Ứng viên chuyên nghiệp – Thái độ khi phỏng vấn

Ứng viên chuyên nghiệp – Thái độ khi phỏng vấn

Bài này em sưu tầm được, và nghĩ là có ích với tất cả mọi người nên post lên. :augenrollen:

Mục tiêu của mọi ứng viên là tìm được công việc ưng ý. Nhưng thực tế, từ mục tiêu đến kết quả cuối cùng là cả một hành trình có thể kéo dài từ ngày này qua tháng nọ. Để có được vị trí top trong danh sách dài của nhà tuyển dụng (NTD), bạn cần chứng tỏ “đẳng cấp” chuyên nghiệp của mình qua mỗi lần tiếp xúc. Nhưng đừng vội nghĩ rằng NTD sẽ sẵn lòng chỉ ra cho bạn những điều bạn cần sửa chữa. Nhiệm vụ của NTD là “đãi cát tìm vàng”, và nếu bạn không đáp ứng đủ yêu cầu của họ, tên bạn sẽ bị gạt khỏi “bảng vàng”. Trong loạt bài tư vấn “Ứng viên chuyên nghiệp”, chúng tôi sẽ giúp bạn nhận ra những thái độ ứng xử cần tránh cũng như những điều nên làm để dễ dàng “lọt vào mắt xanh” NTD, bắt đầu từ lần phỏng vấn đầu tiên.

Sau khi qua vòng sơ tuyển – lọc hồ sơ, bạn được chọn vào "vòng loại trực tiếp” – phỏng vấn. Cung cách ứng xử và thái độ của bạn sẽ là yếu tố quyết định bạn có “qua” được vòng này hay không. Điều quan trọng khi đi phỏng vấn (bên cạnh việc đến đúng giờ, trang phục chỉnh tề) là giữ thái độ bình tĩnh và tránh phạm phải những lỗi dưới đây.

1. “Đi cho biết”
Không gì khiến NTD rất bực mình bằng việc trò chuyện với một ứng viên mà người này không tỏ vẻ quan tâm, hoặc chỉ trả lời hời hợt. Hỏi ra thì ứng viên chỉ “đến để biết công ty ra sao rồi mới cân nhắc có chấp nhận làm việc hay không”. Anh Ân, Trưởng phòng Nhân sự công ty EDF, đã từng ngồi chờ một ứng viên hết cả 20 phút trước khi phát hiện ra rằng “nhân tài” của mình đang đi lòng vòng trong công ty để “hỏi thăm” tình hình làm việc trước khi vào gặp NTD. Đến đây thì không phải bàn cãi gì thêm, tên của ứng viên này được lưu vào “sổ bìa đen” vô thời hạn.

2. Nghe điện thoại khi phỏng vấn
Hà được NTD đánh giá là một ứng viên sáng giá cho vị trí Phó phòng Kinh doanh. Nhưng cuối cùng, chiếc ghế phó phòng lại về tay một người khác còn Hà thì vẫn đang “lận đận” gõ cửa nhiều công ty. Lý do nhiều NTD từ chối Hà là vì cô nàng liên tục nghe điện thoại và trả lời tin nhắn khi đang phỏng vấn đến nỗi NTD phải nhắc khéo Hà tắt điện thoại.

Việc nghe điện thoại khi đang phỏng vấn là một trong những điều tối kỵ. Nếu bạn đang chờ một cuộc gọi cực kỳ khẩn cấp hoặc có công việc cực kỳ gấp phải giải quyết qua điện thoại, hãy hỏi ý NTD trước khi buổi phỏng vấn bắt đầu. Chỉ nên nghe điện thoại khi NTD đồng ý và cố gắng kết thúc cuộc gọi sớm. Thông thường NTD phải tiếp xúc khá nhiều ứng viên và sẽ không có đủ thời gian nếu bạn cứ “cà kê” trên điện thoại. Nếu bạn không ở trong bất kỳ tình huống “cực kỳ” nào bên trên, hãy tắt điện thoại trước khi vào phỏng vấn.

3. Nói lan man
“Hãy cho tôi biết về bạn!” là một câu hỏi nhiều NTD rất “sợ” phải hỏi nhưng không hỏi thì không được. Nhiều ứng viên vừa nghe đến câu hỏi này là lập tức “tuôn” tràng giang đại hải về tiểu sử bản thân, sở thích, thói quen của mình. Ngược lại, những thông tin cần thiết cho NTD như công việc, những điều bạn thích khi làm việc và những gì động viên tinh thần làm việc thì lại không thấy nói đến.

4. Quá tự hào về bản thân
Bạn hoàn toàn có quyền tự hào về những thành tích mình đạt được nhưng nên thể hiện một cách khiêm tốn. Bạn có thể nói “Tôi không tự nhận mình là người giỏi nhất, nhưng tôi luôn cố gắng hết sức và nỗ lực của tôi được đền đáp với giải nhất cuộc thi XYZ.” Ngược lại, nếu bạn vỗ ngực: “Sau khi qua mặt 2 ứng viên nặng ký cho ghế Giám đốc và thắng luôn ứng viên sáng giá cuối cùng bằng bảng kế hoạch kinh doanh xuất sắc, vị trí Giám đốc Kinh doanh tại công ty ABC đương nhiên trở thành của tôi”, chỉ cần đến đây, NTD có thể nhẹ nhàng gạch tên bạn ra khỏi danh sách.

Bên cạnh đó, có những ứng viên chọn cách “thêu dệt” thêm thành tích nhằm làm lý lịch của mình “đẹp” hơn, nhưng NTD tinh ý luôn dễ dàng phát giác những chi tiết “giả tưởng” này. Không gì sáng suốt bằng việc nói đúng sự thật và khiêm tốn.

-----------------------------------------------------
vietnamworks
 
Bình luận (6)

jindo_89

Liu liu.... (*´з`)~♪
Cách viết thư cảm ơn sau phỏng vấn

Hì hì hì, "lụm" được cái này, chắc là có ích lắm đây ! ^^

- Tư vấn của công ty Tư vấn và tuyển dụng nhân sự HRVietNam:

Bên cạnh năng lực chuyên môn giỏi, bộ hồ sơ xin việc hoàn hảo, trả lời phỏng vấn tốt, bạn cũng có thể tạo thêm ấn tượng với nhà tuyển dụng bằng cách gửi cho họ một lá thư cảm ơn sau cuộc phỏng vấn một vài ngày. Đây cũng là cách "nhắc khéo" nhà tuyển dụng “đừng quên tôi!”.

Tất nhiên, để viết một lá thư hoàn hảo, tạo ấn tượng tốt không dễ. Hãy tham khảo một số điểm cần lưu ý sau:

Không sai sót: Bạn đã từng tiếp xúc, trao đổi trực tiếp với nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn, vậy không có lý do gì để bạn viết sai danh tính, chức vụ của nhà tuyển dụng hoặc tên công ty trong thư. Nếu làm ngược lại, lá thư cảm ơn của bạn sẽ phản tác dụng.

Trang trọng: Bố cục đơn giản, nhẹ nhàng, ngôn ngữ chân thành, trong sáng. Không khuôn mẫu, đừng quá văn hoa, cũng không nên tâng bốc quá mức nhà tuyển dụng. Mất thời gian trình bày lại nội dung buổi phỏng vấn trước đó cũng là điều nên tránh.

Trọng tâm: Gợi cho nhà tuyển dụng thấy, cuộc phỏng vấn thực sự hữu ích cho bạn. Do đó, bạn mong muốn có được sự hợp tác tích cực. Nếu như bạn đã được chấp nhận vào làm việc rồi thì không nên đòi hỏi sự “hỗ trợ” hay giúp đỡ nào tiếp theo trong thư.

Đừng quên đánh giá cao khoảng thời gian “vàng ngọc” mà nhà tuyển dụng đã dành để phỏng vấn bạn cũng như để đọc lá thư này.

Hứa hẹn khả năng thành công về việc hợp tác làm việc trong tương lai giữa bạn và công ty. Bạn phải tham gia thêm vòng phỏng vấn nữa, bạn cũng có thể đề nghị nhà tuyển dụng đưa thêm những yêu cầu (nếu có).

========================
( "Lụm" từ vietbao.vn )
 

admin

Administrator
Thành viên BQT
Re: Cách viết thư cảm ơn sau phỏng vấn

Ví dụ
○○株式会社
△△部 □□様


○○大学○○学部○○学科の●●●●と申します。

本日は貴重なお時間を割いてご面談いただき、誠にありがとうございました。

□□様のお話を伺う中で、貴社のお客様へのサービスや、
そのための社内の人材育成方針などの一端が、理解できたように思いました。
以前より貴社を第一志望としておりましたが、貴社で仕事をしたいという気持ちが
ますます強くなりました。

この度の面接が良い結果となった場合、貴社で私の力をより活かすことができるよう努力し、
自分を高めていく所存です。

取り急ぎ、面接でのお礼を申し上げます。



************************************
●●●●
○○大学○○学部○○学科
〒111-1111
東京都○○区○○1丁目1番1号
電話:03-1111-1111
携帯:070-1111-1111
mailto:******@****.ac.jp
************************************
 

jindo_89

Liu liu.... (*´з`)~♪
Làm thế nào để biết mức lương nhà tuyển dụng có thể trả cho bạn?

Bài này lôi được từ Vietnamworks về, ai chưa đọc thì vào coi nhé !

Bạn trả lời như thế nào khi nhà tuyển dụng (NTD) hỏi bạn, ứng viên đi dự phỏng vấn “Anh/chị mong muốn mức lương bao nhiêu?” Thật là khó phải không? “Hét” quá cao thì có thể không được nhận vào làm, còn nếu đưa ra mức thấp thì bạn cảm thấy không xứng với “tầm vóc” của mình. Trên thực tế có rất nhiều người muốn biết mức lương mà NTD có thể trả cho họ, nhưng thật khó để khai thác thông tin đó. Làm thế nào đây?

Thông thường, nhà tuyển dụng có thể sẽ không “đeo đuổi” bạn nếu bạn “lẩn tránh” mãi câu trả lời. Nhưng một số NTD sẽ kiên trì hơn. Họ có thể sẽ hỏi bạn:

“Anh Hưng, tôi cho rằng trình độ và kinh nghiệm của anh phù hợp với yêu cầu của chúng tôi. Nhưng anh vẫn chưa cho tôi biết mức lương đề nghị của mình.”

Giải pháp thứ nhất
Tốt nhất đừng nên “vặn vẹo” lại NTD bằng câu hỏi “Ông/Bà định mức lương bao nhiêu cho vị trí này?” Câu hỏi này có 2 mặt và tùy vào NTD có thể đánh giá đó là một câu hỏi thẳng thắn, hoặc có thể khiến NTD bực mình vì bạn không trả lời thẳng vào câu hỏi mà họ đặt ra.

Nguyên tắc đầu tiên là bạn không cần phải trả lời ngay câu hỏi trên. Hãy nhớ khi NTD hỏi mức lương bạn mong muốn, bạn có thể nghĩ rằng khả năng bạn được trúng tuyển là rất lớn.

Để biết được điều này, bạn có thể đặt ra câu hỏi ”ướm thử”, chẳng hạn:

“Với câu hỏi này, liệu tôi có thể xem đó là dấu hiệu mình đã trúng tuyển vào quý công ty?”

Câu trả lời trên thể hiện mức độ quan tâm của bạn đối với cơ hội được làm việc với công ty. Điều đó có tác dụng tốt cho bạn mà thôi. Có hai khả năng xảy ra: nếu NTD thực sự muốn tuyển bạn, họ sẽ trả lời “Có”. Nếu không, họ cũng chẳng phiền, nhưng sẽ không cố “ép” bạn phải nói ra mức lương bạn mong muốn nữa.

Tuy nhiên bạn nên khéo léo che giấu sự vui mừng quá sớm của mình. NTD rất có thể đang tìm hiểu xem mức lương mà bạn mong muốn có phù hợp với ngân sách tuyển dụng của họ hay không. Bạn hãy nhớ rằng NTD có một danh sách " những ứng viên phù hợp nhất”, vì vậy bạn vẫn chưa là người cuối cùng được chọn.

Giải pháp thứ hai
Bạn cũng có thể áp dụng thuật “đi vòng”, nghĩa là chuyển buổi nói chuyện theo một hướng khác rồi khéo léo quay trở lại vấn đề NTD đang hỏi. Câu trả lời của bạn có thể gồm 3 phần:

Câu dạo đầu: “Thú thật tôi rất thích môi trường làm việc lý tưởng này, những thách thức mà công việc sẽ mang đến cho tôi, khả năng phát triển sự nghiệp cùng với những người mà tôi sẽ làm việc chung.”

Vào vấn đề: “Qua buổi trò chuyện cùng Ông/Bà, tôi đã tìm được điều mình mong muốn ở đây. Tất cả các yếu tố: công việc mà tôi sẽ làm sắp tới, sự hỗ trợ của công ty dành cho vị trí này, và sự đóng góp của tôi trong sự phát triển chung của cả công ty thật sự rất hấp dẫn đối với tôi.”

Câu kết: “Tiền bạc là vấn đề quan trọng đối với bất kỳ ai. Nhưng thú thật tôi vẫn chưa nghĩ đến một con số nào cụ thể nào vì tôi nghĩ nhiều vấn đề còn quan trọng hơn mức lương: cơ hội phát triển, thăng tiến và sự cam kết của cả hai bên. Tuy nhiên vì Ông/Bà đề cập đến vấn đề này, tôi có thể biết quý công ty dự định dành ngân sách tuyển dụng cho vị trí này như thế nào?”

Với cách trả lời này, bạn tạo được một không khí hòa nhã và thân thiện với NTD, và nhất là tránh được câu trả lời đối đầu trực tiếp.

Giải pháp thứ ba
Trong trường hợp NTD đưa ra câu trả lời “lơ lửng” cho câu hỏi trên, bạn cần đưa ra một khoản lương bổng phù hợp mà bạn muốn. Nhưng trước tiên, bạn hãy đánh giá xem công việc đang ứng tuyển có giá trị như thế nào trên thị trường. Chẳng hạn bạn muốn ứng tuyển vào vị trí chuyên viên CNTT – phần mềm, bạn có thể tìm hiểu xem công ty sẽ dành những khoản phụ cấp nào cho vị trí của bạn, “giá trị” của vị trí này ở những công ty khác. Bạn cần nghiên cứu thông tin này thông qua bạn bè hay người quen.

Sau khi cân nhắc các yếu tố cần thiết cho vị trí bạn dự tuyển, bạn có thể cho nhà tuyển dụng biết được sự chuẩn bị của bạn về việc tìm hiểu thị trường lao động và tiền lương của vị trí này.

Ví dụ, nếu bạn ứng tuyển vào vị trí nhân viên Marketing, và mong muốn mức lương 6,2 triệu đồng, bạn hãy cho NTD biết rằng theo những thông tin mà bạn góp nhặt được từ các kênh thông tin khác nhau: bạn bè, báo chí, các trang web tuyển dụng...; mức lương tương đối cho vị trí này khoảng từ 6 đến 6,5 triệu đồng, và bạn cảm thấy với những gì khả năng bạn có thể đáp ứng được vị trí này, bạn mong muốn mức lương là 6,2 triệu đồng.
Nếu đó là mức NTD đã định ra ban đầu thì xin chúc mừng bạn, nếu không họ sẽ tìm cách thương lượng với bạn nếu mức chênh lệch giữa mức lương bạn mong muốn và mức lương họ có thể trả không quá cao. Đồng thời, để được chọn, bạn cần chứng minh cho NTD thấy rằng bạn là “xứng đáng nhất” trong số những người ứng tuyển trong buổi phỏng vấn.

Nhiều người sau khi nhận được lời mời đi làm vẫn không vui, họ ước gì họ đã thương lượng thêm về phần lương và phần phúc lợi. “Ước gì tôi đã nói thêm điều này, điều kia thì chắc chắn lương của tôi có thể cao hơn” là những lời “than vãn” của những người vội vàng thỏa thuận mức lương. Còn bạn thì sao? Đã bao giờ bạn rơi vào trường hợp đó chưa? Nhưng các bạn hoàn toàn có thể tránh được sự nuối tiếc đó nếu tiếp tục theo dõi loạt bài về “chuyện nhạy cảm” lương bổng của chúng tôi.

( Theo Vietnamworks )
 

ttvj

hoa dại... kiêu hãnh
Re: Làm thế nào để biết mức lương nhà tuyển dụng có thể trả cho bạn?

Xin có thêm chút ý kiến, hi vọng chúng sẽ có ích cho bạn:

1, Muốn biết mức lương nhà tuyển dụng có thể trả cho bạn, có lẽ trước tiên bạn nên có chút kiến thức về nguyên tắc trả lương của doanh nghiệp. Nguyên tắc trả lương, thưởng phổ biện hiện nay là nguyên tắc 3P:

P1- Pay for position - trả theo vị trí. Lương này chỉ là lương tham chiếu, nó được công ty định giá theo vị trí từng công việc trong công ty (tuỳ theo tính chất, yêu cầu của vị trí công việc).

P2- Person pay - trả theo con người. Lương này được định giá qua đánh giá năng lực nhân viên, nó là lương thực tế mà nhân viên đó nhận được khi làm tại vị trí công việc đó. Lương này được điều chỉnh theo thị trường.

P3- Pay for performance - trả theo thành tích. Gồm có thưởng theo kết quả và thưởng khuyến khích dài hạn. Mức thưởng được định giá qua đánh giá thành tích của nhân viên trong khi thực tế thực hiện công việc tại vị trí đã đảm nhận.

Qua phân tích trên, có thể phần nào bạn sẽ biết cách thương lượng mức lương cho hợp lý. Ví dụ: bạn ứng tuyển vào vị trí nhân viên kinh doanh, bạn không nên đặt kỳ vọng cao quá vào P1, thậm chí là P2, vì với vị trí này thông thường thu nhập chính của bạn sẽ được quyết định qua doanh số bán hàng - tức là P3 sẽ quyết định mức lương của bạn. Hoặc là, bạn thực sự là người có năng lực, có bằng cấp cao, nhưng công ty đã định giá mức lương vị trí công việc (P1) bạn ứng tuyển ở mức trung bình so với các vị trí khác trong công ty thì bạn cũng không nên kỳ vọng vào một mức lương cao họ sẽ đưa ra,...

2, Nếu phỏng vấn bằng tiếng mẹ đẻ thì bạn dễ dàng hơn trong việc diễn đạt ý của mình. Nhưng hãy lưu ý nếu phỏng vấn bằng ngoại ngữ, nếu ngoại ngữ bạn giỏi thì đây cũng là cơ hội để bạn thể hiện năng lực của mình, nhưng nếu ngoại ngữ chỉ ở mức trung bình thì đừng nên dùng những câu hỏi, trả lời quá phức tạp, vì có thể bạn không thể diễn đạt nổi chúng.

3, Mức lương nhận được ngay sau khi vào công ty chưa thể hiện được tất cả. Hãy làm việc và chứng minh bản thân mình, mức lương của bạn sẽ được cải thiện.

Ngoài ra, đúng là tiền lương chưa phải là tất cả, bên cạnh nó còn có nhiều thứ khác, hãy cùng suy nghĩ thêm nhé :redface:
 

kokoro_mt

New Member
Có nên nói thật về mức lương hiện tại?

Tôi có thể biết mức lương hiện tại của bạn không?” là câu hỏi các ứng viên thường gặp trong quá trình phỏng vấn. Rất nhiều người chọn cách trả lời bằng cách thổi phồng thu nhập hiện tại của mình. Cũng có nhiều người “bật mí” mức lương hiện tại của mình. Còn bạn thì sao? Để trả lời câu hỏi này, bạn nên cân nhắc thiệt hơn của việc “thổi phồng” và “nói thật” về mức lương hiện tại.

co-nen-noi-that_0.jpg


Thổi phồng mức lương hiện tại
Lựa chọn này có thể dẫn đến một trong hai trường hợp sau:

Trường hợp 1

Có thể bạn cho rằng NTD không thể biết bạn đang cố tình nói quá sự thật. Điều này thật nguy hiểm vì NTD rất tinh ý và sẽ nghi ngờ về mức lương ”hét” quá cao của bạn. Họ có nhiều cách để tìm hiểu mức lương hiện tại của bạn đấy:

1. Họ yêu cầu được xem bảng lương từ công ty hiện tại của bạn.
2. Họ viết thư hoặc gọi điện cho phòng nhân sự hay quản lý trước đây của bạn.
3. Họ nhờ một công ty khác điều tra lai lịch và thu nhập của bạn.

Như thế việc gì đến rồi sẽ đến. Khi đó NTD sẽ “lật tẩy” bạn và đó là dấu hiệu cho việc kết thúc sớm quá trình phỏng vấn. Cũng có NTD im lặng và sẽ không liên lạc lại với bạn. Bạn biết không, các NTD có thể đánh giá được tính trung thực trong câu trả lời của bạn qua ánh mắt, thái độ và ngôn ngữ cử chỉ của bạn…

Trên thực tế đã có trường hợp này xảy ra.
Khi Bình ứng tuyển vào công ty A anh đã thổi phồng thu nhập của mình. Trưởng phòng nhân sự nghi ngờ về mức lương của Bình, vì qua hồ sơ ứng tuyển của anh NTD không nghĩ rằng Bình có mức thu nhập cao như thế. Và họ đã tiến hành tìm hiểu về Bình. Kết quả là Bình đã bị loại khỏi vòng phỏng vấn. Sau đó, Bình nộp đơn ứng tuyển vào công ty B. Nhưng thật không may cho Bình, trưởng phòng nhân sự bên công B là bạn của trưởng phòng nhân sự ở công ty A.

Bạn thấy không, tính không trung thực thật nguy hiểm!

Trường hợp 2
Bạn đã “thổi phồng” thành công và được nhận vào làm với mức lương mơ ước. Tuy nhiên với mức lương cao như thế có nghĩa là trách nhiệm của bạn rất cao và sếp đòi hỏi ở bạn rất nhiều. Sẽ không có gì đáng nói nếu bạn chứng tỏ được mình xứng đáng với mức lương như vậy. Còn trường hợp ngược lại, nếu bạn không đáp ứng được nhu cầu của công việc thì việc ra đi sớm là điều không thể tránh khỏi.

Nói thật mức lương hiện tại

Có nhiều nguyên nhân khiến người ta nghỉ việc, trong đó vấn đề tiền lương là nguyên nhân khá phổ biến. Thông thường khi người nào đó chuyển công tác, họ thường hy vọng có mức lương cao hơn ở công ty mới. Tuy nhiên, bạn không nên “thổ lộ” điều đó với NTD, nếu không họ sẽ nghĩ rằng bạn chỉ quan tâm đến tiền. Hãy cho NTD biết mức lương hiện tại của bạn và thẳng thắn đề nghị mức lương mà bạn mong muốn ở công ty mới.

Nếu bạn thương lượng được mức tăng lương ít nhất là 30% so với mức lương cũ thì rất tốt. Trên thực tế đã có nhiều người tăng thu nhập của mình lên ba lần hoặc nhiều hơn nữa vì họ nắm vững nghệ thuật thương lượng lương với NTD. Đó là những ứng viên biết cách phát huy thế mạnh của mình như con át chủ bài đủ sức thuyết phục NTD.

Tuy nhiên, bạn sẽ trả lời ra sao nếu NTD hỏi vì sao bạn yêu cầu mức lương cao hơn nhiều so với mức lương hiện tại? Đó là câu hỏi khá thách thức với bạn đó. Bạn hãy bình tĩnh và tự tin chỉ cho NTD thấy sự khác biệt giữa hai công việc, rằng công việc mới đòi hỏi ở bạn nỗ lực nhiều hơn, rằng bạn sẽ đi sớm về khuya, rằng bạn sẽ phải đảm trách nhiều nhiệm vụ to lớn ở vị trí mới…

Song song đó, bạn cần chứng minh với NTD rằng bạn là ứng viên “nặng ký” bằng cách trình bày những thành tích bạn đã đạt được và cống hiến cho công ty cũ.

Có nên chấp nhận mức lương thấp hơn mức hiện tại?


Có nhiều ứng viên đã chấp nhận mức lương mới thấp hơn mức lương cũ. Họ “hy sinh” để nắm bắt cơ hội thăng tiến. Họ có khả năng nhìn trước tương lai. Họ đoán được công việc này sẽ rất phát triển trong tương lai, vì thế họ không ngần ngại nắm bắt ngay cơ hội. Và sau một thời gian, khi công việc phát triển thì chuyện tăng lương là điều tất yếu. Nhiều người cũng chấp nhận mức lương thấp hơn mức hiện tại khi họ chuyển qua một lĩnh vực nghề nghiệp hoàn toàn mới mẻ, vì họ phải bắt đầu sự nghiệp lại từ đầu.

Cũng có ứng viên chấp nhận mức lương thấp, nhưng với điều kiện là qua thời gian thử việc thì mức lương phải thay đổi. Dĩ nhiên là NTD sẽ đồng ý, vì trong thời gian thử việc NTD sẽ biết được khả năng thật sự của họ. Và nếu ứng viên thật sự là người xuất sắc thì chuyện tăng lương sẽ chỉ là “chuyện nhỏ”.

Có thể nói chuyện đàm phán lương bổng muôn hình vạn trạng. Khi đi phỏng vấn, bạn phải xác định được khả năng thật sự của mình và mức lương nào xứng đáng và phù hợp nhất. Đừng nên nóng vội và “ manh động”. Nếu bạn thật sự là một nhân tài, hãy tự tin chứng tỏ điều đó với NTD.

Khi chuyển công tác, ai cũng định cho mình mức lương mơ ước. Nhưng trên thực tế ít người có thể đạt được điều đó.

===========
( Theo vnworks)
 

ttvj

hoa dại... kiêu hãnh
Re: Có nên nói thật về mức lương hiện tại?

Nếu dự phỏng vấn, mình không thích câu hỏi như vậy, thường sẽ tìm cách để không đưa ra con số cụ thể :D
 

Bài viết liên quan

Your content here
Top