Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại cho biết việc xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang Nhật Bản tuy biến động thất thường nhưng nhìn chung phát triển khá, chiếm từ 10 đến 29% tổng kim ngạch xuất khẩu thủ công mỹ nghệ của Việt Nam.
Ngày 26/9, phát biểu tại hội thảo "Đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Nhật Bản" ở Hà Nội, Phó Cục trưởng Nguyễn Bảo nói hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam có khả năng cạnh tranh về giá cả do được sản xuất chủ yếu bằng nguyên liệu sẵn có trong nước, cơ sở sản xuất được bố trí gần nguồn nguyên liệu, nguồn lao động cho sản xuất khá dồi dào, chi phí lao động thấp, vốn đầu tư cho sản xuất không lớn.
Tuy nhiên, việc xuất khẩu mặt hàng này đang gặp khó khăn, chẳng hạn như vấn đề thu gom hàng hóa rất khó khăn nếu được đặt hàng với nhu cầu lớn bởi hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam không nằm tập trung mà nằm rải rác ở nhiều làng nghề trong cả nước.
Bên cạnh đó, hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam so với hàng Trung Quốc còn kém mẫu mã, chủng loại trong khi nhu cầu của người Nhật Bản rất đa dạng, thay đổi nhanh theo mùa.
Ông Shinichi Yamamura, Tổng Giám đốc Công ty thiết kế và tạo mẫu Kobo cho rằng đảm bảo được sự cân bằng giữa chất lượng và giá cả là yếu tố quyết định để mở rộng việc tiêu thụ hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam trên thị trường Nhật Bản. Ông cũng nói Việt Nam cần tạo ra những sản phẩm mang nét độc đáo cho riêng mình.
(Theo TTXVN)
Ngày 26/9, phát biểu tại hội thảo "Đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Nhật Bản" ở Hà Nội, Phó Cục trưởng Nguyễn Bảo nói hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam có khả năng cạnh tranh về giá cả do được sản xuất chủ yếu bằng nguyên liệu sẵn có trong nước, cơ sở sản xuất được bố trí gần nguồn nguyên liệu, nguồn lao động cho sản xuất khá dồi dào, chi phí lao động thấp, vốn đầu tư cho sản xuất không lớn.
Tuy nhiên, việc xuất khẩu mặt hàng này đang gặp khó khăn, chẳng hạn như vấn đề thu gom hàng hóa rất khó khăn nếu được đặt hàng với nhu cầu lớn bởi hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam không nằm tập trung mà nằm rải rác ở nhiều làng nghề trong cả nước.
Bên cạnh đó, hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam so với hàng Trung Quốc còn kém mẫu mã, chủng loại trong khi nhu cầu của người Nhật Bản rất đa dạng, thay đổi nhanh theo mùa.
Ông Shinichi Yamamura, Tổng Giám đốc Công ty thiết kế và tạo mẫu Kobo cho rằng đảm bảo được sự cân bằng giữa chất lượng và giá cả là yếu tố quyết định để mở rộng việc tiêu thụ hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam trên thị trường Nhật Bản. Ông cũng nói Việt Nam cần tạo ra những sản phẩm mang nét độc đáo cho riêng mình.
(Theo TTXVN)
Có thể bạn sẽ thích