệt được đạo Phật và Shinto, cách hành lễ của họ đều giống nhau khi đi lễ chùa, đi đền thần và đi cúng mộ!!! Họ thường cho là mình không có đạo hoặc đạo Phật nhưng thực tế đa phần họ theo Shinto và cả đạo Phật đồng thời.
 

hamham

chú béo chú béo chú béo
Ðề: Tôn giáo của Nhật Bản.

Thời gian ở Nhật của mình mới được khỏang gần 1 năm, nên cũng chỉ xin đưa ra những ý kiến cá nhân, và những gì mình được chứng kiến trong thời gian 1 năm ngắn ngủi ở Nhật.


Về số lượng,Theo số liệu của chính phủ Nhật ( năm 2007) thì số lượng người theo đạo Thiên chúa là 3.032.239 người, trong khi đó số người theo đạo Phật là 89.177.769 người, số người theo đạo Shinto là 106.817.669 người.(file đính kèm) Ngòai ra là các tôn giáo khác.

Có thể nói số lượng chùa và đền thì số lượng nhà thờ rất ít. Một người bạn của mình(ko phải người Nhật, người Georgia) là người theo đạo Thiên chúa giáo. Khi mới đến Nhật bạn đó đã tìm và hỏi nhiều người Nhật xem ở đâu có nhà thờ, và câu trả lời mà bạn đó nhận được thường là có nhà thờ nhưng ở cách xa, cách khỏang 40km mới có. (Bọn mình đang ở Osaka chứ ko phải là 1 vùng xa xôi hẻo lánh).

Về ý kiến "Văn hóa Nhật chịu ảnh hưởng nặng nề của Thiên chúa giáo" họ coi Thiên Chúa Giáo như một “Truyền thống văn hoá dân tộc” của mình thì có lẽ trong thời gian sống tại Nhật mình ko hề cảm nhận được điều này. Và phải chăng việc họ coi Thiên Chúa Giáo như một “Truyền thống văn hoá dân tộc” của mình là suy nghĩ của chính những người đang theo Thiên chúa giáo đó, chứ không phải là suy nghĩ của người dân Nhật Bản nói chung. Cuộc sống và suy nghĩ của người Nhật chịu ảnh hưởng rất nhiều từ Phật giáo.
Chẳng hạn
1. Vào ngày tết người Nhật có phong tục đi lễ đầu năm. Ngòai việc để ngắm cảnh thì mục đích chính là để cầu khấn 1 năm mới với những điều tốt lành. Và họ cũng có thói quen bốc quẻ thẻ đầu năm, xem bói...
Đám cưới thường được tổ chức ở đền, và đám ma được tổ chức ở chùa. TRước đây Nhật cũng giống VN là chôn những người đã mất.
Khi người Nhật mua xe mới, làm nhà, sinh con thì đều mang đến đền chùa để làm lễ. Nếu là làm nhà thì người của đền hay chùa j đó đến tận nhà để làm lễ (điều này giống với Việt Nam) để cầu mong cho mọi điều may mắn đến với ngôi nhà. Nếu là sinh con nhỏ thì sau khi sinh xong 1 vài tuần thì họ mang đứa bé đến đền để làm lễ cho đứa bé khỏe mạnh. Cách đây không lâu khi mình đến đền Meiji (1 ngôi đền nổi tiếng ở TOkyo) thì đã gặp 3 cặp vợ chồng bế con nhỏ đến để làm lễ.

2. Nhiều nhà người Nhật có bàn thờ phật. Tuy nhiên cách trang trí của họ thì khác với bàn thời ở Việt Nam.
n4.JPG


3. Có rất nhiều lễ hội liên quan đến Phật giáo, như lễ hội Obon, hay lễ hội Omizutori (Nara),...

4. Rất nhiều chùa chiền ở Nhật nổi tiếng với các bức tượng Phật (ở Nara, Kanazawa...)

5. Ở Nhật ngày lễ giáng sinh được mong chờ rất nhiều, nhưng trước kia cũng giốg như VN đây hầu như chỉ là ngày lễ đối với giới trẻ. Gần đây ngày lễ này ngày càng mở rộng nhưng nó hầu như ko có ý nghĩa tôn giáo với đa phần người Nhật mà chỉ có ý nghĩa để giải trí, vui chơi.

Shinto là đạo truyền thống ở Nhật, tuy nhiên Shinto sau này chịu ảnh hưởng rất lớn của Phật giáo du nhập vào Nhật Bản từ thế kỉ thứ 6. Từ đó, có thể nói Shinto là sự tổng hợp hài hòa giữa tín ngưỡng cổ xưa của Nhật và Phật giáo. Chính vì vậy mặc dù hiện nay rất nhiều người trả lời mình là người ko có tôn giáo, nhưng trong cuộc sống của người Nhật hiện tại vẫn mang đậm màu sắc Phật giáo. Mình đã được nhiều người Nhật hỏi là tôn giáo gì, và khi trả lời là không theo tôn giáo gì và nói ra 1 số phong tục của người Việt nam thì cũng đã được trả lời 1 câu là thế thì cũng khá giống với Nhật. Có lẽ sự giốg nhau đó là sự ảnh hưởng lớn của Phật giáo chăng?
 

Đính kèm

Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

cuonglhvt

New Member
Ðề: Tôn giáo của Nhật Bản.

Theo tôi được biết thì người Nhật thường làm tang lễ ở chùa. Có bạn nào nhìn thấy tang lễ ở chùa Nhật bản hay không?
 

kamikaze

Administrator
Có họ làm lễ ở chùa hoặc mời nhà sư đến đọc kinh tại nhà hay lại nơi làm lễ tang.
 

kimkiyokawa

New Member
Không biết chèn ảnh, không biết attach như vậy có được không nữa Hình ảnh liên quan
Đây là phòng thờ cúng nhà ông cậu, một bên là bàn thờ Phật, nhìn không giống kiểu VN, một bên là thờ ông bà. Đấy, nhà có cả cái phòng thờ cúng to vậy mà hỏi ra thì không thể phân biệt chùa và đền Shinto!!! Vậy, kết luận là những người Nhật không có đạo hoặc đạo Phật thì nhìn chung không phải thuần đạo Phật, họ pha trộn cả Thần đạo và đạo Phật với nhau. :frog:
 

Đính kèm

  • 12082009419.webp
    12082009419.webp
    240.1 KB · Lượt xem: 239

Bài viết liên quan

Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Những tỉnh nào có tỷ lệ đóng bảo hiểm hưu trí quốc gia cao nhất và thấp nhất ? Năm 2025, mức đóng hàng tháng sẽ là 17.510 yên...
Nhật Bản : Những tỉnh nào có tỷ lệ đóng bảo hiểm hưu trí quốc gia cao nhất và thấp nhất ? Năm 2025, mức đóng hàng tháng sẽ là 17.510 yên...
Mức đóng bảo hiểm hưu trí quốc gia năm 2025 sẽ là 17.510 yên/tháng. Mức tăng 530 yên so với năm trước. Đối với các cặp vợ chồng, mức đóng hàng tháng sẽ là 35.020 yên cho hai người. Có lẽ có nhiều...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Cân nhắc bổ sung thêm ba lĩnh vực mới cho Hệ thống Kỹ năng Đặc định , đáp ứng tình trạng thiếu hụt lao động.
Nhật Bản : Cân nhắc bổ sung thêm ba lĩnh vực mới cho Hệ thống Kỹ năng Đặc định , đáp ứng tình trạng thiếu hụt lao động.
Liên quan đến Hệ thống Kỹ năng Đặc định, chấp nhận người nước ngoài được công nhận là có kỹ năng chuyên môn, chính phủ Nhật Bản có kế hoạch cân nhắc bổ sung thêm ba lĩnh vực mới, bao gồm ngành hậu...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Mở rộng phạm vi bảo hiểm hưu trí của người lao động , "Rào cản 1,06 triệu yên" sẽ bị xóa bỏ ?
Nhật Bản : Mở rộng phạm vi bảo hiểm hưu trí của người lao động , "Rào cản 1,06 triệu yên" sẽ bị xóa bỏ ?
Vào ngày 16, chính phủ Nhật Bản đã quyết định tại một cuộc họp nội các thông qua dự luật cải cách hệ thống lương hưu với mục tiêu mở rộng phạm vi ghi danh người lao động bán thời gian vào Bảo hiểm...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản và EU mở rộng sự công nhận đối với thực phẩm hữu cơ, dự kiến tăng xuất khẩu đồ uống có cồn và sản phẩm chăn nuôi.
Nhật Bản và EU mở rộng sự công nhận đối với thực phẩm hữu cơ, dự kiến tăng xuất khẩu đồ uống có cồn và sản phẩm chăn nuôi.
Phạm vi công nhận đối với hoạt động xuất nhập khẩu thực phẩm hữu cơ giữa Nhật Bản và Liên minh châu Âu (EU) sẽ được mở rộng. Nếu được chứng nhận tại quốc gia xuất khẩu, phạm vi sản phẩm có thể...
Thumbnail bài viết: Japan Post ghi nhận khoản lỗ 4,2 tỷ yên đầu tiên trong 8 năm , chi phí quầy bưu điện gần 1 nghìn tỷ yên đè nặng lên công ty.
Japan Post ghi nhận khoản lỗ 4,2 tỷ yên đầu tiên trong 8 năm , chi phí quầy bưu điện gần 1 nghìn tỷ yên đè nặng lên công ty.
Japan Post đã công bố vào ngày 15 rằng kết quả tài chính của năm tài chính kết thúc vào tháng 3 năm 2025 cho thấy khoản lỗ ròng là 4,2 tỷ yên. Đây là lần đầu tiên công ty báo lỗ trong tám năm kể...
Thumbnail bài viết: Xếp hạng hộ chiếu "mạnh nhất thế giới", cân nhắc các tiêu chí khác ngoài việc đi lại miễn thị thực theo truyền thống.
Xếp hạng hộ chiếu "mạnh nhất thế giới", cân nhắc các tiêu chí khác ngoài việc đi lại miễn thị thực theo truyền thống.
Xếp hạng thường mang tính chủ quan, nhưng khi nói đến hộ chiếu, cần tránh việc chỉ dựa vào một nguồn duy nhất. Nomad Capitalist, một công ty tư vấn di cư, tính toán "Chỉ số hộ chiếu Nomad (NPI)"...
Thumbnail bài viết: Bảng xếp hạng mức độ hạnh phúc của trẻ em , Tại sao Nhật Bản lại thấp như vậy ? Các chuyên gia cho biết "Vấn đề lớn nhất là tỷ lệ tự tử".
Bảng xếp hạng mức độ hạnh phúc của trẻ em , Tại sao Nhật Bản lại thấp như vậy ? Các chuyên gia cho biết "Vấn đề lớn nhất là tỷ lệ tự tử".
Kết quả khảo sát "Bảng xếp hạng mức độ hạnh phúc của trẻ em" của UNICEF đã được công bố vào ngày 14. Bảng xếp hạng "sức khỏe thể chất" và "sức khỏe tinh thần" của Nhật Bản có sự khác biệt đáng kể...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Chi phí sinh nở miễn phí sẽ được cung cấp vào năm tài chính 2026, với phạm vi bảo hiểm cũng đang được xem xét.
Nhật Bản : Chi phí sinh nở miễn phí sẽ được cung cấp vào năm tài chính 2026, với phạm vi bảo hiểm cũng đang được xem xét.
Vào ngày 14 tháng 5 năm 2025, nhóm nghiên cứu của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi về các biện pháp hỗ trợ cho phụ nữ mang thai trong thời kỳ mang thai, sinh nở và thời kỳ hậu sản đã biên soạn bản...
Thumbnail bài viết: "Nhân viên giao hàng thậm chí không cần phải nói tiếng Nhật..." Người nước ngoài giả danh người Nhật ?
"Nhân viên giao hàng thậm chí không cần phải nói tiếng Nhật..." Người nước ngoài giả danh người Nhật ?
Bốn người Uzbekistan bị bắt vì tình nghi giao hàng cho "Demae-can" trong khi giả danh người Nhật Các cuộc phỏng vấn với các điều tra viên đã tiết lộ rằng Phòng Tội phạm Quốc tế của Sở Cảnh sát...
Thumbnail bài viết: Đề xuất đảo ngược lệnh nhập khẩu "xe hơi Nhật Bản sản xuất tại Mỹ " xuất hiện , nhằm mục đích nới lỏng lệnh xóa bỏ thuế quan của Mỹ .
Đề xuất đảo ngược lệnh nhập khẩu "xe hơi Nhật Bản sản xuất tại Mỹ " xuất hiện , nhằm mục đích nới lỏng lệnh xóa bỏ thuế quan của Mỹ .
Một đề xuất đã xuất hiện trong chính phủ Nhật Bản nhằm đảo ngược lệnh nhập khẩu xe hơi do các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản sản xuất tại Mỹ vào Nhật Bản để đáp trả các biện pháp thuế quan của chính...
Your content here
Top