Về Dịch Thuật Văn Học Nhật Bản ở

Về Dịch Thuật Văn Học Nhật Bản ở

Gần đây trên thị trường sách nước ta xuất hiện khá nhiều những tác phẩm văn học dịch của Nhật Bản. Nhưng hầu hết chỉ tập trung ở mảng truyện tranh còn một số thể loại khác như truyện ngắn, tiểu thuyết đoạt giải thưởng về văn học của Nhật lại chưa được dịch ra tiếng Việt. Trước đây, những tác phẩm văn học nổi tiếng của Nhật Bản đến được với độc giả Việt Nam như: Hoàng hôn hắt bóng, Nghìn cánh hạc, Người đẹp ngủ trong rừng, Cố đô, Xứ tuyết... hầu hết là được chuyển dịch qua một ngôn ngữ trung gian cho nên không thể tránh khỏi hao hụt qua mỗi lần chuyển ngữ. Phần lớn những tác phẩm này được dịch qua tiếng Nga, Anh, Pháp, Trung. Việc dịch trực tiếp những tác phẩm văn học của Nhật Bản sang tiếng Việt không phải là không có nhưng hầu như còn rất ít bởi do hạn chế về mặt ngôn ngữ. Chính vì thế vấn đề đặt ra hiện nay là làm thế nào những tác phẩm văn học hay của Nhật Bản có thể đến được với độc giả Việt Nam. Trong thực tế một vấn đề khác được đặt ra là tại sao đội ngũ những người biết tiếng Nhật giỏi hiện nay không phải là ít nhưng hầu như ít có người dám "chuyên môn hoá" lĩnh vực dịch văn học. Phải chăng đây là một lĩnh vực khó, yêu cầu người dịch phải có lòng yêu nghề, khả năng ngôn ngữ tốt, dành rất nhiều tâm huyết trong công việc nhưng thù lao lại không xứng đáng với công sức mà họ đã bỏ ra. Hơn nữa, trong khi với khối lượng thời gian và công sức như vậy người ta có thể làm việc khác mà thu nhập cao hơn rất nhiều lần.
Một điều cần phải nhìn nhận đó là vai trò của những người làm công tác "thẩm định văn học " đã không nhìn nhận được hết vị trí của văn học Nhật Bản. Họ có sự so sánh không tương xứng giữa văn học Nhật với một số nền văn học có tên tuổi khác trên thế giới. Họ chưa coi trọng thích đáng việc giao lưu giữa văn học Việt Nam và văn học Nhật Bản.
Theo một điều tra gần đây nhất thì hơn 80% thị trường truyện tranh của ta là có nguồn gốc từ Nhật Bản, 15% là từ các nguồn khác và chỉ có 5% là truyện tranh của Việt Nam. Như vậy truyện tranh Nhật Bản chiếm một thị phần rất lớn trên thị trường truyện tranh Việt Nam. Một câu hỏi đặt ra cho chúng ta là tại sao chỉ là mảng truyện tranh còn những mảng đề taì khác lại chưa được khai thác. Trong khi đó bên cạnh truyện tranh tiểu thuyết hay thơ truyền thống Nhật Bản lại chưa đến được với độc giả Việt Nam. Một câu hỏi khác cũng được đặt ra là: Tại sao truyện tranh Nhật Bản lại lôi cuốn trẻ em Việt Nam đến như vậy?. Điều này cũng chứng tỏ rằng văn học Nhật Bản có sức hấp dẫn rất lớn đối với bạn đọc. Đặc biệt là thời gian gần đây qua việc hai tác phẩm đoạt giải thưởng Akutagawa này Naoki lần thứ 132 của hai nhà văn trẻ Nhật Bản** Lễ trao giải thưởng đã diễn ra tại Tokyo ngày 18/2/2005. Giải Akutagawa đã trao cho Kazushige Abe với tác phẩm "Gunzô" (Quần tượng). Giải Naoki đã trao cho Mitsuyo Kakuta với tác phẩm "Taigan no Kannojo" (Sự đối diện của cô ấy) đã gây được tiếng vang lớn chứng tỏ rằng nền văn học trẻ Nhật Bản đang thực sự được hồi sinh trở lại. Vậy tại sao những tác phẩm có giá trị như vậy đến bây giờ vẫn chưa đến được với độc giả Việt Nam. Phải chăng chính là ở vấn đề bản quyền hay khả năng dịch thuật của các dịch giả trong nước. Đây cũng chính là một nghịch lý bởi một thực tế cho thấy rằng những tác phẩm thuộc hàng “betseller” của Mỹ, Pháp, Anh chỉ cần được ra mắt trên quê hương của chúng tháng này thì chỉ một vài tháng sau chúng đã lại có mặt trên thị trường sách của Việt Nam. Điều này đối với những tác phẩm của Nhật Bản thì hầu như không bao giờ xảy ra. Một điều nữa, đối với những người làm công tác chuyên môn cần chú ý rằng chúng ta đã làm rất tốt ở mảng tranh truyện Nhật Bản vậy thì tại sao chúng ta lại không thể làm tốt như vậy ở những mảng đề tài khác?
Từ đó cho thấy nên chăng cần phải tổ chức một cuộc hội thảo bàn về những vấn đề trên đây. Nếu làm được điều đó, chúng ta sẽ làm tốt công tác tiếp thị, đưa văn học Nhật đến gần với bạn đọc Việt Nam. Tác giả bài viết này có một số kiến nghị như sau:
1. Cần chú trọng đầu tư hơn nữa đối với những người làm công tác biên dịch đặc biệt là công tác biên dịch văn học Nhật Bản. Tạo điều kiện một cách tốt nhất cho những người làm công tác biên dịch này cả về lĩnh vực chuyên môn lẫn vật chất.
2. Đối với những người làm công tác biên dịch và nghiên cứu văn học Nhật Bản cần phải cố gắng hơn nữa trong vai trò làm cầu nối giữa độc giả Việt Nam và văn học Nhật Bản. Giúp độc giả Việt Nam quan tâm và làm quen với văn học Nhật Bản như đã quen với những nền văn học lớn khác của Nga, Mỹ, Pháp, Đức, Trung Quốc.
3. Một điều cần thiết khác, cần đẩy mạnh hơn nữa và làm tốt công tác tuyên truyền quảng bá cho văn học Nhật Bản trên thị trường sách của Việt Nam.
Qua một số điều đã khái quát trên đây chúng ta phần nào thấy được thực trạng tình hình giới thiệu văn học Nhật ở Việt Nam. Vấn đề đặt ra là phải làm sao để cải thiện được tình hình trên. Điều này đòi hỏi trước hết phải có sự cố gắng của cả hai phía là người làm công tác biên dịch và cả phía các nhà xuất bản cùng phối hợp để đẩy mạnh hơn nữa sự phát triển giao lưu giữa nền văn học hai nước.


(Lưu Thị Thu Thuỷ
Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á
Trớch từ: Tạp chớ NCNB & ĐBA. Số 1/2005)
 

Bài viết liên quan

Thumbnail bài viết: Nhật Bản - Việt Nam ký kết thỏa thuận ngăn chặn tình trạng "thu hai lần" phí bảo hiểm xã hội đối với thực tập sinh.
Nhật Bản - Việt Nam ký kết thỏa thuận ngăn chặn tình trạng "thu hai lần" phí bảo hiểm xã hội đối với thực tập sinh.
Ngày 18, Bộ Ngoại giao Nhật Bản thông báo các cuộc đàm phán với Việt Nam sẽ bắt đầu vào ngày 22 để ký kết "Hiệp định Bảo hiểm Xã hội Nhật Bản - Việt Nam". Khi người lao động hai nước làm việc tại...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Tại sao giá matcha cũng tăng, và cả sencha cũng vậy ? Tình hình matcha trong tương lai sẽ ra sao ?
Nhật Bản : Tại sao giá matcha cũng tăng, và cả sencha cũng vậy ? Tình hình matcha trong tương lai sẽ ra sao ?
Giá matcha cuối cùng cũng đã bắt đầu tăng. Giá thị trường tencha (nguyên liệu thô để làm matcha) đã tăng vọt trong năm nay, điều này nằm trong dự đoán, nhưng có vẻ như cuối cùng cũng đã đến...
Thumbnail bài viết: Hướng tới việc phổ cập các dịch vụ sử dụng thông tin sức khỏe cá nhân, METI triển khai dự án trình diễn trong lĩnh vực chăm sóc điều dưỡng.
Hướng tới việc phổ cập các dịch vụ sử dụng thông tin sức khỏe cá nhân, METI triển khai dự án trình diễn trong lĩnh vực chăm sóc điều dưỡng.
METI đang nỗ lực phổ biến các dịch vụ sử dụng "PHR (Hồ sơ Sức khỏe Cá nhân)", đại diện cho thông tin sức khỏe và dữ liệu y tế của cá nhân. METI dự kiến khởi động một dự án trình diễn vào năm tài...
Thumbnail bài viết: Tỷ lệ tự cung tự cấp lương thực chỉ đạt 38% . Khủng hoảng lương thực của Nhật Bản do sản xuất hàng loạt và tiêu thụ hàng loạt .
Tỷ lệ tự cung tự cấp lương thực chỉ đạt 38% . Khủng hoảng lương thực của Nhật Bản do sản xuất hàng loạt và tiêu thụ hàng loạt .
Giá gạo tăng cao, thu hoạch rau củ quả kém, sản lượng đánh bắt giảm... Chúng ta nên làm gì bây giờ để thoát khỏi cuộc khủng hoảng lương thực lịch sử này? Keiko Nakamura, một nhà nghiên cứu hàng...
Thumbnail bài viết: Ngân hàng Japan Post gặp sự cố hệ thống , không thể chuyển tiền đến hoặc nhận tiền từ các ngân hàng khác.
Ngân hàng Japan Post gặp sự cố hệ thống , không thể chuyển tiền đến hoặc nhận tiền từ các ngân hàng khác.
Theo Ngân hàng Bưu điện Nhật Bản ( Japan Post ) , một sự cố hệ thống đã khiến việc chuyển tiền từ Ngân hàng sang các ngân hàng khác và gửi tiền từ các ngân hàng khác vào Ngân hàng Bưu điện Nhật...
Thumbnail bài viết: Chính quyền Trump gây sức ép tăng chi tiêu quốc phòng, Nhật Bản sẽ phản ứng thế nào ? 
Chính sách an ninh của mỗi bên.
Chính quyền Trump gây sức ép tăng chi tiêu quốc phòng, Nhật Bản sẽ phản ứng thế nào ? Chính sách an ninh của mỗi bên.
Chính quyền Trump tại Mỹ đang yêu cầu Nhật Bản tăng chi tiêu quốc phòng . Nhật Bản sẽ phản ứng thế nào khi chính quyền Trump gây sức ép buộc các đồng minh tăng đáng kể chi tiêu quốc phòng ? An...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Tỷ lệ lao động thường xuyên/không thường xuyên phiên bản phát hành năm 2025.
Nhật Bản : Tỷ lệ lao động thường xuyên/không thường xuyên phiên bản phát hành năm 2025.
77,7% nam giới và 47,6% nữ giới là lao động thường xuyên Việc làm thường xuyên và không thường xuyên là một cách phân loại tình trạng việc làm, và thường được thảo luận khi thảo luận về tình hình...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Xuất khẩu sang Mỹ giảm tháng thứ ba liên tiếp trong tháng 6 , ô tô chịu thuế quan giảm.
Nhật Bản : Xuất khẩu sang Mỹ giảm tháng thứ ba liên tiếp trong tháng 6 , ô tô chịu thuế quan giảm.
Theo số liệu thống kê thương mại sơ bộ (tính theo thông quan) do Bộ Tài chính công bố ngày 17, xuất khẩu sang Mỹ đã giảm 11,4% so với cùng kỳ năm trước, xuống còn 1,7071 nghìn tỷ yên. Đây là tháng...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Agoda dừng giao dịch với các công ty gian lận , liên quan đến các vấn đề đặt phòng khách sạn.
Nhật Bản : Agoda dừng giao dịch với các công ty gian lận , liên quan đến các vấn đề đặt phòng khách sạn.
Vào ngày 16, thông tin cho biết trang web đặt phòng khách sạn trực tuyến Agoda đã dừng giao dịch với các công ty gian lận liên quan đến các vấn đề với du khách, chẳng hạn như "phòng đã đặt không...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Ngành điều dưỡng lương thấp, lo ngại về tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng hơn . Thảo luận về việc nâng cao mức sống.
Nhật Bản : Ngành điều dưỡng lương thấp, lo ngại về tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng hơn . Thảo luận về việc nâng cao mức sống.
Ngành điều dưỡng, bao gồm cả chăm sóc tại nhà, đang ngày càng trở nên khó khăn. Không còn thời gian để lãng phí vào việc cải thiện chế độ đãi ngộ cho nhân viên điều dưỡng. Nhiều đảng phái chính...
Your content here
Top