Chào các bạn. Tôi đang có một cuộc tranh luận thú vị với một người. Anh ta nói là anh ta sống đã lâu ở Nhật Bản. Tôi hơi tò mò về tôn giáo của người Nhật thì được anh ta cho biết như sau:
- Văn hoá Nhật chịu ảnh hưởng khá nặng của Thiên Chúa Giáo.
- Mặc dù chỉ có khoảng 1% người Nhật là tín đồ Thiên Chúa Giáo (đã rửa tội) nhưng họ coi Thiên Chúa Giáo như một “Truyền thống văn hoá dân tộc” của mình. Cái này anh ta gọi là: Người Nhật Bản “theo” Thiên chúa giáo.
- Theo anh ta thì Thiên Chúa Giáo ở Nhật cũng như Đạo Phật ở Việt Nam. Người Việt Nam đa số khi khai lý lịch thì ghi ở mục Tôn giáo là “Không” nhưng ở nhà có bàn thờ Phật và vẫn đi lễ chùa.
- Trong lễ Noel, dù không phải là tín đồ Thiên Chúa Giáo, nhưng họ vẫn có thể đọc kinh và hát thánh ca trong khi làm lễ.
- Shinto không phải là tôn giáo. Shinto là tín ngưỡng bản địa.
- Anh ta chưa bao giờ nhìn thấy một căn nhà nào ở Nhật có bàn thờ Phật.
- Anh ta chưa bao giờ thấy một người Nhật nào đi lễ chùa.
- Khi anh ta hỏi một người Nhật “tôn giáo của bạn là gì”. Họ trả lời “Không có tôn giáo” hoặc “Thiên Chúa Giáo”.
- Theo anh ta thì đa số người Nhật không biết nguồn gốc của câu Itadakimasu mà họ nói trước bữa ăn.
Bản thân tôi chưa đến Nhật bao giờ và đã từng làm việc với người Nhật. Tuy nhiên tôi chưa bao giờ hỏi họ về tôn giáo. Tuy nhiên những gì tôi đã đọc về tôn giáo ở Nhật là trái ngược hoàn toàn với anh ta nói:
- Ảnh hưởng của đạo Thiên chúa lên văn hoá Nhật là không đáng kể.
- Người Nhật họ nói “Tôi sinh ra theo Shinto, Lấy vợ chồng theo Công giáo và chết theo Phật giáo”.
- Shinto là một tín ngưỡng đã được biến thành một tôn giáo có tổ chức đàng hoàng. Thời trước 1945, Nhật Hoàng là giáo chủ của một phái “Thần Đạo Quốc gia”.
- Khoảng 95 triệu người Nhật có quy y Tam bảo ở một tông phái Phật giáo nào đó. Cũng khoảng chừng đó số lượng người có ghi danh ở một ngôi đền Thần đạo. Có nhiều người ghi danh ở cả hai.
- Những người lớn tuổi ở Nhật có bàn thờ Phật. Giới trẻ ngày nay ít quan tâm đến đạo Phật.
- Chùa (cũng như đền) đều là nơi người Nhật tham gia trong các lễ hội tôn giáo.
- Khi hỏi về tôn giáo của một người Nhật thì họ trả lời “Tôi không biết” (ngoại trừ người theo Thiên Chúa giáo).
- Đảng Kominto là một chính đảng khá lớn ở Nhật. Tôn chỉ của Đảng này là đưa đạo Phật phái Nichiren thành “quốc giáo” của Nhật Bản.
Tôi có thể chứng minh rằng anh bạn kia sai bằng sách vở. Nhưng tôi muốn kiểm chứng bằng những gì các bạn thực sự mắt thấy tai nghe.
Xin cám ơn trước.
- Văn hoá Nhật chịu ảnh hưởng khá nặng của Thiên Chúa Giáo.
- Mặc dù chỉ có khoảng 1% người Nhật là tín đồ Thiên Chúa Giáo (đã rửa tội) nhưng họ coi Thiên Chúa Giáo như một “Truyền thống văn hoá dân tộc” của mình. Cái này anh ta gọi là: Người Nhật Bản “theo” Thiên chúa giáo.
- Theo anh ta thì Thiên Chúa Giáo ở Nhật cũng như Đạo Phật ở Việt Nam. Người Việt Nam đa số khi khai lý lịch thì ghi ở mục Tôn giáo là “Không” nhưng ở nhà có bàn thờ Phật và vẫn đi lễ chùa.
- Trong lễ Noel, dù không phải là tín đồ Thiên Chúa Giáo, nhưng họ vẫn có thể đọc kinh và hát thánh ca trong khi làm lễ.
- Shinto không phải là tôn giáo. Shinto là tín ngưỡng bản địa.
- Anh ta chưa bao giờ nhìn thấy một căn nhà nào ở Nhật có bàn thờ Phật.
- Anh ta chưa bao giờ thấy một người Nhật nào đi lễ chùa.
- Khi anh ta hỏi một người Nhật “tôn giáo của bạn là gì”. Họ trả lời “Không có tôn giáo” hoặc “Thiên Chúa Giáo”.
- Theo anh ta thì đa số người Nhật không biết nguồn gốc của câu Itadakimasu mà họ nói trước bữa ăn.
Bản thân tôi chưa đến Nhật bao giờ và đã từng làm việc với người Nhật. Tuy nhiên tôi chưa bao giờ hỏi họ về tôn giáo. Tuy nhiên những gì tôi đã đọc về tôn giáo ở Nhật là trái ngược hoàn toàn với anh ta nói:
- Ảnh hưởng của đạo Thiên chúa lên văn hoá Nhật là không đáng kể.
- Người Nhật họ nói “Tôi sinh ra theo Shinto, Lấy vợ chồng theo Công giáo và chết theo Phật giáo”.
- Shinto là một tín ngưỡng đã được biến thành một tôn giáo có tổ chức đàng hoàng. Thời trước 1945, Nhật Hoàng là giáo chủ của một phái “Thần Đạo Quốc gia”.
- Khoảng 95 triệu người Nhật có quy y Tam bảo ở một tông phái Phật giáo nào đó. Cũng khoảng chừng đó số lượng người có ghi danh ở một ngôi đền Thần đạo. Có nhiều người ghi danh ở cả hai.
- Những người lớn tuổi ở Nhật có bàn thờ Phật. Giới trẻ ngày nay ít quan tâm đến đạo Phật.
- Chùa (cũng như đền) đều là nơi người Nhật tham gia trong các lễ hội tôn giáo.
- Khi hỏi về tôn giáo của một người Nhật thì họ trả lời “Tôi không biết” (ngoại trừ người theo Thiên Chúa giáo).
- Đảng Kominto là một chính đảng khá lớn ở Nhật. Tôn chỉ của Đảng này là đưa đạo Phật phái Nichiren thành “quốc giáo” của Nhật Bản.
Tôi có thể chứng minh rằng anh bạn kia sai bằng sách vở. Nhưng tôi muốn kiểm chứng bằng những gì các bạn thực sự mắt thấy tai nghe.
Xin cám ơn trước.
Có thể bạn sẽ thích