Một lớp học tiếng Nhật gần 30 thành viên. Người đầu bạc, người tóc xanh đang i, a đánh vần từng chữ. Giáo viên là một phụ nữ trạc tuổi 40 ngồi trên chiếc xe lăn...
Gần 13 năm qua, người ngồi trên xe lăn ấy là chị Trần Phương Liên - ở 45 Bến Nghé, TP Huế - một người bị tật nguyền nhưng sống bằng tất cả nghị lực để thực hiện bằng được ước mơ của mình.
Lớn lên từ lòng hâm mộ
Chúng tôi tìm đến nhà chị vào một buổi chiều tối cũng để nghe lại bài hát mà cách đây 33 năm đã làm thay đổi cuộc đời của chị. Chính bài hát ấy đã tiếp sức cho chị có được nghị lực để vươn lên sống cho đến ngày hôm nay.
Vào cuối năm 1973, khi ấy chị mới tròn 12 tuổi được nghe một chương trình ca nhạc của Đài Tiếng nói Việt Nam phát sóng bài hát bằng tiếng Nhật có tựa đề: “Hãy chặn chiến xa lại, hãy chấm dứt chiến tranh" (Sen shawa Ugo kenai) do một ca sĩ người Nhật tên Yoko Kumiko vừa đệm đàn ghita vừa hát để phản đối Mỹ đưa xe tăng M48 từ căn cứ quân sự của Mỹ ở Nhật sang miền Nam Việt Nam.
Không hiểu tiếng Nhật nhưng làn điệu âm hưởng bài hát đã ăn sâu vào tâm trí Phương Liên ngay từ lúc nghe ca sĩ người Nhật hát bài hát đó. Bài hát như một câu chuyện cố tích khiến chị yêu tiếng Nhật, học tiếng Nhật để mong một ngày nào đó sẽ gặp lại nữ ca sĩ ấy một lần.
Bố mẹ chị là người gốc Huế nhưng ra miền bắc tập kết. Năm 1961 dưới mưa bom bão đạn, trong tiếng gầm rú của máy bay B52 thì Phương Liên chào đời. Lên 4 tuổi do hậu họa một cơn sốt bại liệt đã khiến đôi chân chị không thể đi lại được.
“Hình như trong lúc tuyệt vọng mình sẽ gặp được điều may mắn thì phải. Hồi nớ dưới căn hầm trú ẩn mình nghe được bài hát bằng tiếng Nhật rồi những tiếng vỗ tay khen “hay lắm” trên đài. Nghe xong bài hát tự dưng nước mắt mình lăn dài trên má” - chị Liên nhớ lại - “Sau đó mình thích tiếng Nhật rồi quyết tâm học bằng được con chữ”.
Khi bạn bè đến lớp thì cũng là lúc chị tự mình lê lết giữa đường để cùng theo học “Thấy mình thích học, thầy giáo thương rồi cõng vào lớp”. Từ đó chị đến lớp trên đôi chân của bố mẹ, bạn bè. “Nhiều lúc tụi bạn cõng không được thì nó kéo lê giữ đường, khi thì té xuống ao, xuống hồ. Đau thấm lắm, nhưng mình vẫn cố bám lấy vai tụi nó chứ nhất định không chịu bỏ lớp” - chị Liên cười trừ.
Ca sĩ Yokoi Kumiko (ôm đàn) những năm 1972 biểu diễn tại VN để phản đối chiến tranh của Mỹ
Niềm vui sau 33 năm
Năm 1981 Phương Liên là khóa sinh viên đầu tiên của ĐH Văn khoa (nay là ĐH Khoa học Huế) nhận tấm bằng loại khá ngành Lịch sử. “Tưởng chừng ra trường sẽ xin được việc làm phù hợp nhưng những nơi Liên gõ cửa thì không ai muốn nhận. Một người khuyết tật như tôi xin việc đâu dễ gì”, chị Liên kể.
Gác tấm bằng của mình vào góc tủ, chị đến các quán ăn xin giúp việc kiếm tiền. Chị làm đủ nghề từ bóc lạc thuê đến vay tiền mở một quán bán thuốc lá ở vỉa hè bên đường. Những lúc rảnh rỗi chị lấy sách tiếng Nhật ra giở từng trang, học từng chữ. Lòng say mê tiếng Nhật từ nhỏ đã giúp chị tiếp thu rất nhanh.
Vào một ngày mùa đông năm 1993 chị nghe được thông tin có một lớp Nhật ngữ do chính người Nhật mở tại Huế, vậy là chị lân la đến xem. “Mình chỉ dám nhìn hé qua song cửa sổ rồi học lén chứ không có tiền vào xin học” - chị phân trần.
Một hôm trời mưa, thầy Shine Toshiko thấy một cô gái tàn tật cứ thấp thỏm ngoài cửa, tay run vì rét đánh vần từng chữ. Sáng ngày hôm sau chị thấy hai người Nhật đến nhà và mời chị đến lớp để họ dạy học.
Sau đó các thầy Shine Toshiko, Saito, cô Hirata, Tusonoda rất cảm thông và đến tận nhà dạy tiếng Nhật cho chị. Sau khóa học, chị được hoàn thiện về vốn ngoại ngữ của mình. Trong ba thứ ngoại ngữ Anh, Nga và Nhật thì có lẽ Nhật ngữ đã để lại lòng say mê đến tột cùng trong chị và rồi một lớp Nhật ngữ đã ra đời ngay giữa lòng đất cố đô do chị giảng dạy.
Học trò của chị là những sinh viên các trường đại học, các bác sĩ, giảng viên, giáo viên đến các nhân viên... Lớp học của chị không ngày nào không đầy ắp tiếng ê, a dịch vần. Những học sinh có cả những người Việt Nam học tiếng Nhật lẫn những người Nhật học tiếng Việt Nam. Cứ thế, gần 13 năm qua đã có bao nhiêu thế hệ học trò thành đạt nhờ kiến thức Nhật ngữ của chị.
Năm 1999, năm 2002 và năm 2005 chị được Hội Ái hữu Nhật - Việt mời sang xứ sở hoa anh đào để tham quan mô hình dạy tiếng Nhật cho người nước ngoài tại Nhật. Trong các chuyến đi ấy chị luôn tìm hỏi về nữ ca sĩ đã cho chị nghị lực để sống đến ngày hôm nay. Giáo sư Itotesuji, Trường đại học Irabaki, rất cảm động khi tình cờ nghe được câu chuyện của chị và rồi ông cố gắng tìm nữ ca sĩ đó cho chị.
Khi biết được nữ ca sĩ còn sống, ông tìm cách liên hệ cho chị. Đó là bà Yokoi Kumiko, một nữ ca sĩ yêu hòa bình, yêu Việt Nam. Để phản đối cuộc chiến tranh của đế quốc Mỹ tại Việt Nam vào cuối tháng 11 đầu tháng 12 năm 1973, Yokoi Kumiko đã vượt hàng nghìn km từ Nhật Bản sang Hà Nội để biểu diễn nhiều ca khúc để phản đối cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam trong đó có bài hát “Hãy chặn chiến xa lại”.
Sau chiến tranh Yokoi Kumiko đã có nhiếu chuyến sang Việt Nam công diễn, năm 2005 bà được nhận “Huân chương Hữu Ái nghị Quốc tế” do phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình trao tặng.
Đã 33 năm trôi qua Phương Liên mới tìm, liên lạc được với nữ ca sĩ ấy và chị cũng cho biết chị sẽ được gặp lại Yokoi Kumiko vào một ngày đầu tháng 5 năm 2007, trong chuyến công diễn làm từ thiện tại Huế của bà...
Theo Tuổi Trẻ - Bài, ảnh: VĂN TUÂN - MAI PHƯƠNG
Gần 13 năm qua, người ngồi trên xe lăn ấy là chị Trần Phương Liên - ở 45 Bến Nghé, TP Huế - một người bị tật nguyền nhưng sống bằng tất cả nghị lực để thực hiện bằng được ước mơ của mình.
Lớn lên từ lòng hâm mộ
Chúng tôi tìm đến nhà chị vào một buổi chiều tối cũng để nghe lại bài hát mà cách đây 33 năm đã làm thay đổi cuộc đời của chị. Chính bài hát ấy đã tiếp sức cho chị có được nghị lực để vươn lên sống cho đến ngày hôm nay.
Vào cuối năm 1973, khi ấy chị mới tròn 12 tuổi được nghe một chương trình ca nhạc của Đài Tiếng nói Việt Nam phát sóng bài hát bằng tiếng Nhật có tựa đề: “Hãy chặn chiến xa lại, hãy chấm dứt chiến tranh" (Sen shawa Ugo kenai) do một ca sĩ người Nhật tên Yoko Kumiko vừa đệm đàn ghita vừa hát để phản đối Mỹ đưa xe tăng M48 từ căn cứ quân sự của Mỹ ở Nhật sang miền Nam Việt Nam.
Không hiểu tiếng Nhật nhưng làn điệu âm hưởng bài hát đã ăn sâu vào tâm trí Phương Liên ngay từ lúc nghe ca sĩ người Nhật hát bài hát đó. Bài hát như một câu chuyện cố tích khiến chị yêu tiếng Nhật, học tiếng Nhật để mong một ngày nào đó sẽ gặp lại nữ ca sĩ ấy một lần.
Bố mẹ chị là người gốc Huế nhưng ra miền bắc tập kết. Năm 1961 dưới mưa bom bão đạn, trong tiếng gầm rú của máy bay B52 thì Phương Liên chào đời. Lên 4 tuổi do hậu họa một cơn sốt bại liệt đã khiến đôi chân chị không thể đi lại được.
“Hình như trong lúc tuyệt vọng mình sẽ gặp được điều may mắn thì phải. Hồi nớ dưới căn hầm trú ẩn mình nghe được bài hát bằng tiếng Nhật rồi những tiếng vỗ tay khen “hay lắm” trên đài. Nghe xong bài hát tự dưng nước mắt mình lăn dài trên má” - chị Liên nhớ lại - “Sau đó mình thích tiếng Nhật rồi quyết tâm học bằng được con chữ”.
Khi bạn bè đến lớp thì cũng là lúc chị tự mình lê lết giữa đường để cùng theo học “Thấy mình thích học, thầy giáo thương rồi cõng vào lớp”. Từ đó chị đến lớp trên đôi chân của bố mẹ, bạn bè. “Nhiều lúc tụi bạn cõng không được thì nó kéo lê giữ đường, khi thì té xuống ao, xuống hồ. Đau thấm lắm, nhưng mình vẫn cố bám lấy vai tụi nó chứ nhất định không chịu bỏ lớp” - chị Liên cười trừ.
Ca sĩ Yokoi Kumiko (ôm đàn) những năm 1972 biểu diễn tại VN để phản đối chiến tranh của Mỹ
Niềm vui sau 33 năm
Năm 1981 Phương Liên là khóa sinh viên đầu tiên của ĐH Văn khoa (nay là ĐH Khoa học Huế) nhận tấm bằng loại khá ngành Lịch sử. “Tưởng chừng ra trường sẽ xin được việc làm phù hợp nhưng những nơi Liên gõ cửa thì không ai muốn nhận. Một người khuyết tật như tôi xin việc đâu dễ gì”, chị Liên kể.
Gác tấm bằng của mình vào góc tủ, chị đến các quán ăn xin giúp việc kiếm tiền. Chị làm đủ nghề từ bóc lạc thuê đến vay tiền mở một quán bán thuốc lá ở vỉa hè bên đường. Những lúc rảnh rỗi chị lấy sách tiếng Nhật ra giở từng trang, học từng chữ. Lòng say mê tiếng Nhật từ nhỏ đã giúp chị tiếp thu rất nhanh.
Vào một ngày mùa đông năm 1993 chị nghe được thông tin có một lớp Nhật ngữ do chính người Nhật mở tại Huế, vậy là chị lân la đến xem. “Mình chỉ dám nhìn hé qua song cửa sổ rồi học lén chứ không có tiền vào xin học” - chị phân trần.
Một hôm trời mưa, thầy Shine Toshiko thấy một cô gái tàn tật cứ thấp thỏm ngoài cửa, tay run vì rét đánh vần từng chữ. Sáng ngày hôm sau chị thấy hai người Nhật đến nhà và mời chị đến lớp để họ dạy học.
Sau đó các thầy Shine Toshiko, Saito, cô Hirata, Tusonoda rất cảm thông và đến tận nhà dạy tiếng Nhật cho chị. Sau khóa học, chị được hoàn thiện về vốn ngoại ngữ của mình. Trong ba thứ ngoại ngữ Anh, Nga và Nhật thì có lẽ Nhật ngữ đã để lại lòng say mê đến tột cùng trong chị và rồi một lớp Nhật ngữ đã ra đời ngay giữa lòng đất cố đô do chị giảng dạy.
Học trò của chị là những sinh viên các trường đại học, các bác sĩ, giảng viên, giáo viên đến các nhân viên... Lớp học của chị không ngày nào không đầy ắp tiếng ê, a dịch vần. Những học sinh có cả những người Việt Nam học tiếng Nhật lẫn những người Nhật học tiếng Việt Nam. Cứ thế, gần 13 năm qua đã có bao nhiêu thế hệ học trò thành đạt nhờ kiến thức Nhật ngữ của chị.
Năm 1999, năm 2002 và năm 2005 chị được Hội Ái hữu Nhật - Việt mời sang xứ sở hoa anh đào để tham quan mô hình dạy tiếng Nhật cho người nước ngoài tại Nhật. Trong các chuyến đi ấy chị luôn tìm hỏi về nữ ca sĩ đã cho chị nghị lực để sống đến ngày hôm nay. Giáo sư Itotesuji, Trường đại học Irabaki, rất cảm động khi tình cờ nghe được câu chuyện của chị và rồi ông cố gắng tìm nữ ca sĩ đó cho chị.
Khi biết được nữ ca sĩ còn sống, ông tìm cách liên hệ cho chị. Đó là bà Yokoi Kumiko, một nữ ca sĩ yêu hòa bình, yêu Việt Nam. Để phản đối cuộc chiến tranh của đế quốc Mỹ tại Việt Nam vào cuối tháng 11 đầu tháng 12 năm 1973, Yokoi Kumiko đã vượt hàng nghìn km từ Nhật Bản sang Hà Nội để biểu diễn nhiều ca khúc để phản đối cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam trong đó có bài hát “Hãy chặn chiến xa lại”.
Sau chiến tranh Yokoi Kumiko đã có nhiếu chuyến sang Việt Nam công diễn, năm 2005 bà được nhận “Huân chương Hữu Ái nghị Quốc tế” do phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình trao tặng.
Đã 33 năm trôi qua Phương Liên mới tìm, liên lạc được với nữ ca sĩ ấy và chị cũng cho biết chị sẽ được gặp lại Yokoi Kumiko vào một ngày đầu tháng 5 năm 2007, trong chuyến công diễn làm từ thiện tại Huế của bà...
Theo Tuổi Trẻ - Bài, ảnh: VĂN TUÂN - MAI PHƯƠNG
Có thể bạn sẽ thích