Văn hóa Nhật đang đến gần Việt Nam hơn...

Văn hóa Nhật đang đến gần Việt Nam hơn...

Thân thiện và thẳng thắn, cuộc gặp gỡ giữa phái đoàn giao lưu văn hóa Nhật Bản và những văn nghệ sĩ của TP Hồ Chí Minh (ngày 11/5/2005) đã được tận dụng đến những phút cuối cùng. Và như bà Koshino Junko phát biểu, "Các bạn đã làm thay đổi cái nhìn của tôi về Việt Nam".

Trong phát biểu của ông Trưởng đoàn Ogura Kazuo, Chủ tịch Quỹ Giao lưu quốc tế Nhật Bản, "Việt Nam và Nhật Bản cùng gặp nhau ở những vấn đề lớn: do ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc, phải tìm cách phát huy bản sắc văn hóa của mình; Truyền thống và hiện đạåi sẽ phải giải quyết ra sao; Hòa bình và chiến tranh: Việt Nam và Nhật Bản cùng trải qua chiến tranh lâu dài, và cùng khao khát thiết lập một thế giới hòa bình".

Ông Matsutani Takayuki, Giám đốc Hiệp hội Phim hoạt hình Nhật Bản, nồng nhiệt chia sẻ với các bạn Việt Nam một tâm trạng: "Cách đây 60 năm, khi kết thúc chiến tranh và xây dựng lại đất nước, người Nhật có được cảm giác tự do. Trong chiến tranh người Nhật rất khổ nhưng sau đó những bó buộc đã được xóa bỏ. Nhưng buồn là người Nhật không được liên hệ với bên ngoài nên không có mô hình để làm theo. Từ 1940 Nhật Bản đã có truyện tranh nhưng chỉ mươi người có thể thực hiện được. Hiện nay truyện tranh Nhật Bản đã phát triển một cách độc đáo. Ban đầu Nhật đã làm theo mô hình Mỹ, hầu như nội dung không có gì. Nhưng về sau, phát triển rất xa, với những nội dung rất phong phú. Một số truyện tranh còn vượt qua cả tiểu thuyết, có thể khiến người đọc rơi nước mắt. Tương lai Nhật Bản - Việt Nam có thể xúc tiến giao lưu, và Nhật Bản sẽ cung cấp những kinh nghiệm phù hợp với bối cảnh Việt Nam". Bà Edo Kyoko, Chủ tịch Quỹ Âm nhạc Arion, đặt câu hỏi: "Làm thế nào để lựa chọn chuyên gia khi giao lưu văn hóa nghệ thuật, còn trong giao lưu văn học, sẽ chọn loại sách nào để dịch giới thiệu ở Việt Nam?". Ông Kawashima Yoshio, Hiệu trưởng Trường Đại học Senri Kinran, cho rằng: "Ngôn ngữ là văn hóa và cơ sở văn hóa. Giao lưu văn hóa phải là song phương nên người Việt học tiếng Nhật là quan trọng nhưng người Nhật học tiếng Việt cũng rất quan trọng. Điều đáng tiếc là ở Nhật Bản ít có cơ sở dạy tiếng Việt cho người Nhật".

Không rào đón và rất thành tâm, đạo diễn Lê Hoàng nói thẳng nhận xét của mình: "Điện ảnh Nhật Bản cần gây được sự chú ý trong công chúng chứ không phải chỉ trong giới nghiên cứu. Văn hóa Nhật Bản đã đi sau rất xa so với kinh tế và khoa học Nhật Bản trong đời sống người Việt Nam". Nhà nghiên cứu - dịch giả Phan Nhật Chiêu bay bổng hơn: "Kimono đẹp như thiên nhiên, như bốn mùa, còn áo dài đẹp như bản thân tình yêu vậy". "Nhật Bản có thể giúp Việt Nam bảo tồn những giá trị văn hóa phi vật thể như ca trù ở miền Bắc, hát bội ở miền Trung, cải lương ở miền Nam; cần dịch giới thiệu những tác phẩm văn học của hai nước cho nhau, nhất là tác phẩm đương đại, để người đọc biết các nhà văn đang viết về cái gì và viết như thế nào...", đó là ý kiến của nhà văn Ngô Thị Kim Cúc. Nhà thiết kế Thanh Long, diễn viên Hồng Ánh, ca sĩ Lam Trường, Mỹ Tâm đều có ý kiến về việc đào tạo, về bản quyền, về việc giao lưu - biểu diễn...

Buổi tối cùng ngày, với sự có mặt đông đảo của văn nghệ sĩ, báo chí và giới đại học, cuộc gặp gỡ đã diễn ra thân mật hơn, sôi nổi hơn với tiếng hát của ca sĩ Lam Trường. Những người bạn Nhật - Việt đã có thể chuyện trò thoải mái hơn qua những thông dịch viên tình nguyện cả Nhật lẫn Việt trong đội ngũ giáo viên dạy tiếng Nhật. Có một mùa hoa anh đào đang nở trong những trái tim Việt Nam...

(THeo Thanh niên)
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top