Xã hội Từ “ít trẻ em” đến “không có trẻ em”: Tương lai u ám của xã hội Nhật Bản.

Xã hội Từ “ít trẻ em” đến “không có trẻ em”: Tương lai u ám của xã hội Nhật Bản.

Mặc dù Nhật Bản luôn đứng đầu trong tỷ lệ sinh giảm và già hóa dân số trên thế giới, nhưng tỷ lệ sinh giảm đã được công nhận là một vấn đề mang tính xã hội và chính phủ đã bắt đầu thực hiện các biện pháp toàn diện đối với việc tỷ lệ sinh giảm trong bốn lĩnh vực: giáo dục, phúc lợi, lao động và xây dựng. Đây là từ “kế hoạch thiên thần” được xây dựng năm 1994 theo thỏa thuận của bốn bộ trưởng. Kể từ đó, chính phủ và chính quyền địa phương đã và đang nỗ lực thành lập và mở rộng các trường mẫu giáo,nhà trẻ. Nhưng mãi thì Nhật Bản vẫn không giải quyết được vấn đề trẻ em dù muốn cũng phải chờ và không thể đi nhà trẻ.

taiki.jpg


Mặt khác, tỷ lệ sinh giảm đang tiến triển nhanh chóng, ở khu vực nông thôn, số trường không thể nhận đủ trẻ theo quy định đang tăng lên và các trường mẫu giáo bắt đầu buộc phải đóng cửa. Trong 15 năm qua, khoảng 500 trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông đã bị đóng cửa hàng năm.

Vào năm 2016, lần đầu tiên số lần sinh giảm xuống dưới 1 triệu người và vào năm 2017 chỉ còn 946.000 người . Người ta nói rằng năm 2018 sẽ dưới 900.000 người. Mặc dù vậy, tại sao vẫn còn trẻ em chờ đợi nhưng không thể đi nhà trẻ hay mẫu giáo? Trên thực tế thì số trẻ em phải chờ đợi không thể đi trẻ chỉ tập trung ở một số khu vực nhất định. Có một số nguyên nhân phức tạp đằng sau điều này.


Khi thu nhập của vợ là yếu tố không thể thiếu:

Trước hết, do thiếu lao động nên có xu hướng ngày càng nhiều các phụ nữ tiếp tục làm việc sau khi sinh con. Ngoài ra, sau khi nghỉ tạm thời để sinh con, ngay cả khi con họ còn nhỏ thì ngày càng có nhiều người muốn đi làm lại.


Thứ hai, so với những năm 1990 thu nhập của thế hệ trẻ đang giảm rõ rệt. Người ta nói rằng "thu nhập đang tăng lên", nhưng đây chỉ là chuyện của những năm gần đây khi mà thu nhập đả giảm đến tận đáy, và nó không đạt đến mức như của những năm 1990. Đối với các hộ gia đình có con, thu nhập của vợ là không thể thiếu.



Thứ ba, khi kết hôn muộn và sinh muộn đang ngày càng nhiều và khi chờ đợi con cái cho đến khi chúng lớn lên, tuổi của cha mẹ cũng thay đổi từ cuối 30 đến ngoài 40 tuổi, độ tuổi đi làm việc lại trở nên khó khăn. Nói cách khác, người Nhật không thể đợi cho đến khi con lớn lên (mới đi làm lại). Điều này liên quan đến việc các bà mẹ mới sinh con lại muốn đi làm lại đã được đề cập đến ở trên.





Khi một trường mẫu giáo được xây, nhiều người muốn gửi con:

Thứ tư, nếu một trường mẫu giáo mọc lên, nhu cầu mới sẽ được khai thác. Nếu có một nhà trẻ gần đó, sự thuận tiện để gửi con trẻ sẽ tăng lên. Sau đó, những người đã ngần ngại việc gửi con sẽ "muốn gửi con đi nhà trẻ và làm việc". Do tình trạng thiếu nhân lực khắp nơi nên nếu là ở dô thị thì chỉ cần tìm được nơi gửi con thì sẽ có vô số việc để làm.


Thứ năm, có sự phân bố công việc và dân số không đồng đều. Trong khi thế hệ trẻ đang suy giảm không chỉ ở khu vực nông thôn mà còn ở các khu vực xung quanh thành phố, thế hệ trẻ đang tập trung vào trung tâm thành phố, thuận tiện cho việc đi lại. Trong bối cảnh suy giảm dân số trên khắp Nhật Bản, khu vực đô thị như Tokyo, đặc biệt là 23 phường của Tokyo, đang có dân số ngày càng tăng do sự đổ bộ của giới trẻ. Vì lý do này, tổng tỷ suất sinh ở Tokyo là thấp nhất trong cả nước, nhưng số lượng trẻ em đang tăng lên.


Hơn nữa, ngay cả ở những khu vực dân số đang giảm, thì cách giảm cũng bất thường. Ví dụ, dân số đang giảm trong toàn bộ khu vực Kansai và tỉnh Osaka, nhưng riêng ở thành phố Osaka, dân số đang tăng lên do việc xây dựng các chung cư cao tầng. Hơn nữa, trung tâm thành phố có giá đất cao và không thể mở được nhà trẻ ngay cả khi bạn muốn. Nói cách khác, phát triển đô thị mở đang làm trầm trọng thêm vấn đề trẻ em phải chờ đợi để được đi nhà trẻ.


Thứ sáu, thiếu giáo viên mầm non/mẫu giáo. Thiếu giáo viên mẫu giáo là ở khu vực thành thị, nơi có nhiều việc làm của phụ nữ. Nói cách khác, nếu nghề nghiệp chăm sóc trẻ em không hấp dẫn và không có nhiều lợi ích hơn các công việc khác, cũng như lương không cao thì chắc không có nhiều người chọn nghề này. Thế nhưng, chế độ đối với giáo viên mẫu giáo thấp hơn thu nhập trung bình của phụ nữ đi làm thuê. Ngoài ra, điều kiện làm việc không tốt lắm, chẳng hạn như thương tích ở trẻ em, mối quan hệ với phụ huynh và thời gian làm việc dài thường xuyên do thiếu lao động. Gần đây, đã được cải thiện bằng cách thêm tiền lương cho giáo viên trường mẫu giáo, nhưng trong một số tập đoàn, ban quản lý như giám đốc hoặc hiệu trưởng đã chiếm số tiền này, và có những trường hợp nó không được phát cho giáo viên trường mẫu giáo .


Ngoài ra, có rất nhiều trẻ em chờ đợi và các đô thị có khả năng tài chính thu hút nhân giáo viên mầm non từ khắp nơi trên đất nước bằng cách thêm chi phí lao động và trợ cấp chi phí nhà ở. Cũng phải nhớ rằng thu hút phụ nữ trẻ từ các vùng nông thôn và tập trung họ vào các thành phố sẽ dẫn đến mất cân bằng dân số.



Thứ bảy, giáo viên mẫu giáo có xu hướng làm việc nhiều giờ vì phụ huynh làm việc nhiều giờ. Gần đây, người ta nói đến “khuyến khích phụ nữ làm việc” và “cải thiện phong cách làm việc”, nhưng cuối cùng, phong cách làm việc(để vợ gánh vác hết việc nhà và nuôi con) của những người đàn ông trong độ tuổi làm việc vẫn là tiêu chuẩn. Chỉ có một bộ phận phụ huynh( cả bố lẫn mẹ) may mắn có điều kiện vừa nuôi con vừa làm việc.



Có thể giảm chi phí an sinh xã hội nhờ một bà nội trợ?

Trên thực tế, chỉ sau “kế hoạch thiên thần”, các trường mẫu giáo bắt đầu được chuẩn bị để thích ứng với công việc của nhân viên toàn thời gian tại Nhật Bản.Trước đó, nó quá phi thực tế đối với những người làm việc toàn thời gian, chẳng hạn như một trường mẫu giáo đóng cửa lúc 5 giờ chiều. Chỉ những người có thể đảm bảo các nguồn lực chăm sóc trẻ em ngoài trường mẫu giáo, chẳng hạn như thuê người trông trẻ hay nhờ sự hỗ trợ của ông bà, khi sinh con xong mới có thể tiếp tục làm việc được.


Mãi đến những năm 2000, việc chăm sóc trẻ em và chăm sóc trẻ em dài ngày càng mở rộng và các bà mẹ mới có thể tiếp tục làm việc toàn thời gian nếu trẻ em được gửi cho trường mẫu giáo. Tại sao cho đến những năm 1990 các trường mẫu giáo vẫn không được đầu tư xây dựng đúng mực?


Đằng sau đó là kinh nghiệm thành công về sự phát triển của Nhật Bản nhờ phân công lao động theo giới tính và chỉ một phái đi làm. Năm 1979, chỉ 15 năm trước kế hoạch thiên thần, Đảng dân chủ tự do đã xuất bản một loạt nghiên cứu có tên xã hội phúc lợi theo kiểu Nhật Bản. Nó cho rằng nhờ các bà nội trợ chăm sóc trẻ em nên thuế và chi phí an sinh xã hội của Nhật Bản được giữ ở mức thấp, và "đất nước sẽ phá sản nếu mở nhiều nhà trẻ”.



Chỉ mười năm sau đó, tức là năm 1989, tỷ lệ sinh năm đã giảm xuống còn 1,57, thấp hơn so với năm 1966 (1,58), người la la ó “cú sốc 1,57”. Tuy nhiên, cải cách phong cách làm việc không tiến triển ở Nhật Bản, nơi nó bị ràng buộc bởi kinh nghiệm thành công trước đây và các giá trị của một xã hội một phái đi làm. Tỷ lệ sinh tiếp tục giảm, đạt mức thấp kỷ lục 1,26 trong năm 2005. Sau đó, đã hồi phục nhẹ, nhưng vẫn chưa đạt được một cú hích nào đối với sự suy giảm sinh. Ngay cả sau 30 năm, các biện pháp để giữ tỷ lệ sinh giảm luôn luôn nhỏ và không có biện pháp quyết liệt nào được thực hiện.



Không thể giải quyết vấn đề trẻ đang chờ đợi chỉ trong trường mẫu giáo. Cần phải thay đổi môi trường nuôi dạy con cái, chẳng hạn như chế độ nghỉ của cha mẹ và cải cách phong cách làm việc, và cấu trúc của toàn xã hội.



Đích đến của một xã hội đã mất đi sự mặn mà với việc nuôi con:

Mặc dù tỷ lệ sinh giảm vẫn tiếp tục, vấn đề trẻ em phải chờ đợi để đi trẻ vẫn chưa được giải quyết. Hơn nữa, chính phủ đã đưa ra chính sách nhà trẻ được miễn phí từ năm 2019. Điều này sẽ dẫn đến việc nhu cầu đối với nhà trẻ tăng lên và làm cho số trẻ phải chờ cũng tăng lên theo. Nhằm mục đích vận động bầu cử các biện pháp nhỏ đã được đưa ra, có thể tình hình sẽ còn trầm trọng hơn.

Ngoài ra, việc các trường mẫu giáo không được cấp phép vẫn thuộc đối tượng miễn phí sẽ trở thành mối đe doa đến tính mạng và sự an toàn của trẻ((tai nạn tử vong ở trẻ em tại các nhà trẻ vẫn tiếp tục).


Nền tảng cho sự suy giảm nhanh chóng tỷ lệ sinh giảm của Nhật Bản là sự gia tăng tỷ lệ không kết hôn của những người sinh từ năm 1971 đến năm 1984 – thế hệ sống vào thời gian dân số Nhật còn đông. Nó xảy ra do các doanh nghiệp, vì sự sống còn, buộc phải tập trung vào thuê nhân viên chính thức, làm phát sinh quá trình “phi chính thức hóa” (=không làm toàn thời gian) giới trẻ. Làm thế nào những người trẻ tuổi chỉ có công việc không ổn định và thu nhập thấp có thể yên tâm nuôi dạy con cái họ ?

Gần đây, tình hình việc làm của những người trẻ tuổi rất tốt do thiếu nguồn nhân lực. Và chúng ta cũng đã quên mất một điều. Đó là 20 năm thất bại của Nhật Bản cũng là một giai đoạn chúng ta hy sinh thế hệ trẻ và đẩy nhanh việc giảm sinh. Một môi trường mà những người muốn có một công việc ổn định và muốn có con có thể kết hôn và sinh con với sự an tâm phải được chuẩn bị càng sớm càng tốt.


Không phải Nhật Bản-nơi đã mất đi lòng khoan dung đối với việc nuôi dạy trẻ em, nơi mà người ta không nhìn nhận trẻ em là ''con của xã hội'' và cho rằng “nuôi con là trách nhiệm của cá nhân” và cuối cùng là “trách nhiệm của người mẹ''- đang rơi vào tình trạng giảm sinh dân số già mà là rơi vào tình trạng không sinh dân số già.


Nếu cứ mãi thế này thì sẽ không biết ai là tháp kiểm soát các biện pháp hỗ trợ chăm sóc trẻ em của Nhật Bản, thời đại không nhìn thấy tương lai của Nhật Bản sẽ bắt đầu, chứ đừng nói đến các biện pháp đối phó cho trẻ em đang chờ đợi để đi mẫu giáo.


Bàn thêm:

Bài viết đã chỉ ra các lý do vì sao dù số trẻ em sinh ra ít nhưng ở Nhật vẫn còn nhiều gia đình dù rất muốn cũng không thể cho con đi trẻ. Hay nói cách khác là chỉ ra nguyên nhân của nạn thiếu nhà trẻ mẫu giáo ở Nhật. Đây cũng là một trong những yếu tố dẫn đến việc số trẻ được sinh ở Nhật ngày cảng giảm khiến cho dân số ngày càng già đi.

Ngoài ra nó cũng chỉ ra rằng quan niệm đổ trách nhiệm chăm sóc con cái lên đầu phụ nữ- quan niệm một thời đã tạo ra sự thành công trong phát triển kinh tế xã hội tại Nhật- đã lạc hậu và cần phải nhìn nhận, xem xét lại.

Nói tóm lại nếu Nhật Bản không có những chính sách cải cách xã hội mang tính đột phá thì cái ngày Nhật Bản trở thành một xã hội “dân số già không trẻ em” sẽ không còn xa. Đây là một tương lai vô cùng u ám của Nhật Bản!
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top