Chúng ta vẫn thường nghe bàn về chuyện người nước ngoài trong đó có cả người Nhật bị lừa ở Việt Nam hay bị người Việt Nam lừa khi đi du lịch hay trong các giao dịch làm ăn. Tuy thế có lẽ ít nghe đến việc người Việt Nam bị người Nhật lừa. Phải chăng người Nhật ai cũng tốt và chưa có người Việt nam nào bị người Nhật lừa?
Có lẽ lý số vụ này khá ít và có đi nữa thì với tâm lý sĩ diện và người Việt cũng có xu hướng giữ kín chuyện. Kết quả là hầu như không có thông tin về vấn đề này.
Trước hết tôi xin lỗi nhưng ai quá thần tượng người nước ngoài nói chung và người Nhật nói riêng và tin rằng họ tòan là người tốt. Xin thưa các bạn cũng có những người Nhật lưu manh. Đây cũng là điều tất nhiên thôi ở đâu cũng có kẻ tốt người xấu.
Tôi xin nêu ra một vài đặc điểm nhận dạng để tránh rơi vào tình huống ấm ức hay khó xử khi bạn giao thiệp làm ăn với người Nhật. Cũng xin lưu ý rằng đây chỉ là bài viết mở đầu và hy vọng nhận được sự đóng góp của mọi người.
Bây giờ xin quay về vấn đề chính.
1. Nguyên Nhân:
Có lẽ phải nói rằng khoảng 70% nguyên nhân nằm ở nơi bên "bị hại"- tức là người Việt.
Trước hết nằm ở thói quen và đặc tính văn hóa của người Việt đó là tính cả nể. Vì tính cả nể, cả tin mà người Việt sẽ dễ dàng mắc bẫy của những người Nhật không tử tế. Trong các giao dịch liên quan đến tiền bạc vấn đề quan trọng là thỏa thuận về tiền bạc thì vì cả nể nên không dám hay không muốn nói rõ ràng ra ngay từ đầu. Và vì cả tin nên đã vô tình kỳ vọng vào lòng tốt của người Nhật.Chính vì thế đã tạo ra kẻ hở để rồi cuối cùng phải rước lấy cay đắng hay thiệt thòi( Bản thân tôi cũng là người Việt và khi viết ra những dòng này thì tất nhiên chính tôi cũng đã trải nghiệm một vài bài học như thế này).
Nguyên nhân kế tiếp là quan niệm cố hữu của một số người Việt Nam rằng người nước ngòai là tốt (ví dụ "là người nước ngòai thì họ không làm việc xấu hay không lừa mình"). Theo cá nhân tôi thì nhiều người Việt Nam có tâm lý phân biệt đối xử giữa đối tác là người Việt và người nước ngòai. Trong khi luôn de dặt nghi ngờ đối tác Việt thì nhiều người (Việt) sẵn sàng tin tưởng và ưu ái đối tác nước ngòai chỉ vì lý do đơn giản "họ là người nước ngòai (nên chắc không lừa đảo mình)"!Chính vì thế mà khi nhận ra thì đã quá muộn vì trong tay không có chứng cớ hay đối tác đã cao chạy xa bay.
(còn tiếp)
Có lẽ lý số vụ này khá ít và có đi nữa thì với tâm lý sĩ diện và người Việt cũng có xu hướng giữ kín chuyện. Kết quả là hầu như không có thông tin về vấn đề này.
Trước hết tôi xin lỗi nhưng ai quá thần tượng người nước ngoài nói chung và người Nhật nói riêng và tin rằng họ tòan là người tốt. Xin thưa các bạn cũng có những người Nhật lưu manh. Đây cũng là điều tất nhiên thôi ở đâu cũng có kẻ tốt người xấu.
Tôi xin nêu ra một vài đặc điểm nhận dạng để tránh rơi vào tình huống ấm ức hay khó xử khi bạn giao thiệp làm ăn với người Nhật. Cũng xin lưu ý rằng đây chỉ là bài viết mở đầu và hy vọng nhận được sự đóng góp của mọi người.
Bây giờ xin quay về vấn đề chính.
1. Nguyên Nhân:
Có lẽ phải nói rằng khoảng 70% nguyên nhân nằm ở nơi bên "bị hại"- tức là người Việt.
Trước hết nằm ở thói quen và đặc tính văn hóa của người Việt đó là tính cả nể. Vì tính cả nể, cả tin mà người Việt sẽ dễ dàng mắc bẫy của những người Nhật không tử tế. Trong các giao dịch liên quan đến tiền bạc vấn đề quan trọng là thỏa thuận về tiền bạc thì vì cả nể nên không dám hay không muốn nói rõ ràng ra ngay từ đầu. Và vì cả tin nên đã vô tình kỳ vọng vào lòng tốt của người Nhật.Chính vì thế đã tạo ra kẻ hở để rồi cuối cùng phải rước lấy cay đắng hay thiệt thòi( Bản thân tôi cũng là người Việt và khi viết ra những dòng này thì tất nhiên chính tôi cũng đã trải nghiệm một vài bài học như thế này).
Nguyên nhân kế tiếp là quan niệm cố hữu của một số người Việt Nam rằng người nước ngòai là tốt (ví dụ "là người nước ngòai thì họ không làm việc xấu hay không lừa mình"). Theo cá nhân tôi thì nhiều người Việt Nam có tâm lý phân biệt đối xử giữa đối tác là người Việt và người nước ngòai. Trong khi luôn de dặt nghi ngờ đối tác Việt thì nhiều người (Việt) sẵn sàng tin tưởng và ưu ái đối tác nước ngòai chỉ vì lý do đơn giản "họ là người nước ngòai (nên chắc không lừa đảo mình)"!Chính vì thế mà khi nhận ra thì đã quá muộn vì trong tay không có chứng cớ hay đối tác đã cao chạy xa bay.
(còn tiếp)
Sửa lần cuối:
Có thể bạn sẽ thích