Việt Nam và Nhật Bản triển khai đàm phán hiệp định đối tác kinh tế

Việt Nam và Nhật Bản triển khai đàm phán hiệp định đối tác kinh tế

[WRAP]http://www.hoinhap.com.vn/cnhn/upload/webnews/battay3.jpg[/WRAP]Ngày 3/5/2006 Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản cho biết, tại phiên họp lần thứ 2, nhóm nghiên cứu thành lập Đối tác kinh tế song phương Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) diễn ra tại Tokyo (Nhật Bản) ttừ 26-28/4/2006 hai bên đã cùng nhau trao đổi ý kiến liên quan tới đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản.

Đây sẽ là Hiệp định kinh tế song phương đầu tiên có tầm sâu rộng nhất mà Việt Nam đã ký kết với một số đối tác nước ngoài nhằm thực hiện thỏa thuận giữa Thủ tướng Phan Văn Khải và Thủ tướng Nhật Bản Koizumi vào tháng 12/2005. Phiên họp đã kết thúc giai đoạn nghiên cứu khả thi và nhất trí khuyến nghị Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản sớm triển khai đàm phán chính thức. Phía Nhật Bản đã đề xuất một lộ trình đàm phán mà theo đó hai bên sẽ đạt được Hiệp định cơ bản vào đầu năm 2007.

Được biết, hiện quan hệ thương mại Việt-Nhật đang phát triển với tốc độ cao. Nhật Bản là một trong 3 thị trường xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam (sau Mỹ và EU). Nếu kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nhật Bản vào năm 2000 mới đạt 4,52 tỷ USD, thì năm 2005 kim ngạch đã vượt trên 8,163 tỷ USD. Đây cũng là năm đầu tiên kim ngạch hàng Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản đạt tới 4,56 tỷ USD, tăng 20,3% so năm 2004 (từ năm 2001 -2004 mức tăng trung bình là 15-20%/ năm).

Năm 2005, Việt Nam cũng nhập của Nhật khoảng 3,6 tỷ USD (tăng 15,3%). Tuy nhiên, xuất siêu của Việt Nam sang Nhật lại đạt đến khoảng 960 triệu USD (tăng trên 43%). Nếu trừ dầu thô Việt Nam vẫn xuất trên 370 triệu USD. Các mặt hàng Việt Nam xuất sang Nhật trong năm 2005 có kim ngạch lớn gồm hàng may mặc; hải sản kể cả tôm; dầu thô; hàng dệt thoi; dây cáp điện; than đá; đồ gỗ; hàng dệt kim và linh kiện điện tử mạch in. Đáng chú ý là xuất khẩu Việt Nam không chỉ tăng kim ngạch mà đang phát triển tương đối rõ về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu. Gần đây, Việt Nam đã đưa hoa tươi, hàng may mặc cao cấp và thực phẩm chế biến vào thị trường Nhật. Bên cạnh đó, tỷ lệ gia công nội địa trong sản phẩm xuất khẩu và tỷ lệ kim ngạch thành phẩm xuất khẩu cũng được nâng cao (đặc biệt sản phẩm thủy sản, cơ khí và IT...).

Tôm của Việt Nam bắt đầu xuất sang thị trường Nhật Bản từ năm 2004, đến nay đã vươn lên vị trí thứ nhất với thị phần đạt 23,3% vượt đối thủ lâu nay là Indonesia (khoảng 21%). Ngoài ra, trong năm 2005, thị phần đồ gỗ Việt Nam xuất vào thị trường Nhật đã tăng từ vị trí thứ 4 lên thứ 3 (sau Trung Quốc và Đài Loan). Hiện chiếm 8% thị phần nhập khẩu đồ gỗ của Nhật Bản và đang có xu hướng tăng nữa. Với nhu cầu nhập khẩu đồ gỗ nội thất, ngoại thất của Nhật Bản là hơn 2,2 tỷ USD/năm. Đây là mặt hàng có triển vọng rất lớn để Việt Nam tăng kim ngạch vào thị trường Nhật Bản trong năm 2006 và những năm sau này. Riêng mặt hàng mây tre của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản đang có xu hướng chững lại. Ngoài nguyên nhân do nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này tại Nhật đang giảm (từ năm 2002 đến nay giảm khoảng 9-10%), thì mẫu mã hàng Việt Nam còn chưa phong phú và giá cả chưa cạnh tranh được với hàng Trung quốc và Philipines. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng hơn đến cải tiến mẫu mã để kích cầu tiêu dùng. Đặc biệt cần sáng tạo kết phối (nhiều) nguyên liệu làm tăng thêm giá trị sản phẩm và tạo ra sản phẩm mới.

Theo TTXVN
 

Bài viết liên quan

Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Các công ty nghĩ gì về các cuộc đàm phán thuế quan Nhật Bản - Hoa Kỳ ?
Nhật Bản : Các công ty nghĩ gì về các cuộc đàm phán thuế quan Nhật Bản - Hoa Kỳ ?
Các cuộc đàm phán Nhật Bản-Hoa Kỳ về các biện pháp thuế quan của chính quyền Trump cuối cùng đã bắt đầu. Tuy nhiên, có vẻ như cuộc họp đầu tiên không đi sâu vào chi tiết và kết luận vẫn chưa rõ...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Chỉ số giá tiêu dùng tháng 3 ghi nhận giá gạo tăng 92,1%, cao nhất từ trước đến nay.
Nhật Bản : Chỉ số giá tiêu dùng tháng 3 ghi nhận giá gạo tăng 92,1%, cao nhất từ trước đến nay.
Nhìn vào diễn biến giá cả hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trong nước, Chỉ số giá tiêu dùng tháng 3, không tính thực phẩm tươi sống, vốn rất dễ biến động do thời tiết, đã tăng 3,2% so với cùng kỳ năm...
Thumbnail bài viết: Số tiền viện trợ ODA của Nhật Bản tụt xuống vị trí thứ tư , mức giảm 14,4% do đồng yên mất giá.
Số tiền viện trợ ODA của Nhật Bản tụt xuống vị trí thứ tư , mức giảm 14,4% do đồng yên mất giá.
Vào ngày 17, Bộ Ngoại giao thông báo rằng Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã công bố số tiền hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Nhật Bản cho năm 2024 (số liệu tạm thời) là...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Tỷ lệ ủng hộ Nội các Ishiba ghi nhận mức thấp nhất là 23,1% , lần đầu tiên tỷ lệ không ủng hộ ở mức 50%.
Nhật Bản : Tỷ lệ ủng hộ Nội các Ishiba ghi nhận mức thấp nhất là 23,1% , lần đầu tiên tỷ lệ không ủng hộ ở mức 50%.
Theo cuộc thăm dò ý kiến của Jiji Press được tiến hành từ ngày 11 đến ngày 14 tháng 4, tỷ lệ ủng hộ Nội các Ishiba là 23,1%, giảm 4,8 điểm so với tháng trước, mức thấp nhất kể từ khi Nội các được...
Thumbnail bài viết: Người Việt Nam mang số lượng lớn "thuốc lá" vào Nhật Bản . Nhân viên hải quan tại Sân bay Kansai theo dõi chặt chẽ tình trạng buôn lậu.
Người Việt Nam mang số lượng lớn "thuốc lá" vào Nhật Bản . Nhân viên hải quan tại Sân bay Kansai theo dõi chặt chẽ tình trạng buôn lậu.
Cảnh giác trong suốt thời gian diễn ra Triển lãm Triển lãm Osaka-Kansai cuối cùng cũng đã khai mạc. Dự kiến sẽ có khoảng 3,5 triệu người từ nước ngoài đến tham quan trong thời gian diễn ra...
Thumbnail bài viết: Các quốc gia thành viên nhất trí về hiệp ước đại dịch do WHO đề xuất , kết hợp các bài học kinh nghiệm từ đại dịch Corona.
Các quốc gia thành viên nhất trí về hiệp ước đại dịch do WHO đề xuất , kết hợp các bài học kinh nghiệm từ đại dịch Corona.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông báo rằng các quốc gia thành viên đã nhất trí đàm phán một hiệp ước quốc tế mới, Hiệp ước Đại dịch, nhằm tăng cường các biện pháp kiểm soát bệnh truyền nhiễm, rút...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Giá gạo đã tăng 70% ! Tại sao giá cả tăng không ngừng ?
Nhật Bản : Giá gạo đã tăng 70% ! Tại sao giá cả tăng không ngừng ?
"Gần đây, mỗi lần tôi mua gạo ở siêu thị, có vẻ như giá đắt hơn..." Bạn đã bao giờ cảm thấy như vậy chưa? Trên thực tế, người ta nói rằng giá gạo đã tăng hơn 70% trong một năm. Đây là mức tăng lớn...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Hơn 10.000 chữ ký bày tỏ lo ngại về việc thu hồi "tư cách vĩnh trú" theo Đạo luật Kiểm soát nhập cư sửa đổi.
Nhật Bản : Hơn 10.000 chữ ký bày tỏ lo ngại về việc thu hồi "tư cách vĩnh trú" theo Đạo luật Kiểm soát nhập cư sửa đổi.
"Đừng thu hồi tư cách vĩnh trú của những người trẻ không có 'quốc gia nào để trở về!" 11.339 chữ ký phản hồi cho lời kêu gọi này đã được gửi đến chính phủ vào ngày 17 tháng 2. Đã hơn tám tháng...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Cán cân thương mại năm tài chính 2024 thâm hụt 5,2 nghìn tỷ yên, giảm do đồng yên yếu . Mức thâm hụt thương mại năm thứ tư liên tiếp.
Nhật Bản : Cán cân thương mại năm tài chính 2024 thâm hụt 5,2 nghìn tỷ yên, giảm do đồng yên yếu . Mức thâm hụt thương mại năm thứ tư liên tiếp.
Theo số liệu thống kê thương mại của Bộ Tài chính cho năm tài chính 2024 (dự kiến, cơ sở thông quan) được công bố vào ngày 17, cán cân thương mại, tức là xuất khẩu trừ nhập khẩu ghi nhận mức thâm...
Thumbnail bài viết: Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi hoãn tăng lương hưu cơ bản. Kế hoạch xóa khỏi dự luật do phản ứng dữ dội của Đảng Dân chủ Tự do.
Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi hoãn tăng lương hưu cơ bản. Kế hoạch xóa khỏi dự luật do phản ứng dữ dội của Đảng Dân chủ Tự do.
Vào ngày 16, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi đã quyết định xóa đề xuất tăng lương hưu cơ bản (lương hưu quốc gia) khỏi dự luật cải cách hệ thống lương hưu để trình lên Quốc hội hiện tại. Việc sử...
Your content here
Top