Thời gian gần đây số lượng người Việt Nam qua Nhật lao động tăng lên rất nhanh. Kéo theo hệ lụy là cũng có nhiều vấn đề phát sinh liên quan đến thủ tục qua Nhật. Nhiều vấn đề có nguyên nhân khách quan. Nhưng cũng không ít trường hợp xảy ra vì nguyên nhân chủ quan là do người lao động không chịu tìm hiểu(phó thác cho môi giới) hay không nắm rõ quy trình làm thủ thủ tục qua Nhật, dẫn đến những sai lầm không đáng có. Nhằm giúp người lao động nắm thông tin để tránh rủi ro, bài viết này tóm tắt trả lời các câu hỏi: Tư cách lưu trú là gì? Visa là gì? Vì sao nhiều trường hợp chờ mãi vẫn không có tư cách lưu trú?
Chứng nhận tư cách lưu trú là gì?
Chứng nhận tư cách lưu trú tiếng Nhật là 在留資格認定証明書,tiếng Anh là Certificate of Eligibility(COE), dịch nôm na ra tiếng Việt là "Giấy Chứng Nhận tư cách lưu trú". Như cái tên của nó, nó là chứng nhận cho người nước ngoài đủ tư cách lưu trú do phía Nhật xét dựa trên giấy tờ liên quan được trình lên. Trường hợp kỹ sư thì giấy tờ đó bao gồm:
+Giấy tờ chứng minh tình hình tài chính, lý lịch, lĩnh vực kinh doanh, nội dung công việc của phía công ty
+Giấy tờ về phía lao động(kỹ sư) như bằng cấp, kinh nghiệm, lý lịch.
Sau khi xét hồ sơ (Trường hợp cần thiết Cục quản lý xuất nhập cảnh sẽ gọi điện để phỏng vấn)cả hai phía và có đủ chứng cứ là cả hai phía thoả mãn điều kiện mà loại hình tư cách lưu trú được xin( ở đây là kỹ sư) thì Cục quản lý xuất nhập cảnh cấp giấy chứng nhận tư cách lưu trú. Nói nôm na thì phía Nhật chứng nhận lao động đủ tư cách để qua Nhật làm việc theo như đơn đã được trình lên. Cần lưu ý là do cục quản lý chỉ xét dựa trên hồ sơ nên những trường hợp có kỹ năng làm hồ sơ tốt sẽ đưa lại xác suất được cấp giấy này cao hơn và ngược lại kỹ năng làm hồ sơ không ổn thì thực tế công ty và bản thân lao động có tốt mấy cũng sẽ bị loại.
Ảnh tư cách lưu trú
Visa là gì?
Tiếng Nhật là 査証 tiếng Anh là "visa". Đây là giấy mà cơ quan ngoại giao của Nhật tại Việt Nam sẽ cấp cho lao động với ý nghĩa là “ cho phép Nhập cảnh” vào Nhật Bản. Sau khi được phía Nhật cấp chứng nhận đủ tư cách lưu trú thì lao động phải trình giấy này lên kèm đơn xin lên Đại sứ quán Nhật tại Việt Nam và Đại sứ quán sẽ thẩm định lại một lần nữa. Nội dung thẩm định không được công khai nhưng thường sẽ bao gồm các nội dung như thẩm định lý lịch(lịch sử phạm tội, có đi ra nước ngoài chưa) và về mảng bằng cấp(thật ha giả), kinh nghiệm làm việc v.v.. Lưu ý là tùy trường hợp mà có thể Đại Sứ quán sẽ gọi liên lạc trực tiếp để thẩm tra hay cho người đi thẩm tra (ví dụ đến trường đại học).Sau khi thẩm định, thẩm tra nếu không có vấn đề gì thì Đại sứ quán sẽ cấp visa (bằng cách dán trực tiếp vào hộ chiếu). Nói ngắn gọn thì Visa là giấy cho phép người mang nó nhập cảnh vào Nhật.
Ảnh Visa
Tóm tắt lại thì Chứng Nhận tư cách lưu trú là giấy chứng nhận rằng xét qua hồ sơ thì lao động đủ điều kiện và công ty cũng đã sẵn sàng đón lao động qua. Đại sứ quán Nhật tại Việt Nam và cả nhà nước Việt Nam hãy tạo điều kiện cho lao động qua Nhật làm việc.
Trong khi đó Visa là giấy xác nhận của Đại sứ quán Nhật rằng "Đại sứ quán cũng đã thẩm định và người mang nó cũng đủ tư cách để vào Nhật. Vì vậy hải quan Nhật hãy để lao động Nhập cảnh vào Nhật làm việc.
Tất nhiên cũng cần phải nói thêm thì Hộ chiếu là tờ chứng nhận của nhà nước Việt Nam rằng "Chủ nhân của hộ chiếu là công dân hợp pháp của chúng tôi. Mong phía Nhật Bản tạo mọi điều kiện để anh ta sống và làm việc tại đất nước bạn".
Để nhập cảnh vào Nhật tôi cần mang theo giấy tờ gì?
Về cơ bản bạn cần mang theo Hộ chiếu(có dán visa), Giấy Chứng Nhận tư cách lưu trú (bản gốc). Nhiều trường hợp hải quan Nhật sẽ hỏi bạn về hợp đồng với phía công ty Nhật nên để cho chắc chắn hãy mang theo cả hợp đồng lao động (hay giấy tờ có giá trị tương tự).
Cứ đủ giấy tờ là tôi đảm bảo 100% được nhập cảnh vào Nhật?
Những giấy tờ nói trên chỉ là ở mức chứng nhận bạn đủ điều kiện nhập cảnh vào Nhật. Còn để qua Nhật Bạn cần phải đến được hải quan cửa khẩu( sân bay) thẩm định lần nữa. Do đó không thể nói đủ giấy tờ là 100% được nhập cảnh vào Nhật. Ví dụ điển hình là khi nhập cảnh vào Nhật Bạn mang theo hành lý cấm và nguy hiểm như ma túy, thuốc nổ v.v.. thì chắc chắn bạn sẽ bị bắt và trả về nước. Hay trường hợp khi kiểm tra qua vân tay hải quan phát hiện bạn khai man lý lịch (trước đây bạn đã sống và phạm tội ở Nhật thì bạn cũng sẽ khó có thể nhập cảnh. Hay khi hải quan hỏi gì đó và bạn trả lời sai (ví dụ nói sai tên công ty, sai nghề nghiệp v.v..) cũng có nguy cơ sẽ bị từ chối nhập cảnh.
Tại sao tôi chờ COE dài cổ cũng không thấy?
Một khi đã nộp hồ sơ đi Nhật thì có lẽ ai cũng có tâm lý muốn đi nhanh. Tuy thế, thực tế thì không phải mọi thứ đều diễn ra theo ý muốn. Nhiều trường hợp chờ cả năm vẫn không thấy giấy chứng nhận tư cách lưu trú. Vậy lý do là gì?
1/Hồ sơ có vấn đề:
Thường cục quản lý sẽ trả kết quả sớm nhất là 2 tuần và muộn nhất là 3 tháng tính từ ngày nhận hồ sơ. Nhưng nếu hồ sơ có vấn đề cần bổ sung thì thời gian xét sẽ dài ra. Nếu bị yêu cầu bổ sung nhiều lần thì thời gian xét có thể kéo dài ra 6 tháng hay thậm chí có trường hợp là 1 năm.
2/Đã có kết quả (trượt) nhưng phía Nhật không báo:
Cũng có nhiều trường hợp sau khi bị báo trượt, phía Nhật bận rộn với việc tìm người thay thế và quên luôn người bị đánh trượt.
3/Rơi vào quả lừa và bị ngâm hồ sơ:
Có thể nói đa số trường hợp chờ lâu rơi vào trường hợp này.
Gần đây có khá nhiều công ty/cá nhân môi giới phía Nhật nhận hàng chục thậm chí là hàng trăm bộ hồ sơ và báo "đỗ" và ôm hồ sơ về Nhật. Môi giới và lao động phía Việt Nam thì vui mừng phấp phỏng chờ đợi. Nhưng đâu có biết một thực tế là hồ sơ được ôm về Nhật và sau đó mới đưa cho môi giới tầng dưới đi tiếp thị tìm công ty tiếp nhận. Kết quả là phía viết nam cứ chờ và tin chắc "đã đỗ" thế nhưng chờ mãi, chờ mãi cũng không thấy COE đâu. Ép thì phía Nhật đưa ra muôn vàn lý do kiểu "công ty phá sản" "hồ sơ trục trặc"... Và ép nữa thì được gửi cho ảnh biên lai "hồ sơ đã được thụ lý" (nhiều trường hợp là sản phẩm của photoshop). Tất nhiên hầu hết các trường hợp này sau thời gian chờ đợi mòn mỏi sẽ nhận được kết quả "không ra giấy chứng nhận tư cách lưu trú".
Do tính chất đa tầng môi giới (nhiều môi giới) nên nhiều khi chính người môi giới trực tiếp cho lao động cũng là nạn nhân. Vì vậy thay vì trách môi giới thì hãy thật cản trọng khi lựa chọn công ty môi giới.
Trên đây là tóm tắt về COE, Visa và lý do lao động chờ COE mãi vẫn không thấy tăm hơi đâu. Nếu bạn có thắc mắc gì hãy đặt câu hỏi. Nếu bạn cảm thấy có ích hãy chia sẻ cho bạn bè. Đây cũng là cách bạn đang gián tiếp giúp những người xung quanh tránh rủi ro trong quá trình làm hồ sơ qua Nhật.
Chứng nhận tư cách lưu trú là gì?
Chứng nhận tư cách lưu trú tiếng Nhật là 在留資格認定証明書,tiếng Anh là Certificate of Eligibility(COE), dịch nôm na ra tiếng Việt là "Giấy Chứng Nhận tư cách lưu trú". Như cái tên của nó, nó là chứng nhận cho người nước ngoài đủ tư cách lưu trú do phía Nhật xét dựa trên giấy tờ liên quan được trình lên. Trường hợp kỹ sư thì giấy tờ đó bao gồm:
+Giấy tờ chứng minh tình hình tài chính, lý lịch, lĩnh vực kinh doanh, nội dung công việc của phía công ty
+Giấy tờ về phía lao động(kỹ sư) như bằng cấp, kinh nghiệm, lý lịch.
Sau khi xét hồ sơ (Trường hợp cần thiết Cục quản lý xuất nhập cảnh sẽ gọi điện để phỏng vấn)cả hai phía và có đủ chứng cứ là cả hai phía thoả mãn điều kiện mà loại hình tư cách lưu trú được xin( ở đây là kỹ sư) thì Cục quản lý xuất nhập cảnh cấp giấy chứng nhận tư cách lưu trú. Nói nôm na thì phía Nhật chứng nhận lao động đủ tư cách để qua Nhật làm việc theo như đơn đã được trình lên. Cần lưu ý là do cục quản lý chỉ xét dựa trên hồ sơ nên những trường hợp có kỹ năng làm hồ sơ tốt sẽ đưa lại xác suất được cấp giấy này cao hơn và ngược lại kỹ năng làm hồ sơ không ổn thì thực tế công ty và bản thân lao động có tốt mấy cũng sẽ bị loại.
Ảnh tư cách lưu trú
Visa là gì?
Tiếng Nhật là 査証 tiếng Anh là "visa". Đây là giấy mà cơ quan ngoại giao của Nhật tại Việt Nam sẽ cấp cho lao động với ý nghĩa là “ cho phép Nhập cảnh” vào Nhật Bản. Sau khi được phía Nhật cấp chứng nhận đủ tư cách lưu trú thì lao động phải trình giấy này lên kèm đơn xin lên Đại sứ quán Nhật tại Việt Nam và Đại sứ quán sẽ thẩm định lại một lần nữa. Nội dung thẩm định không được công khai nhưng thường sẽ bao gồm các nội dung như thẩm định lý lịch(lịch sử phạm tội, có đi ra nước ngoài chưa) và về mảng bằng cấp(thật ha giả), kinh nghiệm làm việc v.v.. Lưu ý là tùy trường hợp mà có thể Đại Sứ quán sẽ gọi liên lạc trực tiếp để thẩm tra hay cho người đi thẩm tra (ví dụ đến trường đại học).Sau khi thẩm định, thẩm tra nếu không có vấn đề gì thì Đại sứ quán sẽ cấp visa (bằng cách dán trực tiếp vào hộ chiếu). Nói ngắn gọn thì Visa là giấy cho phép người mang nó nhập cảnh vào Nhật.
Ảnh Visa
Tóm tắt lại thì Chứng Nhận tư cách lưu trú là giấy chứng nhận rằng xét qua hồ sơ thì lao động đủ điều kiện và công ty cũng đã sẵn sàng đón lao động qua. Đại sứ quán Nhật tại Việt Nam và cả nhà nước Việt Nam hãy tạo điều kiện cho lao động qua Nhật làm việc.
Trong khi đó Visa là giấy xác nhận của Đại sứ quán Nhật rằng "Đại sứ quán cũng đã thẩm định và người mang nó cũng đủ tư cách để vào Nhật. Vì vậy hải quan Nhật hãy để lao động Nhập cảnh vào Nhật làm việc.
Tất nhiên cũng cần phải nói thêm thì Hộ chiếu là tờ chứng nhận của nhà nước Việt Nam rằng "Chủ nhân của hộ chiếu là công dân hợp pháp của chúng tôi. Mong phía Nhật Bản tạo mọi điều kiện để anh ta sống và làm việc tại đất nước bạn".
Để nhập cảnh vào Nhật tôi cần mang theo giấy tờ gì?
Về cơ bản bạn cần mang theo Hộ chiếu(có dán visa), Giấy Chứng Nhận tư cách lưu trú (bản gốc). Nhiều trường hợp hải quan Nhật sẽ hỏi bạn về hợp đồng với phía công ty Nhật nên để cho chắc chắn hãy mang theo cả hợp đồng lao động (hay giấy tờ có giá trị tương tự).
Cứ đủ giấy tờ là tôi đảm bảo 100% được nhập cảnh vào Nhật?
Những giấy tờ nói trên chỉ là ở mức chứng nhận bạn đủ điều kiện nhập cảnh vào Nhật. Còn để qua Nhật Bạn cần phải đến được hải quan cửa khẩu( sân bay) thẩm định lần nữa. Do đó không thể nói đủ giấy tờ là 100% được nhập cảnh vào Nhật. Ví dụ điển hình là khi nhập cảnh vào Nhật Bạn mang theo hành lý cấm và nguy hiểm như ma túy, thuốc nổ v.v.. thì chắc chắn bạn sẽ bị bắt và trả về nước. Hay trường hợp khi kiểm tra qua vân tay hải quan phát hiện bạn khai man lý lịch (trước đây bạn đã sống và phạm tội ở Nhật thì bạn cũng sẽ khó có thể nhập cảnh. Hay khi hải quan hỏi gì đó và bạn trả lời sai (ví dụ nói sai tên công ty, sai nghề nghiệp v.v..) cũng có nguy cơ sẽ bị từ chối nhập cảnh.
Tại sao tôi chờ COE dài cổ cũng không thấy?
Một khi đã nộp hồ sơ đi Nhật thì có lẽ ai cũng có tâm lý muốn đi nhanh. Tuy thế, thực tế thì không phải mọi thứ đều diễn ra theo ý muốn. Nhiều trường hợp chờ cả năm vẫn không thấy giấy chứng nhận tư cách lưu trú. Vậy lý do là gì?
1/Hồ sơ có vấn đề:
Thường cục quản lý sẽ trả kết quả sớm nhất là 2 tuần và muộn nhất là 3 tháng tính từ ngày nhận hồ sơ. Nhưng nếu hồ sơ có vấn đề cần bổ sung thì thời gian xét sẽ dài ra. Nếu bị yêu cầu bổ sung nhiều lần thì thời gian xét có thể kéo dài ra 6 tháng hay thậm chí có trường hợp là 1 năm.
2/Đã có kết quả (trượt) nhưng phía Nhật không báo:
Cũng có nhiều trường hợp sau khi bị báo trượt, phía Nhật bận rộn với việc tìm người thay thế và quên luôn người bị đánh trượt.
3/Rơi vào quả lừa và bị ngâm hồ sơ:
Có thể nói đa số trường hợp chờ lâu rơi vào trường hợp này.
Gần đây có khá nhiều công ty/cá nhân môi giới phía Nhật nhận hàng chục thậm chí là hàng trăm bộ hồ sơ và báo "đỗ" và ôm hồ sơ về Nhật. Môi giới và lao động phía Việt Nam thì vui mừng phấp phỏng chờ đợi. Nhưng đâu có biết một thực tế là hồ sơ được ôm về Nhật và sau đó mới đưa cho môi giới tầng dưới đi tiếp thị tìm công ty tiếp nhận. Kết quả là phía viết nam cứ chờ và tin chắc "đã đỗ" thế nhưng chờ mãi, chờ mãi cũng không thấy COE đâu. Ép thì phía Nhật đưa ra muôn vàn lý do kiểu "công ty phá sản" "hồ sơ trục trặc"... Và ép nữa thì được gửi cho ảnh biên lai "hồ sơ đã được thụ lý" (nhiều trường hợp là sản phẩm của photoshop). Tất nhiên hầu hết các trường hợp này sau thời gian chờ đợi mòn mỏi sẽ nhận được kết quả "không ra giấy chứng nhận tư cách lưu trú".
Do tính chất đa tầng môi giới (nhiều môi giới) nên nhiều khi chính người môi giới trực tiếp cho lao động cũng là nạn nhân. Vì vậy thay vì trách môi giới thì hãy thật cản trọng khi lựa chọn công ty môi giới.
Trên đây là tóm tắt về COE, Visa và lý do lao động chờ COE mãi vẫn không thấy tăm hơi đâu. Nếu bạn có thắc mắc gì hãy đặt câu hỏi. Nếu bạn cảm thấy có ích hãy chia sẻ cho bạn bè. Đây cũng là cách bạn đang gián tiếp giúp những người xung quanh tránh rủi ro trong quá trình làm hồ sơ qua Nhật.
Sửa lần cuối:
Có thể bạn sẽ thích