Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật (JETRO) vừa qua đã công bố cuộc điều tra hàng năm với gần 1.000 công ty sản xuất của Nhật đang hoạt động tại sáu nước ASEAN (Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, VN) và Ấn Độ.
Cuộc điều tra, được tiến hành trong hai tháng đầu năm nay, cho thấy xu hướng ngày càng có nhiều công ty Nhật chuyển cơ sở sản xuất giữa các nước ASEAN, cũng như giữa ASEAN và Trung Quốc.
Trong số sáu nước ASEAN, Thái Lan là lựa chọn hàng đầu khi có đến 83 công ty Nhật chuyển địa điểm sản xuất đến đây. Sau Thái Lan là Indonesia với 82 công ty, Malaysia (80), Philippines (79), Việt Nam (66) và Singapore (6).
Tuy nhiên, cuộc điều tra này cũng cho thấy một xu hướng khác: ngày càng có nhiều nhà đầu tư Nhật đang hoạt động tại Trung Quốc muốn chuyển đến VN.
Lợi thế và hạn chế của VN
Cuộc điều tra cho thấy VN có lợi thế về điều kiện chính trị xã hội ổn định, chi phí sản xuất thấp nhất khu vực, lao động ít biến động và tỷ giá ổn định hơn mức trung bình khu vực.
Về thu hút đầu tư theo ngành trong tương lai trung và dài hạn, VN, cùng với Thái Lan, được xem là hai địa chỉ sản xuất hàng đầu trong khu vực. VN đứng đầu ở các ngành sản xuất linh kiện điện/điện tử và sản xuất thiết bị điện/điện tử, đứng hàng thứ hai ở ngành sản xuất máy móc vận tải và nhựa. VN cũng là một trong ba nước đứng đầu về sản xuất linh kiện cho máy móc vận tải.
Tuy nhiên, thời gian qua tại VN đã xảy ra nhiều cuộc đình công, điều này cho thấy khả năng quản lý lao động của VN còn có lỗ hổng. Trong sáu ngành công nghiệp chủ chốt thì VN lại yếu về hóa chất. Trình độ của cán bộ nghiên cứu và đội ngũ kỹ sư Việt Nam chưa đồng đều.
Sự phát triển công nghiệp phụ trợ ở VN hiện vẫn ở mức thấp nhất, không chỉ so với Trung Quốc mà còn với các nước khác. Thêm vào đó, cơ sở hạ tầng của VN được đánh giá là không chỉ kém xa các nước mà còn gần như kém nhất, chỉ nhỉnh hơn một chút so với Ấn Độ.
Những trở ngại khác đối với đầu tư ở VN là thủ tục hải quan và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Hiện chỉ có Việt Nam và Indonesia là hai nước vẫn phải đương đầu với hai vấn nạn trên, trong khi tình hình ASEAN và Ấn Độ nói chung đã cải thiện rất nhiều.
Những lý do trên đã khiến VN bị xếp thứ năm trong cuộc cạnh tranh thu hút các nhà đầu tư Nhật có kế hoạch chuyển địa điểm sản xuất.
Giới đầu tư Nhật tại Trung Quốc đang hướng đến VN
Tuy nhiên, VN được xem là lựa chọn đầu tiên cho các nhà đầu tư Nhật muốn chuyển hoặc mở rộng đầu tư, nhằm hạn chế rủi ro do quá tập trung kinh doanh tại Trung Quốc.
Tỷ lệ các công ty Nhật dự định mở rộng sản xuất từ Trung Quốc sang VN là 20,5%, cao gần gấp 2,8 lần so với tỷ lệ 7,4% ở lựa chọn tiếp theo là Thái Lan.
Tương tự, tỷ lệ các công ty Nhật dự định chuyển một phần sản xuất từ Trung Quốc sang VN là 6,8%, gấp hơn hai lần tỷ lệ 3,1% ở nước xếp thứ hai là Malaysia.
Quá bán (56%) các nhà đầu tư Nhật trong cuộc điều tra đã chọn VN vì chi phí sản xuất thấp. Một lý do quan trọng khác, phát triển kinh tế của VN trong những năm gần đây tương tự với hoàn cảnh của Trung Quốc tại thời điểm các nhà đầu tư Nhật nói trên bắt đầu làm ăn.
Triển vọng kinh tế tích cực ở VN hứa hẹn mở ra nhiều cơ hội kinh doanh. Gần đây, các nhà đầu tư Nhật theo xu hướng chuyển và mở rộng làm ăn từ Trung Quốc sang VN đã tập trung nhiều nhất vào các ngành sản xuất linh kiện cho máy móc vận tải (23%) và linh kiện điện/điện tử (18%).
Tuy nhiên, hai ngành trên hiện đang bị cạnh tranh ráo riết từ các nước láng giềng: Philippines (sản xuất linh kiện cho máy móc vận tải); Malaysia và Thái Lan (sản xuất linh kiện điện/điện tử).
Cũng từ cuộc điều tra, 56,5% các công ty Nhật cho rằng triển vọng kinh doanh ở VN năm 2006 kỳ vọng nhiều vào tăng doanh thu thị trường nội địa và tăng trưởng xuất khẩu. Ngoài ra, các yếu tố khác giúp cải thiện hoạt động kinh doanh tại VN năm nay gồm tăng hiệu quả sản xuất (47,8% các nhà đầu tư Nhật đồng tình), tăng trưởng xuất khẩu (41,3%), bắt đầu hoặc mở rộng sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng cao (32,6%)...
Trong vài năm tới, đầu tư của Nhật dự báo sẽ tiếp tục được mở rộng ở VN. VNhiện đứng đầu các nước ASEAN và xếp sau Ấn Độ với 78,6% nhà đầu tư Nhật ở VN dự định mở rộng kinh doanh.
Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đầu tư của Nhật tại Việt Nam trong quí 1-2006 đã tăng gấp hơn năm lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn
Cuộc điều tra, được tiến hành trong hai tháng đầu năm nay, cho thấy xu hướng ngày càng có nhiều công ty Nhật chuyển cơ sở sản xuất giữa các nước ASEAN, cũng như giữa ASEAN và Trung Quốc.
Trong số sáu nước ASEAN, Thái Lan là lựa chọn hàng đầu khi có đến 83 công ty Nhật chuyển địa điểm sản xuất đến đây. Sau Thái Lan là Indonesia với 82 công ty, Malaysia (80), Philippines (79), Việt Nam (66) và Singapore (6).
Tuy nhiên, cuộc điều tra này cũng cho thấy một xu hướng khác: ngày càng có nhiều nhà đầu tư Nhật đang hoạt động tại Trung Quốc muốn chuyển đến VN.
Lợi thế và hạn chế của VN
Cuộc điều tra cho thấy VN có lợi thế về điều kiện chính trị xã hội ổn định, chi phí sản xuất thấp nhất khu vực, lao động ít biến động và tỷ giá ổn định hơn mức trung bình khu vực.
Về thu hút đầu tư theo ngành trong tương lai trung và dài hạn, VN, cùng với Thái Lan, được xem là hai địa chỉ sản xuất hàng đầu trong khu vực. VN đứng đầu ở các ngành sản xuất linh kiện điện/điện tử và sản xuất thiết bị điện/điện tử, đứng hàng thứ hai ở ngành sản xuất máy móc vận tải và nhựa. VN cũng là một trong ba nước đứng đầu về sản xuất linh kiện cho máy móc vận tải.
Tuy nhiên, thời gian qua tại VN đã xảy ra nhiều cuộc đình công, điều này cho thấy khả năng quản lý lao động của VN còn có lỗ hổng. Trong sáu ngành công nghiệp chủ chốt thì VN lại yếu về hóa chất. Trình độ của cán bộ nghiên cứu và đội ngũ kỹ sư Việt Nam chưa đồng đều.
Sự phát triển công nghiệp phụ trợ ở VN hiện vẫn ở mức thấp nhất, không chỉ so với Trung Quốc mà còn với các nước khác. Thêm vào đó, cơ sở hạ tầng của VN được đánh giá là không chỉ kém xa các nước mà còn gần như kém nhất, chỉ nhỉnh hơn một chút so với Ấn Độ.
Những trở ngại khác đối với đầu tư ở VN là thủ tục hải quan và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Hiện chỉ có Việt Nam và Indonesia là hai nước vẫn phải đương đầu với hai vấn nạn trên, trong khi tình hình ASEAN và Ấn Độ nói chung đã cải thiện rất nhiều.
Những lý do trên đã khiến VN bị xếp thứ năm trong cuộc cạnh tranh thu hút các nhà đầu tư Nhật có kế hoạch chuyển địa điểm sản xuất.
Giới đầu tư Nhật tại Trung Quốc đang hướng đến VN
Tuy nhiên, VN được xem là lựa chọn đầu tiên cho các nhà đầu tư Nhật muốn chuyển hoặc mở rộng đầu tư, nhằm hạn chế rủi ro do quá tập trung kinh doanh tại Trung Quốc.
Tỷ lệ các công ty Nhật dự định mở rộng sản xuất từ Trung Quốc sang VN là 20,5%, cao gần gấp 2,8 lần so với tỷ lệ 7,4% ở lựa chọn tiếp theo là Thái Lan.
Tương tự, tỷ lệ các công ty Nhật dự định chuyển một phần sản xuất từ Trung Quốc sang VN là 6,8%, gấp hơn hai lần tỷ lệ 3,1% ở nước xếp thứ hai là Malaysia.
Quá bán (56%) các nhà đầu tư Nhật trong cuộc điều tra đã chọn VN vì chi phí sản xuất thấp. Một lý do quan trọng khác, phát triển kinh tế của VN trong những năm gần đây tương tự với hoàn cảnh của Trung Quốc tại thời điểm các nhà đầu tư Nhật nói trên bắt đầu làm ăn.
Triển vọng kinh tế tích cực ở VN hứa hẹn mở ra nhiều cơ hội kinh doanh. Gần đây, các nhà đầu tư Nhật theo xu hướng chuyển và mở rộng làm ăn từ Trung Quốc sang VN đã tập trung nhiều nhất vào các ngành sản xuất linh kiện cho máy móc vận tải (23%) và linh kiện điện/điện tử (18%).
Tuy nhiên, hai ngành trên hiện đang bị cạnh tranh ráo riết từ các nước láng giềng: Philippines (sản xuất linh kiện cho máy móc vận tải); Malaysia và Thái Lan (sản xuất linh kiện điện/điện tử).
Cũng từ cuộc điều tra, 56,5% các công ty Nhật cho rằng triển vọng kinh doanh ở VN năm 2006 kỳ vọng nhiều vào tăng doanh thu thị trường nội địa và tăng trưởng xuất khẩu. Ngoài ra, các yếu tố khác giúp cải thiện hoạt động kinh doanh tại VN năm nay gồm tăng hiệu quả sản xuất (47,8% các nhà đầu tư Nhật đồng tình), tăng trưởng xuất khẩu (41,3%), bắt đầu hoặc mở rộng sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng cao (32,6%)...
Trong vài năm tới, đầu tư của Nhật dự báo sẽ tiếp tục được mở rộng ở VN. VNhiện đứng đầu các nước ASEAN và xếp sau Ấn Độ với 78,6% nhà đầu tư Nhật ở VN dự định mở rộng kinh doanh.
Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đầu tư của Nhật tại Việt Nam trong quí 1-2006 đã tăng gấp hơn năm lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn
Có thể bạn sẽ thích